Quả hồng vừa có mùi vị thơm ngon vừa có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì mỗi miếng hồng cắt ra có kích thước khá nhỏ nên nhiều người thường ăn không kiểm soát. Tuy vậy bạn nên chú ý thời điểm ăn, số lượng nên ăn và cả tình trạng cơ thể hiện tại để tránh gây ra các tác động xấu cho sức khỏe.

quả hồng, ăn quả hồng
(Ảnh: Shutterstock)

Quả hồng mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe

1. Tăng cường trao đổi chất: Vì trong hồng có thành phần của vitamin B phức như piridoksamin, axit folic (vitamin B9) và thiamin.

2. Giảm huyết áp cao: Kali trong quả hồng có cách hoạt động như một loại thuốc giãn mạch và làm giảm huyết áp. Ăn hồng cũng giúp bổ sung đồng, yếu tố cần thiết cho sự hình thành của các tế bào hồng cầu.

3. Tốt cho mắt: Trong quả hồng có zeaxanthin – chất chống oxy hóa trung hòa các gốc tự do liên quan đến stress oxy hóa tế bào và tổn thương võng mạc, lutein và zeaxanthin đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng đục thủy tinh thể cho mắt.

4. Tốt cho hệ tiêu hóa: Trong quả hồng chứa pectin là một loại chất xơ hòa tan trong nước có tác dụng nhuận tràng, hạn chế táo bón và duy trì hệ vi sinh đường ruột. Chất xơ trong quả hồng giòn đáp ứng gần 20% nhu cầu hàng ngày.

5. Tăng cường hệ miễn dịch: Trong hồng có hàm lượng vitamin C cao gấp 1-2 lần các trái cây thông thường. Vitamin C giúp hệ thống miễn dịch làm việc hiệu quả và tăng sản xuất các tế bào bạch cầu, giúp cơ thể chống lại chất độc hại từ bên trong và bên ngoài cơ thể.

6. Chống lão hóa: Vitamin A, beta-carotene, lutein, lycopene và cryptoxanthin trong hồng có chức năng như chất chống oxy hóa và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm.

quả hồng, ăn quả hồng
(Ảnh: Pixabay)

Tuy vậy, bạn không nên ăn hồng nếu điều kiện cơ thể không cho phép

1. Người bị thiếu máu không nên ăn hồng vì tanin kết hợp với sắt sẽ tạo thành kết tủa cản trở sự hấp thu sắt trong thức ăn. Bạn cũng không nên ăn hồng khi uống thuốc có chứa sắt.

2. Quả hồng giòn có thể làm giảm huyết áp đáng kể, vì vậy bạn không nên ăn khi đang bị tụt huyết áp. Người bị tụt huyết áp sẽ có biểu hiện hoa mắt, người lạnh toát, gần như ngất xỉu. Những lúc như vậy người ta hay uống nước đường, trà gừng, ăn kẹo ngọt, hoa quả ngọt để tăng huyết áp trở lại. Tuy vậy vị ngọt của quả hồng không nằm trong danh sách này.

Một trong các nguyên nhân gây tụt huyết áp bất ngờ là đói. Vậy nên khi thấy đói, bạn cũng không nên ăn quả hồng. Ăn quá nhiều, nhất là lúc đói thì các chất tannin, pectin cộng với hàm lượng chất xơ trong quả hồng tương đối cao (100g hồng có 2,5g chất xơ) sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày dễ khiến đầy bụng, khó tiêu, thậm chí còn làm cho chúng ta có cảm giác buồn nôn, nôn mửa.

3. Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn vì lượng đường trong quả hồng khá cao (10,8%). Trong đó có đường glucose rất cần thiết cho tế bào nhưng kết quả vẫn là gây tăng đường trong máu.

4. Những người bị viêm dạ dày mạn, người đã cắt một phần dạ dày hoặc vị hàn thường bị khó tiêu, hay bị đầy bụng không nên ăn quả hồng.

quả hồng, ăn quả hồng
(Ảnh: Shutterstock)

Với những cây trái có nhiều tanin như hồng, bạn phải ăn quả chín, không ăn quả xanh. Trước khi ăn phải gọt vỏ và ăn sau bữa cơm chính khoảng một tiếng.

*Để mua được hồng ngon, bạn nên chọn những quả cầm lên chắc tay, hơi nặng, vỏ cứng, còn cuống là tốt nhất. Trong một rổ hồng nhìn đồng đều, quả nhỏ thường có vị ngọt hơn so với quả to. Hồng Đà Lạt có đầu nhọn, màu vàng cam, phải ăn trong 1-2 ngày nếu không quả sẽ chín nhũn. Hồng của Sơn La, Bắc Kạn hay có vết thâm ở ngoài vỏ, cỡ nhỏ đến trung bình, hình thức không bóng bẩy nhưng quả rất ngọt, giòn.

Minh Minh

Xem thêm: