Thịt bò được nhiều người đánh giá cao về hương vị thơm ngon và lượng dinh dưỡng dồi dào. Có thể nói một số loại thịt bò thượng hạng còn trở thành món ăn sang trọng và đắt đỏ trong các nhà hàng cao cấp. Tuy nhiên, nếu ăn thịt bò sai cách thì sẽ gây phản tác dụng và thậm chí là ung thư.

tác dụng của giấm
(Ảnh: Mikhaylovskiy/ Shutterstock)

Có một bệnh nhân 35 tuổi, là giám đốc điều hành cấp cao của một công ty. Anh luôn dành rất nhiều thời gian cho các dịp xã hội. Cách đây nửa tháng, anh thường xuyên bị đau bụng dưới, có cảm giác sa xuống khi đi đại tiện và đôi khi có máu trong phân. Anh tưởng bệnh trĩ của mình tái phát cho nên không để ý đến.

Nhưng một thời gian sau, khi đang ăn tối thì anh thực sự khó chịu, bụng đau không chịu được và tay chân bủn rủn. Sau khi đến bệnh viện, bác sĩ đã sắp xếp cho anh nội soi và phát hiện ra có một khối u trong ruột. Chẩn đoán đã được xác nhận đây là ung thư trực tràng. 

Bác sĩ chỉ ra điều này có thể liên quan đến việc ăn nhiều cá và thịt. Bệnh nhân này cho biết mặc dù anh thường ăn nhiều cá và thịt nhưng thịt của anh chủ yếu là thịt bò. Anh cho rằng thịt bò chứa ít chất béo và tốt cho cơ thể nên luôn ưu tiên hơn các loại thịt khác. Tuy nhiên sau đó bác sĩ nói rằng đây có thể là một trong những lý do. 

Nhiều người thắc mắc rằng, tại sao thịt bò lại trở thành nhân tố gây ung thư? Và thịt bò có thực sự gây ung thư? Sau đây các chuyên gia có kinh nghiệm sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

1. Thực hư về kết luận thịt bò là chất gây ung thư nhóm 2A 

Trước tiên cần hiểu chất gây ung thư nhóm 2A là những chất, hợp chất hoặc khi bị phơi nhiễm thì dường như chắc chắn sẽ gây ung thư cho con người.

Tuyên bố rằng thịt bò là chất gây ung thư loại 2A không phải là không có căn cứ. Vào đầu năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liệt kê thịt đỏ vào danh sách nhóm chất gây ung thư loại 2A. Định nghĩa về thịt đỏ của Tổ chức Y tế Thế giới là cơ bắp của tất cả các loài động vật có vú, gia súc cũng là động vật có vú nên thịt bò thuộc về thịt đỏ. 

Tuy nhiên bạn đừng hoảng sợ, chất gây ung thư loại 2A không nhất thiết là sẽ gây ung thư. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa chất gây ung thư loại 1 là chất gây ung thư được xác định một cách chắc chắn đối với cơ thể người. Còn chất gây ung thư loại 2A thì đối với con người còn nhiều bằng chứng hạn chế, nhưng đủ cơ sở để kết luận có khả năng gây ung thư ở động vật thí nghiệm.

2. Ăn thịt bò điều độ rất tốt cho cơ thể

Thịt bò cũng rất tốt cho cơ thể, bạn có thể ăn nhưng nên ăn vừa phải.

Tổ chức Ung thư Thế giới đã bày tỏ quan điểm về vấn đề thịt đỏ có khả năng gây ung thư. Nhưng họ cho rằng miễn là lượng thịt đỏ ăn mỗi tuần không vượt quá 500 gram thì sẽ không làm tăng nguy cơ ung thư. Nếu như ăn một cách khoa học lượng thịt đỏ thích hợp sẽ còn có lợi cho sức khỏe và vô hại. 

Thịt bò chứa nhiều protein chất lượng cao, axit amin và các chất dinh dưỡng khác. Có tác dụng phụ trợ nhất định đối với sự tăng trưởng, phát triển và phục hồi mô sau phẫu thuật. Ngoài ra thịt bò cũng là một trong những nguồn thực phẩm dồi dào kẽm, vitamin B và các nguyên tố vi lượng khác.

Tuy nhiên cho dù thịt bò ngon thì cũng không ăn quá nhiều. Lượng hàng ngày nên được giữ ở mức 40-75 gram. Khi ăn thì tốt nhất là chọn các phương pháp nấu như hầm, hấp, luộc, v.v. và tránh chiên rán ở nhiệt độ cao.

Các phương pháp nấu nướng không lành mạnh như chiên rán và nướng không chỉ phá hủy đi các thành phần dinh dưỡng của thịt bò mà còn sinh ra nhiều chất gây ung thư. Khi nhiệt độ nấu cao hơn 200°C, thịt đỏ thường tạo ra các amin dị vòng. Lúc này, nếu ăn một lượng lớn hoặc trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đường ruột.

shutterstock 439021402
Các phương pháp nấu nướng không lành mạnh như chiên rán và nướng không chỉ phá hủy đi các thành phần dinh dưỡng của thịt bò mà còn sinh ra nhiều chất gây ung thư. (Ảnh: MaraZe/ Shutterstock)

Thịt bò tuy ngon nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn

Trong y học cổ truyền, thịt bò được coi là thực phẩm có tính nóng, cho nên nếu ăn quá nhiều sẽ dễ nổi nóng và sinh đờm. Do đó theo đặc tính của thịt bò, thì nhóm người này cần ăn ít hoặc kiêng ăn thịt bò để có một sức khỏe tốt nhất:

1. Bệnh nhân cảm lạnh và sốt

Khi bị cảm và sốt, khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Ăn thịt bò vào thời điểm này có thể gây tức giận và làm nặng thêm tình trạng bệnh. Nó cũng có thể gây ra viêm họng và làm trầm trọng thêm các triệu chứng về hô hấp.

2. Bệnh nhân viêm thận

Những bệnh nhân bị viêm thận, suy thận thường không được khuyến cáo ăn thịt bò. Thịt bò giàu đạm sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn, thậm chí gây ra các bệnh nguy hiểm như tiểu đạm, tiểu ra máu, đau thắt lưng và suy thận.

3. Người mắc bệnh ngoài da

Người mắc bệnh ngoài da ăn thịt bò có thể sẽ sản sinh ra những phản ứng bất lợi. Do thịt bò thuộc dạng nóng nên sau khi ăn người bệnh da liễu sẽ cảm thấy nóng ran và ngứa ngáy. Đặc biệt, khi bị bệnh thuỷ đậu thì thịt bò còn thuộc vào danh sách các thực phẩm kiêng khi điều trị bệnh.

Ngoài thịt bò ra, thì còn số một số loại thịt đỏ cần lưu ý khi ăn

Ăn đúng cách một ít thịt lợn, thịt bò và các loại thịt khác để bổ sung chất dinh dưỡng phong phú cho cơ thể. Tuy nhiên với những loại thịt đỏ sau thì không nên ăn vì nguy cơ ung thư càng cao.

1. Thịt đỏ muối chua

Thịt tươi ngâm chua, cá ngâm chua và các loại thực phẩm ngâm chua khác có hàm lượng nitrat cao, nitrat sau khi vào cơ thể con người có thể chuyển hóa thành nitrit. Chất này có tác dụng gây ung thư. Nếu ăn trong thời gian dài, tỷ lệ mắc bệnh ung thư của bệnh nhân sẽ tăng lên rất nhiều.

2. Thịt hun khói

lao hoa nao
Thịt hun khói. (Ảnh: Nelea33/ Shutterstock)

Thịt hun khói có hương vị độc đáo cho nên nhiều người thích dùng để nấu nướng, nhưng ăn quá nhiều thịt hun khói cũng gây hại cho sức khỏe. Thịt hun khói sử dụng nhiều gia vị và được phản ứng hóa học ở nhiệt độ cao. Trong điều kiện này, có thể tạo ra các chất như benzopyrene và tetramethylbenzene, có khả năng gây ung thư và làm tăng nguy cơ ung thư.

3. Thịt lợn kho tộ (kho tàu hoặc kho rục)

Thịt lợn kho theo kiểu này thì cần phải được đun trong một thời gian dài. Mà thời gian nấu càng lâu thì càng chứa nhiều nitrit. Ngoài ra, mọi người đều thích nấu thịt lợn kho nhiều lần để làm cho nó mềm hơn. Điều này có thể làm tăng nguy cơ ung thư không thể lường trước.