Sự bùng phát của dịch COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán) đã dẫn đến nhiều thành phố Trung Quốc phải phong tỏa do chính sách ‘Zero-COVID’ của nhà cầm quyền Trung Quốc, gây ra những tác động và tổn thất to lớn cho nhiều công ty. Nhiều công ty Mỹ đã chuyển chuỗi cung ứng quay trở lại Mỹ hoặc đang có kế hoạch như vậy.

shutterstock 785391073
Chính sách Zero COVID khiến chuỗi cung ứng từ Trung Quốc của Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thiếu hàng hóa hoặc hàng hóa bị ứ động không thể vận chuyển. (Nguồn: Patrick Foto/ Shutterstock)

Trong cộng đồng tài chính, từng có suy nghĩ cho rằng việc các CEO Mỹ đưa hoạt động sản xuất về nước để rút ngắn đường cung ứng chỉ là tạm thời, một khi bùng phát dịch bệnh COVID-19 giảm dần thì xu thế đó sẽ giảm dần theo. Nhưng 2 năm sau, xu hướng này không chỉ vẫn vậy mà dường như đang tăng tốc. Trung Quốc từ lâu đã là trung tâm sản xuất được lựa chọn của các công ty đa quốc gia, tuy nhiên bị ảnh hưởng bởi làn sóng phong tỏa COVID-19 nghiêm ngặt, trong năm nay nhiều CEO tập đoàn toàn cầu đã nhấn mạnh kế hoạch thay đổi chuỗi cung ứng nhanh hơn và mạnh hơn.

Đưa chuỗi cung ứng trở lại Mỹ

Có những dấu hiệu cụ thể cho thấy nhiều công ty Mỹ đang thực hiện theo những kế hoạch nêu trên. Theo Dodge Construction Network, trong năm qua việc xây dựng các cơ sở sản xuất mới của Mỹ đã tăng 116%.

Các nhà máy sản xuất chip khổng lồ đang được xây dựng ở Phoenix bang Arizona: Intel đang xây dựng 2 nhà máy bên ngoài thành phố, trong khi TSMC đang xây dựng 1 nhà máy.

Trên khắp miền nam nước Mỹ cũng có những nhà máy nhôm thép lớn đang được xây dựng.

Novelis Inc. đang đầu tư 2,5 tỷ USD vào một nhà máy mới ở Bay Minette bang Alabama, ban đầu sẽ sản xuất 600.000 tấn nhôm thành phẩm mỗi năm.

U.S. Steel đang xây dựng ở Osceola bang Arkansas một nhà máy thép thế hệ tiếp theo có độ bền vững cao và công nghệ tiên tiến, nhà máy luyện thép trị giá 3 tỷ USD này sẽ là dự án tiên tiến nhất ở Bắc Mỹ và lớn nhất trong lịch sử dự án tư nhân ở Arkansas.

Công ty Nucor Corporation sẽ bổ sung một dây chuyền sản xuất chính ở Brandenburg bang Kentucky cho nhà máy thép mới với công suất hàng năm khoảng 120.000 tấn.

Tại nhà máy Ingersoll Rand gần Buffalo bang New York, các dây chuyền máy nén khí đã ngừng hoạt động trong nhiều năm, nhưng các đơn đặt hàng mới cho chất bán dẫn và thép sẽ đưa chúng hoạt động trở lại bình thường.

Nhà kinh tế trưởng Richard Branch của hãng xe hơi Dodge cho biết, nhiều công ty nhỏ hơn cũng đang có những động thái tương tự. Không phải tất cả trường hợp đều là quay trở lại mà nhiều trường hợp là đang mở rộng năng lực sản xuất. Nhưng tất cả đều chỉ ra một điểm chung: đợt đánh giá lại chuỗi cung ứng lớn vào thời điểm tắc nghẽn cảng, thiếu phụ tùng và chi phí vận chuyển tăng vọt đang tàn phá ngân sách của các công ty ở Mỹ và trên toàn thế giới.

Nhà phân tích Chris Snyder của UBS Industrial cho biết: “Trước đây rất đơn giản: nếu chúng ta cần một nhà máy mới, hãy đến Trung Quốc. Giờ đây các công ty lớn của phương Tây đang nghĩ lại điều này theo cách mà họ chưa từng nghĩ”.

Một cuộc khảo sát vào tháng Một đối với các CEO UBS (C-Suite Executives, quản lý cấp cao của công ty) đã cho thấy sự thay đổi này: Hơn 90% số người được hỏi cho biết họ đang chuyển hoạt động sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc hoặc đang có kế hoạch làm như vậy, khoảng 80% cho biết họ đang xem xét đưa một số hoạt động trở lại Mỹ.

Tất nhiên đây là một xu hướng mới nổi. Vài chục năm qua Mỹ đã mất rất nhiều việc làm trong lĩnh vực sản xuất, tính từ cao trào đến mức thấp nhất thì đã mất khoảng 8 triệu việc làm. Nhưng có vẻ không thấy ai cho rằng xu hướng hiện tại đánh dấu sự trở lại thời đại đỉnh cao đó, vì tự động hóa tăng cường ngày nay đã loại bỏ nhiều công việc có kỹ năng thấp, lương thấp, có nghĩa là các nhà máy ở Mỹ ngày nay yêu cầu ít công nhân hơn nhiều.

Vấn đề đáng lưu ý hơn nữa là bất chấp việc đồng USD tăng vọt so với đồng nhân dân tệ, yên, bảng Anh và euro có thể khiến việc sản xuất hàng hóa ở Mỹ đắt hơn.

Nhưng “tốt hơn và rẻ hơn”

Đối với CEO Kevin Nolan của GE Appliances,  tất cả những lo lắng về chi phí cao ở Mỹ đã được giải quyết.

Ông nói vào khoảng năm 2008, ông bắt đầu nhận ra rằng đối với các mặt hàng lớn hơn (chẳng hạn như máy rửa bát cỡ lớn trở lên) thì chi phí giảm được khi loại bỏ vận chuyển từ nước ngoài có thể lớn hơn số tiền bỏ ra cho lao động ở đây.

Kevin Nolan cho rằng mấu chốt là tối đa hóa hiệu quả của nhà máy để giảm chi phí lao động. Một năm sau, ông quyết định thử nghiệm ý tưởng và chuyển một số công việc sản xuất máy nước nóng của GE đến Louisville, sau đó ông cũng làm với các dòng sản phẩm khác. Tất cả đều rất thành công. Trớ trêu là các nhà thông minh Haier lại tập trung vào Trung Quốc, Nolan đã chờ đợi các CEO khác nối gót mình, tuy nhiên phải nhờ đến trận đại dịch COVID-19 mới có thể thuyết phục họ làm như vậy.

“Tôi luôn nói đó chỉ là kinh tế học, mọi người sẽ nhận thấy rằng số tiền tiết kiệm mà họ nghĩ có được thì thực ra là không phải như vậy”, Nolan nói trong một cuộc phỏng vấn. “Sản xuất ở đây tốt hơn và rẻ hơn”.

Thời kỳ phục hưng sản xuất của Mỹ?

Đối với một số công ty, lần đầu tiên họ điều chỉnh chuỗi cung ứng là 2 năm trước đại dịch COVID-19, khi mà vào thời Tổng thống Trump bắt đầu nhiều lần áp thuế lên các sản phẩm từ Trung Quốc.

Nhà sản xuất máy phát điện Generac Holdings đã bắt đầu phát triển kế hoạch chuyển một số chuỗi cung ứng sản xuất khỏi Trung Quốc, khi đại dịch xảy ra thì động thái đó càng được tăng cường. Hiện công ty nhận được nhiều bộ phận hơn từ các nhà cung cấp ở Mỹ và Mexico, sản xuất nhiều máy phát điện hơn gần trụ sở chính bên ngoài Milwaukee bang Wisconsin và một nhà máy hoàn toàn mới ở một thị trấn nhỏ phía bắc Augusta bang Georgia.

CEO Pettit cho biết: “Chúng tôi muốn gần gũi hơn với khách hàng của mình ở phía đông nam”. Ông nói chi phí vận chuyển thấp và thời gian giao hàng nhanh đã được khách hàng ưa chuộng và tạo tiền đề cho sự phát triển liên tục của công ty. Chỉ mới khai trương một năm trước, nhưng bây giờ nhu cầu mở rộng nhà máy đang được tiến hành.

Cuộc chiến Nga-Ukraine cũng là vấn đề khiến Pettit chú ý. Chiến tranh không chỉ làm thương mại toàn cầu gián đoạn thêm và làm tăng giá cước vận tải, còn nhắc nhở ông rằng Trung Quốc có thể thử một điều gì đó tương tự ở Đài Loan. Giống như hầu hết hoạt động của các công ty phương Tây ở Nga đã phải kết thúc, tình hình tương tự cũng có thể xảy ra ở Trung Quốc. Đột nhiên, bối cảnh địa chính trị ổn định vài thập kỷ qua đã khuyến khích rất nhiều CEO đưa doanh nghiệp theo xu hướng toàn cầu hóa thì bây giờ họ đang thay đổi. Pettit nói rằng điều đó làm tăng thêm cảm giác cấp bách của ông để thay đổi hiện trạng.