Củ cải trắng không chỉ là một món ăn phổ biến, mà còn được biết tới như loại thần dược có công năng không thua kém gì nhân sâm. Củ cải trắng sau khi được đun chín các thành phần dinh dưỡng sẽ bị giảm bớt, chỉ có ăn sống và nhai kỹ thì mới có thể phát huy được hết thành phần dinh dưỡng trong nó.

củ cải trắng
Củ cải trắng có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, điều chỉnh chức năng hệ tiêu hóa, tiêu viêm (Ảnh: Pixabay)

Trong nửa tiếng đồng hồ sau khi ăn củ cải sống thì không nên ăn thêm đồ ăn khác, để tránh các thành phần dinh dưỡng bị đồ ăn khác làm mất tác dụng; thông thường, mỗi ngày hoặc cách một ngày lại dùng 2 – 3 lạng củ cải là được. Ngoài ra, củ cải trắng thái sợi trộn với đường trắng để dùng còn có tác dụng cai thuốc lá.

Củ cải trắng có tính hàn mát, nhuận tràng, người bị tì hư, tiêu chảy nên cẩn thận khi ăn hoặc ăn ít; người bị loét dạ dày, loét tá tràng, viêm dạ dày mạn tính, bướu tuyến giáp đơn thuần, có dấu hiệu báo trước lưu sản, u xơ tử cung, v.v, không nên ăn.

Ăn củ cải sống có thể thúc đẩy tiêu hóa, thành phần cay trong củ cải trắng giúp tăng tiết dịch vị trong dạ dày, điều chỉnh chức năng của dạ dày, còn có tác dụng tiêu viêm rất mạnh. Ăn củ cải hầm với thịt, nhất là nấu với thịt lợn, thịt dê có tác dụng bổ khí, thông khí.

Người có nhiều đờm, khẩu vị không tốt, còn có thể uống trà củ cải: Rửa sạch củ cải, thái lát rồi nấu nhừ, cho thêm muối ăn để điều chỉnh khẩu vị. Pha trà khoảng 5 phút, sau đó cho nước củ cải đã nấu sẵn vào. Mỗi ngày uống 2 lần, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, lưu thông khí huyết, kích thích thèm ăn.

Ăn củ cải sống có nhiều tác dụng

1. Thúc đẩy tiêu hóa

Củ cải chứa nhiều tinh dầu hạt cải và chất xơ, giúp thúc đẩy tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình nhu động ruột, giúp có cảm giác thèm ăn. Người tiêu hóa không tốt hoặc táo bón ăn củ cải vào mùa đông là phương pháp trị liệu tốt nhất.

Nếu bị chướng bụng, tiêu hóa không tốt, chán ăn, có thể lấy nước ép củ cải để uống; nếu buồn nôn, chua miệng, bị kiết lị mạn tính có thể cắt vụn củ cải để ăn trực tiếp; người bị táo bón có thể nấu củ cải để ăn; người bị loét miệng có thể dùng nước ép củ cải để súc miệng.

2. Trợ giúp hô hấp

Nếu như bị ho, ho có đờm, tốt nhất nên thái vụn củ cải để nhai kỹ; người bị viêm họng, viêm amiđan, giọng nói khàn khàn, mất tiếng có thể dùng nước ép củ cải và nước gừng để uống; chảy máu mũi có thể dùng nước ép củ cải và chút rượu hâm nóng để uống, cũng có thể nhỏ vào mũi; người ho khạc ra máu dùng củ cải nấu với thịt dê hoặc cá diếc, ăn khi nóng, còn có thể đề phòng cảm mạo.

3. Thanh nhiệt

Củ cải vị ngọt, tính mát, mùa đông thường xuyên ăn củ cải có thể điểu chỉnh can hỏa hư vượng, thanh phế nhiệt, lợi can tạng. Không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, mà còn có tác dụng giải độc tiêu viêm.

4. Dưỡng da

Trong củ cải trắng chứa vitamin C và nguyên tố kẽm, thường xuyên ăn củ cải có thể giúp bổ sung dinh dưỡng cho da, giữ cho da được mềm mại hồng hào, chống lão hóa. Củ cải còn có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, giúp cho da khô có đủ độ ẩm.

5. Tiêu viêm trị ho

Ăn củ cải sống giúp thúc đẩy tiêu hóa, ngoài việc trợ giúp tiêu hóa, củ cải còn có tác dụng tiêu viêm rất mạnh, thành phần cay trong củ cải có thể giúp tiết dịch trong dạ dày, điều chỉnh chức năng của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nước ép củ cải trắng còn có tác dụng trị ho. Củ cải trắng thái sợi ngâm với đường để thời gian khoảng 1 đêm là bạn có thể dùng làm thức uống được.

6. Chống ung thư

Củ cải trắng có chứa chất lignin, giúp nâng cao khả năng hoạt động của đại thực bào (macrophage), giúp tiêu diệt tế bào ung thư. Ngoài ra, củ cải trắng còn có nhiều loại enzym có thể phân giải tác nhân gây ung thư nitrosamin, có tác dụng phòng chống ung thư.  Củ cải trắng cũng là một trong những nguồn bổ sung canxi tốt nhất cho cơ thể.

Cách chế biến và ăn củ cải sống

  • Làm đồ ăn vặt, buổi tối thái vài lát củ cải để ăn trực tiếp, nếu sợ cay, có thể gọt bỏ vỏ, tẩm chút đường cát trắng hoặc đường phèn.
  • Củ cải chấm tương (xì dầu), thái củ cải thành lát hoặc miếng dài, sau đó chấm tương ăn trực tiếp.
  • Làm món rau trộn: củ cải trắng thái nhỏ thành sợi cho thêm muối ăn, đường cát trắng, dấm, dầu chuối, một chút chất điều vị rồi trộn đều; có thể trộn củ cải trắng và bắp cải bắp thái sợi, cho thêm một số gia vị như muối, đường, vừng, dầu mè.
  • Bổ dọc củ cải ra thành hai miếng, nếu củ to có thể bổ thành 4 miếng dài, sau đó thái thành lát mỏng rồi cho thêm muối, đường cát trắng, dấm gạo, xì dầu rồi trộn đều sau đó để khoảng 1 ngày có thể dùng được. Khi ăn cho thêm chút dầu mè, món ăn có vị giòn, ngọt, mặn, thơm. Nước củ cải tiết ra có vị chua ngọt, lạ miệng, có tác dụng giải nhiệt và giúp tỉnh rượu.
  • Củ cải to cắt thành từng miếng, củ nhỏ bỏ lá, rửa sạch, cho vào lọ nước muối để muối. Khoảng nửa tháng là có thể ăn được, lấy củ cải ra cắt miếng nhỏ, khi ăn có vị giòn rất ngon miệng.

Chú ý khi ăn củ cải sống

  • Củ cải sống thông thường ăn mỗi lần khoảng 100 – 150g, ăn mỗi ngày hoặc cách ngày.
  • Sau khi ăn củ cải sống, trong nửa tiếng đồng hồ không nên ăn thức ăn khác để tránh các hoạt chất chống ung thư bị hòa tan hoặc mất tác dụng.
  • Củ cải trắng có tính hàn, do đó người đang uống thuốc không nên ăn, người cơ thể yếu ớt, chân tay dễ bị lạnh tốt nhất không nên ăn, hoặc nấu chín ăn nóng là tốt nhất.
  • Củ cải trắng không thích hợp với người tì vị hư nhược, người bị tiêu chảy cần hạn chế ăn. Cần chú ý, khi dùng các loại thuốc bổ có nhân sâm, cần kiêng củ cải để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Thanh Xuân

Xem thêm: