Trong thịt lợn có chứa một hàm lượng chất dinh dưỡng nhất định, cũng rất cần thiết cho cơ thể, nhưng có một số bộ phận của lợn là không nên ăn. 

thịt lợn
Trong thịt lợn có chứa một hàm lượng chất dinh dưỡng nhất định, nhưng có một số bộ phận là không nên ăn. Hình ảnh món gan lợn xào. (Ảnh: Omjai C/ Shutterstock)

Ăn thịt lợn có thể mang lại lợi ích sức khỏe cho cơ thể như ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt, bổ thận, dưỡng âm…

1. Ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt

Thịt lợn rất giàu chất sắt, chất này đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo máu cho cơ thể, một khi thiếu sắt trong thời gian dài mà không được bổ sung kịp thời sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ và khiến cơ thể suy nhược bất thường.

Do đó, những người bị thiếu máu có thể bổ sung chất sắt từ thịt lợn, bên cạnh đó, nó còn có tác dụng chống suy nhược cơ thể.

2. Bổ thận, dưỡng huyết.

Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, bao tử và gan lợn có tính bình, có tác dụng bổ thận, dưỡng huyết, rất hiệu quả trong điều trị lâm sàng y học về các triệu chứng chân tay yếu hoặc thận yếu do hậu sản gây ra. 

Khi chế biến, nhiều người thường kết hợp thịt lợn cùng với một số loại rau xanh để làm tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn.

3. Dưỡng âm và làm ẩm 

Nếu xuất hiện các triệu chứng thiếu âm trầm trọng ở phụ nữ thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, làm cho quá trình lưu thông khí huyết bị tắc nghẽn, làn da cũng dễ gặp phải một loạt vấn đề như đốm sạm, tàn nhan và mụn. Nếu muốn cải thiện các triệu chứng này trên da thì bạn có thể ăn nhiều thịt lợn hơn trong bữa ăn hàng ngày.

Thường xuyên ăn thịt lợn cũng có thể bổ sung protein, bao gồm các axit amin cần thiết cho cơ thể người, giúp thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu và duy trì chức năng sinh lý. Đặc biệt vitamin B1 có trong thịt lợn còn có thể tổng hợp và phân hủy chất béo, đây là một vai trò rất quan trọng.

Tất nhiên không phải bộ phận nào của lợn cũng mang lại lợi ích cho sức khỏe. Có một số là không nên ăn quá nhiều nếu không muốn ảnh hưởng sức khỏe.

1. Cổ lợn

Ở cổ lợn có rất nhiều hạch, nếu không loại bỏ sạch sẽ, thì khi ăn cơ thể sẽ hấp thụ một lượng lớn vi khuẩn và chất độc hại. Điều này có thể khiến cơ thể bị ngộ độc hoặc lây nhiễm các bệnh khác.

2. Phổi lợn

Phổi lợn dễ bị tích tụ một số chất độc hoặc chất bẩn chưa được thải ra ngoài cũng như khí cacbonic được hít vào. Vì vậy nên chú ý vệ sinh sạch sẽ phổi lợn trước khi ăn, nếu không những chất này sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây nguy hiểm cho sức khỏe.

3. Gan lợn

Gan lợn rất bổ dưỡng và giàu chất sắt, nếu chế biến và ăn đúng cách có thể bổ khí, dưỡng huyết. Tuy nhiên, không nên ăn gan lợn quá nhiều, vì chức năng của gan lợn cũng tương tự như gan người, chúng chủ yếu là chuyển hóa chất độc, trừ độc, giải độc nên có thể có tích tụ rất nhiều độc tố và chất bẩn. Sau khi cơ thể chúng ta hấp thu nhiều, dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày và ruột, thậm chí là ảnh hưởng đến sức khỏe của các mạch máu.

4. Da lợn

Nhiều phụ nữ cho rằng da heo chứa nhiều collagen, ăn đúng cách có thể giúp nuôi dưỡng làn da, duy trì sự trẻ trung, giúp làn da trở nên mịn màng và săn chắc hơn.

Đặc biệt là món da heo kho đông hay da heo xào được rất nhiều người ưa chuộng.

Tuy nhiên, chúng ta không nên ăn nhiều vì da heo chứa một lượng calo khá lớn, nó không chỉ gây béo phì mà còn có nguy cơ tăng mỡ máu, cao huyết áp và đường huyết.

5. Ruột già

Ruột già xào có thể nói là món ăn vô cùng kích thích vị giác, đặc biệt là món ruột heo xào sả ớt vừa thơm lừng lại vừa bắt vị khiến nhiều người yêu thích. 

Tuy nhiên, bên trong ruột già có một lớp mỡ dày, lớp mỡ này có hàm lượng cholesterol cao, nếu ăn quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng lipid máu tăng đột biến và gây ra hàng loạt bệnh tim mạch.

Ngoài ra, hàm lượng purin trong ruột già của lợn cũng rất cao, nếu hấp thụ quá nhiều dễ dẫn đến bệnh gút, một căn bệnh vô cùng bất lợi cho sức khỏe.