Đông y có nói “ấm sẽ thông, thông sẽ không đau”, dùng khăn nóng có công dụng thông ấm. Quả thật là chườm khăn nóng có thể làm giảm đau, có hiệu quả trị bệnh bảo vệ sức khỏe rất tốt.

Khi chườm nóng nên chọn khăn sạch, ngâm khăn trong nước nóng khoảng 40 – 45 độ C, vắt khô sau đó chườm vào chỗ bị đau sao cho chỗ da tiếp xúc không có cảm giác phỏng rát. Tốt nhất là nên phủ lên chỗ đau một lớp vải hoặc bông sạch. Thông thường cứ 5 phút đổi khăn một lần, tốt nhất là nên dùng thay phiên. Mỗi lần chườm nóng 15 – 20 phút, mỗi ngày chườm 3 – 4 lần.

1. Phòng điếc

Dùng khăn chườm lên tai hoặc chà nhẹ nhàng có thể cải thiện tuần hoàn máu ở tai, phòng điếc do thiếu máu gây ra.

2. Cải thiện chứng chóng mặt

Chườm khăn nóng vào phía sau đầu, mỗi lần vài phút, như vậy có thể kích thích huyệt ở sau đầu, cải thiện phần nào tình trạng chóng mặt của người bệnh, nâng cao khả năng phản ứng và tư duy.

3. Chườm khăn nóng có thể giảm mỏi mắt

Khăn nong giúp khôi phục thị lực (Ảnh: Internet)
Khăn nong giúp khôi phục thị lực (Ảnh: Internet)

Chườm khăn nóng có thể thúc đẩy tuần hoàn máu xung quanh mắt, giảm mỏi mắt, giải quyết được phần nào tình trạng khô mắt và còn có công dụng làm sáng mắt.

4. Chữa sái cổ

chuom vai

Chườm khăn nóng khi cổ bị cứng, đau buốt để giảm chuột rút, phòng thoái hóa đốt sống cổ.

Có thể dùng khăn nóng chườm vào chỗ đau để chữa sái cổ kết hợp với vận động cổ. Cúi đầu chậm rãi, nhẹ nhàng xoay trước sau trái phải.

5. Phòng chống thoái hóa đốt sống cổ

Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ thời kỳ đầu ví dụ như cổ bị cứng, đau buốt hoặc bị lạnh sẽ xuất hiện cảm giác đau, có thể chườm khăn nóng để cải thiện tình trạng này, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm co rút cơ bắp, phòng thoái hóa đốt sống cổ.

6. Giảm đau thắt lưng mãn tính

Chườm khăn nóng khi thắt lưng bị đau, có thể làm giảm tình trạng chung, nếu bệnh nặng thì nên kịp thời đến tìm bác sĩ.

7. Bị thương do té ngã

Kinh nghiệm dân gian rất hữu ích trong bảo vệ sức khỏe (Ảnh: internet)
Kinh nghiệm dân gian rất hữu ích trong bảo vệ sức khỏe (Ảnh: internet)

Không được chườm nóng khi mới bị thương do vận động, phải 2-3 ngày sau, nếu không còn chảy máu cũng không sưng tấy, lúc này mới chườm khăn nóng để giảm đau.

8. Bị sưng do tiêm

Chườm nhè nhẹ ở vị trí sưng sau khi tiêm, mỗi lần 30 phút, vừa chườm nóng vừa  xoa để thúc đẩy tuần hoàn máu ở chỗ sưng, tăng tốc độ hấp thu thuốc.

9. Giảm đau ở mông

Cơ bắp ở mông căng cứng và đau nhẹ hay đau buốt có thể nằm thẳng, chườm khăn nóng vào chỗ đau để giảm cơn đau.

10. Chữa đau bụng kinh hoặc đau do lạnh bụng

Nữ giới bị đau bụng kinh hoặc đau bụng do bị lạnh có thể chườm khăn nóng có tác dụng hóa ứ, lưu thông khí huyết, giảm đau.

Những điều cần lưu ý:

Khi chỗ bị đau lên bọng nước có thể bị vỡ ra hình thành “vết thương hở” thì không được chườm khăn nóng.

Khi vừa bị thương còn đang chảy máu, sưng tấy càng không được chườm nóng, nên đợi sau 48 giờ đến khi cầm máu, bớt sưng thì mới được chườm nóng.

Đau bụng cấp tính chưa biết nguyên nhân và đau mắt đỏ cũng không được chườm khăn nóng.

Theo Secretchina
Thanh Ngọc biên dịch

Xem thêm: