Các nhà nghiên cứu ở Hà Lan và Đức đã cảnh báo rằng vắc-xin phòng COVID-19 của Pfizer-BioNTech gây ra sự tái lập trình (reprogramming) phức tạp của các phản ứng miễn dịch bẩm sinh. Điều này cần được xem xét trong quá trình phát triển và sử dụng vắc-xin dựa trên mRNA.

Tiến sĩ Jorge Domínguez – Andrés và các đồng nghiệp, tác giả của báo cáo nói rằng mặc dù vắc-xin Pfizer-BioNTech (mang mã số BNT162b2) đã được chứng minh là có hiệu quả lên đến 95% trong việc ngăn ngừa nhiễm virus SARS-CoV-2 và các biến chủng, nhưng vẫn còn rất ít thông tin về tác động của vắc-xin đối với các phản ứng miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng của cơ thể.

tái lập trình miễn dịch
Ảnh chụp màn hình báo cáo của Tiến sĩ Jorge Domínguez – Andrés và các đồng nghiệp.

Trong nghiên cứu (đang chờ được bình duyệt) được đăng trên medRxiv, nhóm các nhà khoa học từ Trung tâm Y tế Đại học Radboud và Erasmus MC ở Hà Lan, Trung tâm Nghiên cứu Nhiễm trùng Helmholtz (HZI), Trường Y Hannover (MHH) và Đại học Bonn, ở Đức, đã xác nhận hiệu quả của tiêm chủng vắc-xin Pfizer trong việc tạo ra miễn dịch tế bào và dịch thể hiệu quả chống lại một số biến thể SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng phát hiện rằng vắc-xin mRNA chống COVID-19 của Pfizer đã lập trình lại cả các phản ứng miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch thích ứng) và miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch bẩm sinh) của cơ thể.

Hệ thống miễn dịch của cơ thể 

Hệ miễn dịch  được chia làm 2 loại: miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch bẩm sinh) và miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch thu được hay miễn dịch thích ứng).

Miễn dịch không đặc hiệu

Miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch bẩm sinh) là khả năng tự bảo vệ có sẵn trong cơ thể khi mới được sinh ra, mang tính di truyền và không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước của cơ thể với kháng nguyên lạ xâm nhập lần đầu hay lần sau (kháng nguyên được hiểu đơn giản là những chất khi xâm nhập vào cơ thể con người thì sẽ được hệ thống miễn dịch nhận biết nhanh chóng và sinh ra các kháng thể tương ứng để phản ứng với kháng nguyên đó).

Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu có thể xuất hiện trong vài phút đến vài giờ sau khi vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, đáp ứng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và không được củng cố khi cơ thể gặp lại cùng một tác nhân đó (không có khả năng ghi nhớ).

Hệ miễn dịch đặc hiệu

Miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch thu được hay miễn dịch thích ứng) là trạng thái miễn dịch xuất hiện khi cơ thể đã tiếp xúc với kháng nguyên được đưa vào chủ động hay ngẫu nhiên. Miễn dịch đặc hiệu còn có thể có được khi truyền các tế bào có thẩm quyền miễn dịch hoặc kháng thể vào cơ thể.

Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu cần một thời gian từ vài ngày đến vài tuần để nhận biết, hoạt hóa và hiệu ứng. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu lại có khả năng ghi nhớ và nhận biết một tác nhân gây bệnh đặc hiệu đã bị loại trừ. Nhờ vậy mà hệ miễn dịch có khả năng tấn công nhanh và hiệu quả hơn nếu gặp lại tác nhân gây bệnh đó.

Hệ miễn dịch đặc hiệu có 2 phương thức là miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào (miễn dịch tế bào) để loại trừ kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể.

Miễn dịch dịch thể là phương thức miễn dịch đặc hiệu thể hiện bằng việc sản xuất các kháng thể từ những tế bào lympho B biệt hóa có khả năng chống lại các vi sinh vật và tế bào lạ từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.

Miễn dịch qua trung gian tế bào là phương thức đáp ứng miễn dịch chống lại những tế bào đã bị nhiễm virus, vi khuẩn hay tế bào bất thường thông qua các tác động trung gian của tế bào lympho T.

Tác động của vắc-xin đến quá trình miễn dịch đặc hiệu với COVID-19

Việc chủng ngừa bằng vắc-xin của Pfizer đã được báo cáo là kích hoạt các tế bào lympho T đặc hiệu với SARS-CoV-2 (như CD4+ và CD8+), đồng thời tăng sản xuất các cytokine điều biến miễn dịch như IFN-γ nhằm tiêu diệt virus.

Do đó, Domínguez-Andrés và cộng sự đã đánh giá sự tiết IFN-γ từ các tế bào đơn nhân máu ngoại vi (PBMC) để đáp ứng với các chủng SARS-CoV-2 khác nhau trước và sau khi tiêm chủng vắc-xin.

Nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học cho thấy, tiêm phòng làm tăng sản xuất IFN-γ ít nhất 50% trong 37,5% số mẫu thí nghiệm được kích thích (cho nhiễm) với chủng SARS-CoV-2 tiêu chuẩn (mẫu virus trước khi biến thể) và trong 50% số mẫu được kích thích (cho nhiễm) với biến thể B.1.1.7 hoặc B.1.351. Nhưng việc tăng IFN-y chỉ tăng ở 18,8% các mẫu được kích thích (cho nhiễm) bằng biến thể Bavarian.

“Những phát hiện này cho rằng tiêm chủng vắc-xin tạo ra các phản ứng miễn dịch dịch thể tốt hơn so với tế bào,” các nhà nghiên cứu cho biết.

tái lập trình miễn dịch
(Ảnh chụp màn hình Bài viết trên news-medical.net)

Vắc-xin của Pfizer tái lập trình hệ thống miễn dịch bẩm sinh sau khi tiêm chủng

Điều đáng chú ý là việc tiêm vắc-xin Pfizer làm cơ thể giảm việc sản xuất IFN-γ khi cơ thể tiếp xúc với các thụ thể dạng T vốn đóng vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch với việc nhiễm virus [khác COVID-19] nói chung.

Các nhà khoa học cũng phát hiện rằng tiêm vắc-xin cũng làm giảm sản xuất ​c​ác cytokine có vai trò làm hoại tử các khối u trong cơ thể.

Ngược lại, việc tiêm vắc-xin được phát hiện sẽ dẫn đến các phản ứng mạnh hơn đối với nấm Candida albicans (Candida albicans là loại vi nấm gây bệnh trên người phổ biến nhất. Nấm thường xuất hiện nhiều nhất trên da, vùng niêm mạc miệng và bộ phận sinh dục).

Nhóm nghiên cho hay: “Vắc-xin mRNA tạo ra sự tái lập trình chức năng phức tạp của các phản ứng miễn dịch bẩm sinh, điều này cần được xem xét trong quá trình phát triển và sử dụng loại vắc-xin mới này.”

tái lập trình miễn dịch
(Ảnh chụp màn hình báo cáo của Tiến sĩ Jorge Domínguez – Andrés và các đồng nghiệp.)

Khuyến nghị của các tác giả

Các nhà nghiên cứu nói rằng kết hợp với các phản ứng miễn dịch thích ứng mạnh mẽ, việc tái lập trình  các phản ứng bẩm sinh có thể góp phần tạo ra phản ứng viêm cân bằng hơn đối với nhiễm trùng SARS-CoV-2 hoặc [cũng có thể] làm suy yếu phản ứng miễn dịch bẩm sinh của cơ thể.

Nhóm nghiên cứu cho biết thêm, tác động của việc tiêm vắc-xin đối với các phản ứng miễn dịch bẩm sinh cũng có thể gây trở ngại cho các phản ứng đối với các loại vắc-xin khác.

Phát hiện của chúng tôi cần được xác nhận bằng cách thực hiện các nghiên cứu thuần tập lớn hơn với các quần thể có nguồn gốc đa dạng, trong khi các nghiên cứu sâu hơn nên xem xét các tương tác tiềm ẩn giữa vắc-xin [ngừa COVID-19 của Pfizer] và các vắc-xin khác,” Domínguez-Andrés và các đồng nghiệp kết luận.

tái lập trình miễn dịch
(Ảnh chụp màn hình Bài viết trên news-medical.net)
*Lưu ý quan trọng của medRxiv về các báo cáo khoa học chưa được bình duyệt:

medRxiv xuất bản các báo cáo khoa học sơ bộ chưa được bình duyệt và do đó, [người đọc] không được coi là kết luận, hướng dẫn thực hành lâm sàng/hành vi liên quan đến sức khỏe hoặc được coi là thông tin đã được chính thức hóa.

Theo New-Medical.net, Thiện Tâm lược dịch

Xem thêm: