Theo nghiên cứu mới nhất của tổ chức uy tín, hiệu quả của các vắc-xin SARS-CoV-2 (COVID-19, viêm phổi Vũ Hán) gồm Johnson & Johnson của Mỹ, Sinopharm của Trung Quốc và Sputnik V của Nga khi chống lại biến thể Omicron là rất hạn chế hoặc về cơ bản không sinh ra được kháng thể nhằm vô hiệu hóa virus.

shutterstock 1877626183
(Ảnh minh họa: Steve Heap/Shutterstock)

Bloomberg đưa tin vào ngày 17/12 rằng nghiên cứu được thực hiện bởi hai tổ chức là Humabs Biomed SA của Thụy Sĩ (một công ty con của hãng dược Vir Biotechnology của Mỹ) và Đại học Washington. Công ty Humabs BioMed SA có một công nghệ độc quyền có thể nhanh chóng phân lập và phát triển kháng thể bằng chọn lọc tự nhiên từ hệ thống miễn dịch của con người.

Screen Shot 2021 12 18 at 5.38.36 AM copy scaled
(Ảnh chụp màn hình Bloomberg)

Các nhà nghiên cứu đã chọn biến thể Omicron của COVID-19 để so sánh với chủng virus ban đầu được tìm thấy ở Trung Quốc và thử nghiệm với 6 loại vắc-xin hiện đang được sử dụng rộng rãi (Pfizer, Moderna, AstraZeneca, Johnson&Johnson, Sinopharm và Sputnik V) cùng các loại thuốc điều trị khác nhau.

Thử nghiệm cho thấy vắc-xin Pfizer, Moderna và AstraZeneca vẫn có khả năng vô hiệu hóa nhất định đối với Omicron, nhưng khả năng kháng thể của chúng đối với chủng gốc bị giảm đi rất nhiều.

Các vắc-xin Sinopharm, Johnson & Johnson và Sputnik có hiệu quả rất kém đối với Omicron. Trong số 13 người được tiêm hai liều vắc-xin Sinopharm chỉ có 3 người phát triển được kháng thể trung hòa chống lại Omicron. Trong số 12 người được tiêm vắc-xin Johnson & Johnson thì chỉ 1 người có được kháng thể. Trong số 11 người được tiêm chủng đầy đủ vắc-xin Sputnik thì không ai phát triển được kháng thể trung hòa Omicron.

Phát hiện này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác cho thấy rõ tác dụng bảo vệ rất hạn chế của vắc-xin [đối với Omicron]. Nghiên cứu từ Đại học Hồng Kông trong tuần này cho thấy hai liều vắc-xin Sinovac hoàn toàn không thể bảo vệ chống lại Omicron.

Nghiên cứu cũng phát hiện những người đã bị nhiễm virus và được tiêm hai liều vắc-xin Pfizer có sức đề kháng mạnh nhất, mức độ kháng thể của họ chỉ giảm xuống 5 lần, trong khi những người đã tiêm hai liều vắc-xin Pfizer nhưng không có tiền sử nhiễm virus thì mức độ kháng thể giảm 44 lần.

Humabs BioMed SA cũng so sánh các loại thuốc để điều trị COVID-19 và nhận thấy rằng Sotrovimab, một loại thuốc do GlaxoSmithKline (GSK) và Vir Biotech của Mỹ cùng phát triển, có hiệu quả đối với Omicron thấp hơn 3 lần so với dòng virus ban đầu của COVID-19.

Nhưng đây chưa phải là điều tồi tệ nhất, khi đối mặt với biến thể Omicron, những phương pháp điều trị từ loại kháng thể đơn dòng do Regeneron sản xuất và loại thuốc kháng thể đơn dòng được nghiên cứu từ Eli Lilly đã mất hoàn toàn khả năng vô hiệu hóa.

Bloomberg đưa tin, từ dữ liệu thực tế tại Nam Phi có thể thấy tác dụng của vắc-xin Pfizer đã không đạt yêu cầu kể từ khi xuất hiện biến thể Omicron vào tháng trước, điều này càng khẳng định khả năng né vắc-xin của chủng đột biến mới này.

Tốc độ lây nhiễm của biến thể Omicron mới hiện nhanh gấp 70 lần so với biến thể Delta đặc biệt nguy hiểm. Chưa đầy một tháng sau khi được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi nhưng Omicron đã nhanh chóng lây lan sang ít nhất khoảng 77 nước.

Theo Lâm Nghiên, Epoch Times

Xem thêm: