Trong khi các cuộc biểu tình nổ ra trên khắp Trung Quốc, vào sáng ngày 28/11 Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc đã có tuyên bố bất ngờ khuyến cáo công dân Mỹ tại Trung Quốc “chuẩn bị cho bản thân và gia đình 14 ngày thuốc men, nước đóng chai và nguồn cung cấp thực phẩm”.

id13157774 210211 Miles Yu in Annapolis Maryland. Tal Atzmon small 1200x687 600x400 1
Ông Dư Mậu Xuân, thành viên cao cấp và Giám đốc Trung tâm Trung Quốc của Viện Hudson. (Nguồn: Tal Atzmon/ Epoch Times)

Liên quan về tình hình Trung Quốc hiện tại, ông Dư Mậu Xuân (Miles Yu) người Mỹ gốc Hoa, thành viên cấp cao và Giám đốc Trung tâm Trung Quốc tại Viện Hudson bày tỏ lo ngại.

“Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã mở rộng các biện pháp hạn chế và kiểm soát phòng ngừa COVID-19. Các biện pháp này có thể bao gồm cách ly khu dân cư, xét nghiệm hàng loạt, đóng cửa, gián đoạn giao thông, phong tỏa và có thể chia tách các gia đình. Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Nicholas Burns và các quan chức phái đoàn khác đã thường xuyên nêu quan ngại của chúng tôi về nhiều vấn đề này trực tiếp với các quan chức cấp cao của Trung Quốc, chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy”, tuyên bố viết.

Cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ David Tafuri thì chia sẻ rằng Bộ Ngoại giao Mỹ đang cố gắng đi trước một bước và ngăn người dân bị lôi kéo vào căng thẳng ở Trung Quốc.

“Tôi nghĩ rằng đó là một thông điệp gửi tới công dân Mỹ ở Trung Quốc rằng, Bộ Ngoại giao Mỹ nhận thấy các biện pháp chống dịch tăng cường chặt chẽ đi cùng khả năng đàn áp người biểu tình của ĐCSTQ có thể dẫn đến việc tiếp tục phong tỏa và cấm đi lại, nếu công dân Mỹ rời khỏi nhà của họ thì có thể gặp nguy cơ bị bắt giữ”, ông Tafuri nói thêm.

3 năm qua, người dân Trung Quốc quá thất vọng, thậm chí tuyệt vọng trước các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 nghiêm ngặt làm cuộc sống bình thường bị đảo lộn, nền kinh tế ngừng hoạt động, người dân dường như không còn hy vọng. Cuối cùng, một vụ cháy chung cư cao tầng ở Urumqi – Tân Cương đã châm ngòi cho nỗi tức giận của người dân khiến các cuộc biểu tình lan rộng khắp đất nước Trung Quốc. Mọi người đổ xô ra đường, mạo hiểm bị bắt và bị đánh đập, hét lên “Không tự do thì thà chết”“Cần tự do chứ không cần phong tỏa”, “Chúng tôi cần phải sống”, “Chúng tôi muốn làm việc”, “Hạ bệ Đảng Cộng sản”...

Trả lời phỏng vấn của Fox News vào thứ Hai, ông Dư Mậu Xuân tại Viện Hudson (Mỹ) đã phân tích rằng vụ việc này khác với những vụ việc trước đây vì có nền tảng rộng lớn hơn về mặt [giai tầng] xã hội: “Các [cuộc biểu tình] trước đây chủ yếu xuất phát từ tầng lớp dưới cùng của xã hội, những người lao động nhập cư bị bóc lột. Lần này chủ yếu do tầng lớp trung lưu sở hữu tài sản lãnh đạo”.

Ông David Tafuri cũng nói: “Có rất ít cuộc biểu tình nhân quyền ở Trung Quốc đại lục, vì vậy rất đáng để theo dõi xem liệu biến cố này có tiếp tục sinh sôi nảy nở và dẫn đến tình trạng bất tuân dân sự kéo dài cũng như kêu gọi chính quyền cải thiện nhân quyền hay không”.

Nhiều video được đăng trực tuyến cho thấy cảnh sát đột kích và bắt đi một số người biểu tình, nhưng dường như không thấy lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình hoặc chính quyền Trung Quốc có phản ứng gì ngay lập tức.

Ông Tafuri dự đoán rằng các cuộc biểu tình có thể dẫn đến một số nhượng bộ nhỏ từ ĐCSTQ, nhưng “dù thế nào thì Trung Quốc đã là một quốc gia cảnh sát với các phương tiện và nguồn lực hùng hậu đủ sức để đàn áp các cuộc biểu tình này. Tôi đoán rằng trước khi thúc đẩy trấn áp, họ sẽ tạm thời ngồi quan sát tình hình”.

Về vấn đề này Dư Mậu Xuân cảnh báo: “Như vậy có thể nguy hiểm vì nhất thời cho người biểu tình cảm giác chiến thắng giả tạo, [tuy nhiên tình hình có thể] dẫn đến việc ĐCSTQ tập trung quyền lực và huy động nguồn lực [mạnh mẽ hơn]”.

Tiêu Nhiên, Vision Times

VIDEO: Người dân quận Hải Châu phá vỡ phong tỏa, lực lượng phòng dịch lùi bước

VIDEO: Người Trung Quốc nổi giận, biểu tình lan rộng khắp đất nước

VIDEO: Cuộc biểu tình chấn động Thượng Hải ngày 27 tháng 11

VIDEO: Cảnh sát Trung Quốc bắt phóng viên BBC đưa tin về biểu tình Thượng Hải