Ngày 14/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đệ trình lên Quốc hội một báo cáo căn cứ trên “Đạo luật tự trị Hồng Kông”, bao gồm các biện pháp trừng phạt đối với 10 quan chức Trung Quốc và Hồng Kông trong đó có bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga). Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo rằng các tổ chức tài chính quốc tế làm ăn với các quan chức này sẽ sớm phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc.

p2747715a623871890
Ngày 31/7 /2020, bà Carrie Lam tại cuộc họp báo của Trụ sở chính phủ Hồng Kông (Ảnh: Lý Thiên Chính/ Vision Times)

Danh sách mới này so với bản trước thiếu tên của Lô Vĩ Thông. 10 quan chức theo thứ tự là: Hạ Bảo Long, Trương Hiểu Ninh, Lạc Huệ Ninh, Lâm Trịnh Nguyệt Nga, Trịnh Nhược Hoa, Tằng Quốc Vệ, Trần Quốc Cơ, Trịnh Nhạn Hùng, Lý Gia Siêu, Đặng Bỉnh Cường. Những người này đã bị chế tài.

Ngày 14/10, Hội đồng Nhà nước Hoa Kỳ ra một tuyên bố nêu rõ, căn cứ theo “Đạo luật Tự trị Hồng Kông” được Tổng thống Trump ký vào ngày 14/7, trong vòng 30 đến 60 ngày sau khi báo cáo được đệ trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính cần phải tham khảo ý kiến ​​của Ngoại trưởng và đệ trình báo cáo lên Quốc hội, liệt kê các tổ chức tài chính nước ngoài có ý định thực hiện các giao dịch lớn với các cá nhân trong báo cáo này.

Trong vòng một năm sau khi bị Bộ trưởng Tài chính đưa vào báo cáo, Tổng thống phải áp đặt 5 trong số 10 loại trừng phạt đối với các tổ chức tài chính nước ngoài có liên quan. Bao gồm các hạn chế đối với các khoản vay từ các tổ chức tài chính Hoa Kỳ; cấm chỉ định là nhà phân phối lớn (dealers); cấm chỉ định lưu trữ dự trữ cho quỹ chính phủ; hạn chế ngoại hối; cấm giao dịch ngân hàng; cấm giao dịch tài sản; hạn chế xuất khẩu, tái xuất và chuyển nhượng; cấm đầu tư vốn cổ phần hoặc nợ; ngoại trừ pháp nhân công ty; các biện pháp chế tài đối với Giám đốc điều hành.

Hai năm tiếp theo, tổng thống phải thi hành tất cả các biện pháp trừng phạt kể trên.

Các ngân hàng đối mặt với áp lực chưa từng có

Hãng Reuters đưa tin, đây là phản ứng mới nhất của Hoa Kỳ đối với các hành động của ĐCSTQ tại Hồng Kông, đặc biệt là việc thực thi Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông vào ngày 1/7. Washington nói rằng điều đó đã vi phạm cam kết “một quốc gia, hai chế độ” của ĐCSTQ.

Báo cáo của Bộ Ngoại giao được công bố vào trước thềm cuộc bầu cử tháng 11, cũng trùng với thời điểm quan hệ Mỹ-Trung xuống thấp nhất.

Tháng Tám, Washington đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga, cảnh sát trưởng Hồng Kông và tiền nhiệm, cùng các quan chức cấp cao khác.

Theo nội dung văn bản do Hội đồng Nhà nước đưa ra hôm thứ Tư, nội dung không liệt kê cụ thể ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nào khác có thể bị trừng phạt. Tuy nhiên, các tổ chức này cần lưu ý rằng ngoài các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân quản lý, họ có thể bị trừng phạt thứ cấp, như hạn chế đối với các khoản vay từ Hoa Kỳ, ngoại hối, giao dịch bất động sản, xuất khẩu và chuyển nhượng.

Sau khi Ngân hàng HSBC và Standard Chartered của Anh bày tỏ sự ủng hộ đối với Đạo luật An ninh Quốc gia Hồng Kông, họ đã bị các quan chức Anh và Mỹ chỉ trích.

Mặt khác, Hồng Kông cũng là thị trường sinh lời cao nhất của HSBC. Việc mở rộng hoạt động ở Trung Quốc là cốt lõi trong chiến lược tăng trưởng của ngân hàng này, vì vậy mối quan hệ thân thiết với Bắc Kinh là rất quan trọng.

Trước đó, vào tháng Bảy, Reuters đưa tin, các ngân hàng quốc tế của Hồng Kông đã nghiên cứu xem liệu khách hàng của họ có tham gia vào phong trào ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông hay không để tránh vướng vào luật an ninh quốc gia.

Tiêu Nhiên

Xem thêm: