Về việc khi nào dịch bệnh sẽ kết thúc, các chính trị gia trên thế giới đã lên kế hoạch. Vision Times cũng đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc (Lin Xiaoxu), chuyên gia về virus học người Mỹ gốc Hoa, là thành viên của Ủy ban Khủng hoảng Hiện tại của Mỹ.

Virusdoc Sean Lin scaled
Tiến sĩ Sean Lin (Lâm Hiểu Húc), chuyên gia về virus học từng phụ trách phòng thí nghiệm virus của Viện Nghiên cứu Quân đội Mỹ. (Nguồn: Epoch Times)

Kế hoạch chấm dứt dịch COVID-19 vào tháng 12/2022 là viển vông

Khi nào dịch COVID-19 sẽ kết thúc? Bloomberg đưa tin rằng các nhà lãnh đạo G7 soạn thảo một hồ sơ, trong đó vạch ra kế hoạch chấm dứt đại dịch vào tháng 12/2022. Chuyên gia Lâm Hiểu Húc phân tích về vấn đề này như sau:

Tôi nghĩ ở một mức độ nào đó, việc cho rằng kết thúc dịch COVID-19 là điều viển vông, tôi không nghĩ nó sẽ kết thúc trong ngắn hạn, nhất là với xu hướng hiện nay, biến thể Delta là loại có lợi thế vô hiệu hóa kháng thể.

Chúng ta có thể thấy rằng có các biến thể như Alpha ở Anh, biến thể Beta (B-1.351) ở châu Phi, biến thể Gamma (P-1) ở Nam Mỹ, biến thể L452R ở Mỹ, và Delta ở Ấn Độ hiện lây lan đến hơn 90 nước trên thế giới… Trong đó chính là loại Delta ở Ấn Độ đã là loại đang rất khó trị, và chúng lại có điều kiện phát tán ở nhiều nơi biến những nơi đó thành địa bàn để không ngừng tạo ra các biến thể mới khác nhau, trong khi các phương tiện phòng chống dịch bệnh của con người cũng có hạn nên khó có thể lường được khả năng có thể ngăn chặn được loại biến thể này không. Bây giờ mọi người đã thấy rằng tỷ lệ bảo vệ của vắc-xin chống lại virus Delta cũng đã giảm xuống, đây thực sự là một cảnh báo. Tôi nghĩ là còn quá sớm để nói về việc hết dịch, bước tiếp theo dịch sẽ không ngừng bùng phát ở các nước khác nhau, chúng ta vẫn cần hết sức cảnh giác. Trước mắt, vẫn chưa thể dự đoán có thể chấm dứt dịch COVID-19  này vào khi nào.”

Đa dạng hóa loại thuốc phòng chống

Về khả năng còn có những biện pháp gì ngoài vắc-xin để ngăn chặn dịch COVID-19, chuyên gia Lâm Hiểu Húc đề xuất:

Cố gắng giảm số ca bệnh nặng và tử vong, phát triển các loại thuốc phòng chống khác, hoặc sử dụng lại một số loại thuốc đã được phê duyệt trước đây để cung cấp thêm những công cụ mới. Điều này có thể giúp có thêm hiệu quả. Vì hiện nay rất khó để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, cho nên vấn đề là chỉ cần giảm thiểu khả năng gây bệnh nặng, gây nguy hại lớn, gây tử vong, nghĩa là ở một mức độ nhất định đã kiểm soát được dịch bệnh.

Giống như bệnh cúm, hiện nay có rất nhiều loại thuốc, chúng ta không biết mỗi năm trên thế giới có bao nhiêu người bị nhiễm, bởi vì chưa bao giờ cúm trở thành quy mô lớn, chưa bao giờ toàn thế giới cùng xét nghiệm xem bao nhiêu người bị cúm. Tương tự trong quá khứ cũng nhiều loại virus như vậy, không có kiểm tra trên bình diện toàn cầu như COVID-19. Ở một mức độ nhất định, những loại virus đó có thể lây nhiễm sang con người, cốt lõi của vấn đề là khả năng miễn dịch của mỗi người.

Cho nên vấn đề khi nào dịch bệnh này qua đi thì phải nhìn vào quy luật của chính virus, vấn đề này tôi nghĩ ngoài tầm hiểu biết của con người. Những làn sóng dịch này có quy luật riêng của nó, hiểu biết và trí tuệ của con người hiện nay vẫn chưa thấu đáo được.

Nhìn chung, về sự kết thúc của dịch bệnh thì tôi thấy chúng ta cần chấm dứt thái độ lạc quan nhưng chúng ta cũng không nên quá lo sợ, cần tập trung vào việc tăng cường khả năng miễn dịch của bản thân. Vắc-xin có tác dụng hỗ trợ, nhưng chắc chắn không phải giải pháp rốt ráo.”

Dương Hạo, Vision Times

Xem thêm: