Trong bối cảnh nguy cấp khi dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) lan rộng trên toàn cầu, tiến trình nghiên cứu phát triển vắc-xin đang là vấn đề được quan tâm đặc biệt.

Vắc-xin
(Ảnh: Gerd Altmann từ Pixabay)

Về phía Trung Quốc, có nghi vấn về hoạt động nghiên cứu phát triển vắc-xin nhanh chóng của quân đội mà Trí Thức VN đã đề cập đến trong bài “2 nghi vấn về vắc-xin COVID-19 TQ công bố nghiên cứu thành công”, ngoài ra cũng có những câu hỏi liên quan đến việc liệu quân đội có sử dụng tù nhân trong nhà tù Vũ Hán để tiến hành thí nghiệm vắc-xin hay không.

Tại Mỹ, công ty Johnson&Johnson hợp tác với Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Y sinh Tiên tiến (BARDA) của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS), cho biết đến tháng Chín năm nay họ sẽ bước vào giai đoạn đầu tiên của nghiên cứu lâm sàng ở người, nếu hiệu quả tốt thì đầu năm 2021 sẽ được ủy quyền sử dụng khẩn cấp. Cuộc đua vắc-xin này gợi nhớ đến các sự cố vắc-xin đã từng xảy ra ở Trung Quốc và Mỹ, nhưng ngã rẽ của mỗi bên sau sự cố thì hoàn toàn khác nhau.

Vì đâu người dân Mỹ có thể an tâm về vắc-xin của họ?

Các loại vắc-xin ở Mỹ hiện nay đều có những hướng dẫn rất cụ thể về vấn đề tiêm vắc-xin, từ khi sinh ra đến khi trưởng thành nên tiêm vắc-xin khi nào, về cơ bản có thể nói đến nay không còn khiến người dân Mỹ phải lo lắng. Nhưng vắc-xin ở Mỹ phát triển đến ngày nay hiển nhiên cũng phải trải qua những bài học đau đớn.

Sự cố vắc-xin Cutter năm 1955 được cho là một trong những thảm họa dược phẩm tồi tệ nhất trong lịch sử vắc-xin của nước Mỹ. Đó là một loại vắc-xin bại liệt do Công ty Cutter sản xuất, vì virus còn hoạt động trong vắc-xin nên đã khiến khoảng 200 bé bị tàn tật và 10 bé thiệt mạng.

Viêm đa cơ cấp tính (thường được gọi là chứng bại liệt) là do một loại virus phổ biến đã khiến không ít trẻ em bị tàn phế, tại Mỹ sau Thế chiến thứ II rất nhiều trẻ đã bị nhiễm; đặc biệt gây hoang mang cộng đồng vào năm 1952 với gần 60.000 trẻ bị nhiễm, làm hàng ngàn trẻ thiệt mạng,  hơn 20.000 trẻ đã bị tàn tật, khi đó loại virus này đã trở thành mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng.

Đầu năm 1955, bác sĩ Jonas Salk người Mỹ đã phát minh thành công “vắc-xin viêm đa cơ cấp tính”, được gọi là “vắc-xin Salk”. Do nhu cầu cấp bách của xã hội nên ngay lập tức vắc-xin này được đưa vào sản xuất. Khi đó cơ quan quản lý của Chính phủ Mỹ đã ủy quyền cho 5 công ty dược phẩm sản xuất vắc-xin, bao gồm Công ty Dược phẩm Cutter ở Berkeley, California.

Tháng 4/1955, khoảng 200.000 trẻ em Mỹ đã được tiêm phòng, nhưng kết quả đã gặp phải những phản ứng xấu, thậm chí một số trường hợp đã bị bại liệt sau khi tiêm vắc-xin. Trong vòng một tháng, với việc các trường hợp phản ứng xấu không ngừng gia tăng thì kế hoạch tiêm chủng quy mô lớn phải khẩn cấp dừng lại.

Hoạt động điều tra sau biến cố đã phát hiện vấn đề chủ yếu nằm ở vắc-xin do Công ty Dược phẩm Cutter sản xuất, công ty Cutter không chỉ thiếu kinh nghiệm và chuyên môn trong sản xuất vắc-xin mà còn bất cập trong cách vận hành hoạt động. Phán quyết của tòa án là mặc dù công ty Cutter không làm gì sai, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường tài chính cho các nạn nhân.

Sau phiên điều trần, Quốc hội Mỹ kết luận rằng trách nhiệm chính thuộc về cơ quan quản lý của Chính phủ, tức Phòng Thí nghiệm Kiểm soát Chế phẩm Sinh học (Laboratory of Biologics Control) của Viện Y tế Quốc gia (NIH) thuộc Bộ Giáo dục và Phúc lợi Y tế Mỹ (HHS). Vụ việc đã khiến nhiều quan chức hàng đầu chịu trách nhiệm phải từ chức, tiêu biểu như Bộ trưởng Oveta Culp Hobby của Bộ Giáo dục và Phúc lợi Y tế Mỹ, William Henry Sebrell – Trợ lý Bộ trưởng kiêm Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH).

Sự cố vắc-xin Cutter đã cho Chính phủ Mỹ một bài học, sau đó họ đã thúc đẩy kiện toàn cơ chế quản lý vắc-xin đặc biệt nghiêm ngặt. Có thể nói, trong các lĩnh vực công nghiệp dược phẩm của Mỹ hiện nay thì vấn đề quản lý vắc-xin là nghiêm ngặt nhất, giúp đảm bảo được tính an toàn của vắc-xin.

Nhưng trước đó cũng xảy ra sự kiện khác liên quan đến hoạt động xây dựng chính sách của Mỹ để thúc đẩy trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vắc-xin và bảo vệ người tiêu dùng. Nước Mỹ hồi cuối năm 1984 chỉ có một nhà sản xuất vắc-xin bạch hầu/ho gà/uốn ván (DPT) với các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Về vấn nạn này, năm 1988 Chính phủ Mỹ đã đưa ra “Chương trình bồi thường thương tích vắc-xin quốc gia” (NVICP). Kế hoạch phác thảo như sau:

(1) Xây dựng một nguồn quỹ, theo đó đối với mỗi lần ứng dụng vắc-xin thì Chính phủ sẽ thu thuế 0,75 USD (Đô la Mỹ) từ nhà sản xuất vắc-xin để đưa vào quỹ, dùng quỹ này để bồi thường kinh tế cho nạn nhân vắc-xin.

(2) Phạm vi bồi thường của chương trình này bao gồm tất cả vắc-xin thông thường và một số dạng đặc biệt dành cho trẻ em, cũng bao gồm một số vắc-xin cho người lớn.

(3) Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ chịu trách nhiệm xây dựng, công bố và cập nhật “Mẫu Báo cáo và Bồi thường về Luật Thương tổn vắc-xin đối với trẻ em” (VIT), trong đó liệt kê các vắc-xin được NVICP bảo hiểm liên quan đến các tác dụng phụ và vấn đề xấu do vắc-xin gây ra, quy định việc bồi thường có hiệu lực cho đến khi có sự cố xảy ra.

Các sự cố về vắc-xin đã được giải quyết tốt ở Mỹ, nhưng với đất nước Trung Quốc bên kia đại dương thì mọi thứ đã diễn ra rất khác.

Bao giờ Trung Quốc không còn vắc-xin độc?

Ở Trung Quốc, trong bao năm qua đã nhiều lần xảy ra sự cố vắc-xin độc làm vô số trẻ em từ tàn tật đến thiệt mạng, trong khi các bậc cha mẹ thì không biết kêu oan ở đâu.

Ví dụ, sự cố vắc-xin Viêm gan A tại An Huy năm 2005, sự cố vắc-xin Viêm gan B tại Sơn Tây năm 2010, vụ án vắc-xin bất hợp pháp tại Sơn Đông năm 2016, và sự cố vắc-xin Trường Xuân Trường Sinh năm 2018, đều là những sự kiện kinh động toàn xã hội. Tuy nhiên, những tai nạn vắc-xin này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, vì bộ phận tuyên truyền của chính quyền kiểm soát chặt chẽ các thông tin về vắc-xin giả, cấm điều tra và công bố độc lập, kiểm soát và ngăn chặn thông tin trực tuyến. Ví dụ, trong vụ việc phơi bày ở Sơn Tây vào tháng 3/2010 về trường hợp gần 100 trẻ em gặp nạn (từ bị khuyết tật cho đến thiệt mạng) do vắc-xin, thì phóng viên điều tra đưa tin đã bị mất việc, còn lãnh đạo cơ quan truyền thông cho phép công bố thông tin cũng bị giáng cấp và chuyển đơn vị khác.

Sự cố vắc-xin Viêm gan B tại Sơn Tây vào năm 2010 đã khiến gần 100 trẻ em gặp nạn (từ tàn tật đến thiệt mạng) do tiêm vắc-xin. Phóng viên Quách Hiện Trung (Guo Xianzhong) của Nhật báo Đô thị phương Nam đã phỏng vấn gần 100 nạn nhân trong thời gian kéo dài 3 năm và công bố kết quả điều tra “Chết yểu vì vắc-xin”. Trong phóng sự có đoạn: “Có bao nhiêu thảm kịch như vậy mà chúng ta không thể biết? Có bao nhiêu đứa trẻ như vậy? Không ai có thể biết rõ.” Trong đó có nạn nhân Mã Vũ Hiên (Ma Yuxuan) vì tiêm vắc-xin mà trở thành người thực vật, nhưng cơ thể cô bé vẫn lớn lên từng ngày, còn cha mẹ cô bé đã ly dị khiến người bà ngoại phải chăm sóc cô bé, tình cảnh như vậy có thể không biết kéo dài bao lâu.

Sau nhiều năm xảy ra những vụ bê bối vắc-xin nhưng dường như chưa thấy Trung Quốc có thay đổi gì trong chính sách quản lý để cải thiện tình hình.

Liên quan đến sự cố vắc-xin Trường Xuân Trường Sinh năm 2018, đại diện pháp luật là bà Cao Tuấn Phương (Gao Junfang) của Trường Xuân Trường Sinh cũng đồng thời là Ủy viên Chính hiệp tỉnh Cát Lâm và Đại biểu Nhân đại thành phố Trường Xuân. Cao Tuấn Phương xếp thứ 371 trong Danh sách 400 người giàu Trung Quốc của Forbes năm 2017, với giá trị tài sản hơn 6,7 tỷ nhân dân tệ.

Nhậm Thụy Hồng (Ren Ruihong), cựu Trưởng Ban Cứu hộ Y tế – Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc, từng tuyên bố lĩnh vực vắc-xin Trung Quốc là lĩnh vực trục lợi độc quyền với tỷ lệ lợi nhuận cao tới 80%, lãnh đạo của lĩnh vực vắc-xin Trung Quốc chỉ là trung gian rửa tiền của quan chức, phía sau toàn là những “tai to mặt lớn” đủ loại. Nhậm Thụy Hồng kể rằng để có thể tham gia vào lĩnh vực này phải có bối cảnh đặc biệt mạnh trong Ủy ban Kế hoạch Y tế Quốc gia, Cục Giám sát Thuốc, bao gồm cả Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Thời điểm đó, một quan to của CDC Trung Quốc tiết lộ với Nhậm Thụy Hồng rằng những người bình thường không bao giờ chen chân được vào những lĩnh vực như dược phẩm sinh học hoặc vắc-xin, toàn là vùng béo bở độc quyền.

Chiếc gương lịch sử đã soi rõ sự khác biệt về thể chế giữa Trung Quốc và Mỹ, cũng chính là nguyên nhân sâu xa của vấn đề.

Từ Vinh (theo Vision Times tiếng Trung)

VIDEO XEM THÊM: “Bức tranh toàn cảnh về sự xâm nhập của “Virus Trung Cộng” trên toàn cầu”

RADIO THỜI SỰ: “Radio: Từ thủ phạm biến thành anh hùng – ĐCSTQ đã dối trá như thế nào”

Xem thêm: