“Ngồi thẳng lên!”, có lẽ lúc nhỏ bạn đã không ít lần bị cha mẹ nhắc nhở như vậy. Tư thế sai khi ngồi không chỉ liên quan đến vẻ đẹp hình thể, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cả cuộc đời.

woman using laptop on the sofa
(Ảnh: Public Domain Pictures)

Tư thế không chỉ là nói về tư thế ngồi, còn bao gồm cả tư thế đi, đứng thường ngày. Tư thế không động như đứng, ngồi, ngủ gọi là tư thế trong trạng thái tĩnh. Tư thế  khi đi lại hoặc khom người nhặt đồ gọi là tư thế trong trạng thái động. Cả hai loại tư thế này đều có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Tư thế sai, có thể khiến hệ thống cơ và xương khớp bị sai vị trí

Tư thế bao hàm sự vận động của hệ thống cơ và xương khớp, bao gồm các tổ chức như xương, cơ, khớp và các bộ phận khác. Hệ thống cơ và xương tạo ra vóc người, có tác dụng nâng đỡ, ổn định và trợ giúp vận động. Dựa vào công việc, sở thích, cách sử dụng điện thoại, máy tính, cơ thể chịu qua những tổn thương, thậm chí loại giày mà bạn đi hàng ngày, hệ thống cơ xương khớp đều sẽ phải tiến hành điều chỉnh tương ứng để thích ứng. Do đó, tư thế sai có thể khiến cho hệ thống cơ, xương khớp sai vị trí.

Rất nhiều người đã tạo thành thói quen như khi ngồi thả lỏng để lưng bị còng, hoặc đứng căng đầu gối, thậm chí đến mức bản thân không ý thức được. Lâu dần, những ảnh hưởng nhỏ này dẽ dần dần tích lũy lại trong cơ thể. Nằm sấp khi ngủ cũng làm tổn hại đến cột sống, làm cho cột sống trở nên yếu, dễ bị tổn thương. Tư thế sai (cả tư thế tĩnh và động) dễ làm cho phần cổ, vai, và lưng bị đau nhức.

Tư thế sai cũng sẽ ảnh hưởng tới độ linh hoạt, sự cân bằng của cơ thể và khả năng hoạt động của khớp, làm gia tăng rủi ro bị ngã. Tư thế uể oải còn ảnh hưởng tới tiêu hóa thức ăn và hô hấp.

Nhân tố ảnh hưởng đến tư thế

Ngoài thói quen sinh hoạt, còn có rất nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng tới tư thế của chúng ta:

  • Giai đoạn trong cuộc đời

Ví dụ như, khi trẻ nhỏ bắt đầu khoác chiếc cặp nặng đi học, cần phải học cách điều chỉnh tư thế của mình; phụ nữ mang thai, cùng với việc thai nhi lớn lên nhanh chóng, cũng cần điều chỉnh cách đi bộ của mình.

  • Trạng thái tâm lý

Nghiên cứu cho thấy, tư thế và sức khỏe tâm lý cũng có liên quan tới nhau. “Tư thế của người có tinh thần suy sụp tương đối đóng, co lại, thích nhìn xuống dưới. Tiến sĩ vật lý trị liệu Cris Zampieri thuộc Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) nói, “khi người ta lo âu, có thể sẽ thẳng vai”. Các nhà khoa học đến nay vẫn đang nghiên cứu về mối liên hệ giữa tư thế và phương thức suy nghĩ của con người.

>> Thận tàng tinh, sinh tủy, nuôi xương vững cốt… nhất định không được quên bồi bổ

  • Tuổi tác

Cùng với tuổi tác ngày càng cao, cơ thể cũng sẽ có những thay đổi. Do đó, giữ được tư thế chính xác đối với người lớn tuổi là vô cùng quan trọng. Tiến sĩ George Salem, chuyên nghiên cứu về sự ảnh hưởng của động tác tới sức khỏe, thuộc Đại học Nam Canifornia, cho biết “Người lớn tuổi, lưng sẽ rất dễ dần dần bị còng, vai sẽ luôn rũ về phía trước cơ thể, việc này sẽ khiến cho khớp vai thêm gánh nặng, có thể sẽ tạo thành tổn thương”.

Còng lưng, tức là xương sống phía sau lồi lên, ảnh hưởng tới ⅔ nữ giới cao tuổi và ½ nam giới cao tuổi. Tư thế này sẽ khiến cho lưng bị đau, suy yếu, khó thở. Tiến sĩ George Salem và nhóm nghiên cứu của mình vẫn đang nghiên cứu xem Yoga liệu có thể trợ giúp cải thiện tư thế của những người lớn tuổi hay không. Yoga là một môn tập luyện làm tâm linh dung hợp với tư thế cơ thể, hô hấp và thả lỏng tư tưởng. Trong một nghiên cứu, người lớn tuổi có hiện tượng cột sống bị cong, sau 6 tháng tập luyện Yoga, lưng còng và vai cong đã được cải thiện đáng kể.

Kiến nghị của chuyên gia: cách sửa tư thế cho đúng

Sửa lại tư thế sai không bao giờ là muộn cả.

“Bước đầu tiên trong việc thay đổi tư thế chính là cần phải tự biết tư thế nào không chính xác”, tiến sĩ Cris Zampieri nói, hiện tại cần kiểm tra xem tư thế của bạn đã chính xác chưa. “Các môn tập như Yoga, Thái cực quyền có thể giúp bạn nắm bắt được những tư thế sai, đồng thời khiến tư thế của cơ thể và trạng thái tình cảm liên kết lại, cùng được cải thiện”.

tap phap luan cong
Thiền giúp duy trì sự bình an nội tâm. Hình ảnh cho thấy tập bài thứ năm của các bài tập Pháp Luân Công. (Jeff Nenarella/Epochtimes.com)

Ngoài ra, còn cần liên tục nhắc nhở bản thân sửa lại những tư thế sai. “Bất cứ lúc nào cũng đều nghĩ: ngẩng đầu, mở vai, co cơ bụng lại”. Bình thường cần tránh các tư thế lặp lại, ví như thường xuyên mang vật nặng, hoặc giữ tư nguyên tư thế trong thời gian dài.

“Người thường xuyên ngồi lâu trước máy tính, cần học cách điều chỉnh tư thế”. Tiến sĩ vật lý trị liệu Jesse Matsubara thuộc Viện Y tế quốc gia Mỹ cho biết: “Sắp xếp các đồ vật trong không gian làm việc, cần cố gắng làm sao cho thích hợp với cơ thể bạn. Khi đang ngồi, cần thường xuyên thay đổi tư thế. Thỉnh thoảng đứng dậy đi lại trong phòng làm việc, vươn vai ở mức độ thích hợp để thư giãn cơ đang căng thẳng.”

Còn một điểm quan trọng nữa, cần tránh để cơ thể quá béo. Một tư thế đúng thì cần cơ thể chống đỡ tốt, do đó, bụng dưới và cơ lưng săn chắc, tính linh hoạt và cân bằng của cơ thể là rất quan trọng. Béo quá sẽ khiến cho cơ bụng bị yếu, sẽ dẫn tới vấn đề về xương chậu và xương cổ, làm đau lưng.

Sau khi bị thương hoặc đau lưng thời gian dài, phương thức hoạt động của cơ thể sẽ dễ xảy ra sự thay đổi. “Nhưng người ta sẽ học được cách cân bằng được cách phân phối chịu lực của cơ thể, dần dần tìm lại được sự cân bằng cho cơ thể”, tiến sĩ George Salem chia sẻ. Nếu bị đau cơ, xương, khớp, cơ thể bị thương hoặc vừa mới làm phẫu thuật, tốt nhất nên hỏi bác sĩ xem làm thế nào, họ có thể giúp bạn điều chỉnh lại tư thế, cũng như tìm được cách tốt nhất để bạn hồi phục.

Thanh Xuân, Theo NIH News in Health

Xem thêm: