Người xưa có câu “Sáng dùng ba lát gừng, hơn cả chén canh sâm.” Có thể thấy, buổi sáng dùng chút gừng rất có lợi cho sức khỏe. Hãy xem nó có lợi như thế nào nhé.

ginger 2523758 640
Dùng gừng vào buổi sáng giúp kiện tỳ ôn vị, tăng tuần hoàn máu, giúp toàn thân ấm áp (Ảnh: Pixabay).

Cơ thể người vào sáng sớm, khí trong dạ dày lên cao, gừng có vị cay tính ấm, dùng gừng giúp kiện tì ôn vị, rất có ích cho hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu thức ăn trong ngày, hơn nữa chất dầu trong gừng còn giúp gia tăng tuần hoàn máu, giúp thần kinh hưng phấn, làm toàn thân ấm áp.

Ích lợi dùng gừng vào buổi sáng

1. Xoa dịu cảm mạo

Người xưa có thuyết cho rằng gừng trị cảm mạo, mỗi khi bị cảm mạo người ta thường dùng gừng chế biến điều trị, hiệu quả thấy rõ.

2. Bảo vệ gan

Dầu gừng có công dụng phòng và trị bệnh gan, vì thế người bị gan có thể tập thói quen ngậm một lát gừng vào buổi sáng.

Những người không nên ăn gừng

1. Người bị táo bón

Táo bón đa số thuộc về nóng đường ruột, lúc này nếu lạm dụng gừng sẽ khiến bệnh nặng thêm.

2. Người ho đàm vàng

Người ho đàm vàng vì phổi nóng và khô, gừng lại có tính ấm, vì thế dùng gừng làm bệnh nặng thêm.

3. Người hôi miệng

Trung y cho rằng hôi miệng do bao tử nóng gây ra, gừng có tính nóng, vì thế người bao tử nóng dùng gừng sẽ khiến bao tử nóng hơn, kéo theo đau răng, đau đầu, bị bệnh trĩ ra máu.

4. Trong người nóng

Những người bệnh phổi nóng khiến ho khan, dạ dày nóng khiến nôn mửa, miệng hôi, bệnh trĩ chảy máu thì không nên dùng gừng. Đối với người bị bệnh tính nhiệt nóng thì khi ăn gừng cần phối hợp với những vật có vị mát giải nhiệt để trung hòa tính nóng của gừng.

5. Người thể chất âm hư

Âm hư chính là cơ thể nóng, biểu hiện cụ thể như lòng bàn tay bàn chân phát nóng, bàn tay ra mồ hôi và thèm uống nước, thường xuyên cảm thấy khô miệng, khô mắt, khô mũi, khô da, lòng buồn bực dễ nổi nóng, ngủ không ngon, trong khi gừng có vị cay và nóng, vì thế người âm hư dùng gừng chỉ làm bệnh nặng thêm.

6. Người bệnh gan

Thông thường người bệnh gan thường ghét ăn gừng, vì ăn gừng làm gan hỏa vượng. Muốn khắc chế ăn gừng làm gan hỏa vượng thì có thể dùng phối hợp với đồ ăn làm dịu gan, thông khí huyết. Ví dụ dùng sơn trà, hoa cúc pha trà, như thế có thể hỗ trợ loại bỏ tính nóng của gừng, không làm tổn thương cơ thể.

Tóm lại, nguyên tắc chung dùng gừng là: thích hợp cho bệnh phong hàn, không thích hợp cho bệnh tính nóng; thích hợp cho thể chất tính hàn, không thích hợp thể chất tính nóng. Tác dụng lớn nhất của gừng là phòng phong hàn cảm mạo, trái lại nếu bị sốt, miệng khô họng đau thì đừng “thêm dầu vào lửa”. Ngoài ra, người táo bón nên hạn chế dùng gừng, vì táo bón đa phần do ruột nóng, nếu lạm dụng gừng sẽ khiến bệnh nặng thêm. Đặc biệt nhắc nhở là không được dùng gừng thối rữa, vì trong đó có chất độc có thể gây ung thư gan.

Thanh Xuân

Xem thêm: