Chủ đề vắc-xin và tiêm phòng cho trẻ gần đây được xã hội đặc biệt quan tâm. Giữa nhiều luồng thông tin khác nhau, chắc hẳn nhiều bậc cha mẹ sẽ cảm thấy bối rối.

Để có thể đánh giá vấn đề một cách chính xác nhất, chúng ta cần dựa vào một số thông tin cơ bản nhất định cũng các kết quả nghiên cứu khách quan đã công bố. Hy vọng loạt bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thêm những góc nhìn, đặc biệt là những thông tin ít được nhắc đến trong việc tiêm phòng cho trẻ.

Vắc-xin và tiêm phòng cho trẻ: 9 thông tin ít được nhắc đến
Tiêm phòng cho trẻ, nên hay không? (ảnh: Shutterstock)

1. Vắc-xin đầu tiên ra đời trước khi nhân loại có khái niệm về virus

Lịch sử vắc-xin được cho là bắt đầu vào năm 1796, khi bác sĩ Edward Jenner quan sát thấy những người vắt sữa bò đã tiếp xúc với bệnh đậu mùa ở bò (cowpox) – căn bệnh gây ra các vết phồng rộp trên vú bò – thì sẽ không bị bệnh đậu mùa ở người (smallpox). Sau đó Jenner đã lấy chất dịch từ một vết rộp đậu mùa ở bò và tiêm nó vào da của cậu bé hàng xóm 8 tuổi tên là James Phippsi. Một vết rộp khác đã xuất hiện ngay chỗ tiêm, nhưng James nhanh chóng hồi phục… (câu chuyện còn có phiên bản khác, chúng tôi sẽ đề cập trở lại sau).

Ngày nay, ai cũng biết là đậu mùa là do virus gây ra, có đậu mùa ở bò, gà, khỉ… đều là các chủng khác nhau. Tuy nhiên thời đó, khi mà Jenner công bố kết quả nghiên cứu vắc-xin đầu tiên vào năm 1798, lý thuyết vắc-xin bắt đầu hình thành trong khi người ta chưa có khái niệm gì về virus, vi khuẩn hay hệ miễn dịch.

2. Vắc-xin hoạt động như tập trận – nếu thiết kế sai sẽ vô hiệu

Nhiều chuyên gia so sánh việc tiêm chủng giống như cho cơ thể được chủ động “tập trận”. Khi một vi sinh vật lạ, kháng nguyên, xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ được “báo động” và “lưu giữ” những thông tin về kháng nguyên này. Thông tin sau đó sẽ kích hoạt các tế bào bạch cầu lympho B của hệ miễn dịch sản sinh ra các kháng thể đặc hiệu để chống lại đúng các vi sinh vật lạ tương ứng đã xâm nhập.

vắc-xin (thuốc chủng) thường là xác chết, protein hay những biến thể suy yếu, giảm độc lực của các vi sinh vật gây bệnh đóng vai các kháng nguyên. Khi các vắc-xin được đưa vào cơ thể dưới dạng thức tiêm chủng, chúng sẽ kích thích hệ miễn dịch phản ứng lại, tạo ra các kháng thể tương ứng.

Tuy nhiên, tại đây cần lưu ý một điểm: cùng là một bệnh nhưng có thể do nhiều chủng virus gây ra. Ví dụ hiện nay đã phát hiện được 4 chủng virus gây bệnh sốt xuất huyết (virus dengue D1, D2, D3, D4), và hơn 90 chủng virus gây ra bệnh cúm. Nếu loại vắc-xin đang sử dụng “ngắm” sai chủng virus gây bệnh thì hiệu quả của vắc-xin có thể là zero, như điều đã xảy ra với vắc-xin cúm cách đây vài năm. Điều này là một lý do giải thích tại sao bạn tiêm phòng rồi nhưng vẫn mắc bệnh.

3. Vắc-xin – vũ khí hiệu quả chống lại các bệnh truyền nhiễm là niềm tin phổ biến

Trải qua hơn 200 năm phát triển, hiện nay đã có hàng chục vắc-xin được đưa vào sử dụng, chủ yếu là cho trẻ em giai đoạn sơ sinh đến 18 tháng tuổi, một số ít là cho người lớn, phụ nữ mang thai.

Theo khảo sát của Neil Miller, một chuyên gia có thâm niên hơn 30 năm nghiên cứu về vắc-xin, hiện có khoảng 275 vắc-xin đang trong giai đoạn nghiên cứu.

Quan điểm (niềm tin) phổ biến hiện nay của các chính phủ, giới khoa học, bao gồm các bác sĩ, và người dân trên thế giới là: vắc-xin đã ra đời như một thành tựu vĩ đại của y học hiện đại, giúp nhân loại thoát khỏi các đại dịch nguy hiểm như đậu mùa, sởi, uốn ván, bại liệt… đồng thời tiết kiệm được rất nhiều chi phí y tế vì số ca nhập viện do dịch bệnh giảm xuống.

4. Nếu xảy ra phản ứng sau khi tiêm vắc-xin, có thể do 5 nguyên nhân 

a/ Trùng hợp ngẫu nhiên với các bệnh lý khác

Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, trường hợp này “hay gặp nhất” bởi vì khác với thuốc chữa bệnh dùng đơn lẻ cho từng bệnh nhân, vắc-xin được dùng hàng loạt cho rất đông đối tượng, chủ yếu là trẻ nhỏ. Giai đoạn này trẻ rất dễ bị nhiễm trùng hay các bệnh bẩm sinh, có thể là nguyên nhân gây ra tử vong vô tình lại trùng với thời điểm tiêm vắc-xin.

Do vậy các bậc cha mẹ cần hết sức để ý xem trước khi đi tiêm chủng, các bé có biểu hiện gì “khác lạ” không, để tránh những phiền phức có thể xảy ra khi tiêm phòng cho trẻ. Tất nhiên là có những bệnh chưa biểu hiện ra ở bề mặt tại thời điểm phải tiêm vắc-xin nhưng ít nhất cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe của con mình trước và sau khi tiêm phòng.

b/ Phản ứng quá mẫn cá thể đối với vắc-xin

Một số người có phản ứng quá mẫn rất mạnh với vắc-xin dẫn đến sốc phản vệ, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ tử vong. Do đó cha mẹ cần tìm hiểu kỹ tỉ lệ gây sốc phản vệ với từng loại vắc-xin, đồng thời tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia về vấn đề này.

tiem vac xin quinvacem google
Trích dẫn kết quả tìm kiếm qua Google

Trong khoảng giữa 2015 đến 2016, Việt Nam đã ghi nhận nhiều trường hợp trẻ em tử vong sau khi tiêm vắc-xin Quinvaxem (vắc-xin 5 trong 1, phòng các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, vi khuẩn Hib). Các cơ quan chức năng đã tiến hành điều tra, tuy nhiên, hiện chưa có thông tin công bố rộng rãi về nguyên nhân chết của từng trường hợp, hoặc có bao nhiêu trẻ chết vì loại vắc-xin này.

c/ Chất lượng vắc-xin không đạt yêu cầu

Các chuyên gia cũng cho rằng, nếu do vắc-xin không đảm bảo chất lượng thì các tai biến và tử vong xảy ra hàng loạt, với các chùm ca bệnh liên quan mật thiết với cùng một loại vắc-xin, cùng một lô vắc-xin. Họ cũng cho rằng, nguyên nhân này là vô cùng hiếm gặp vì tất cả các lô vắc-xin trước khi được cấp phép lưu hành đều phải trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt.

>> Phát hiện kim loại và mảnh vụn nhiễm bẩn trong hàng loạt vắc-xin cho người

e/ Sai sót trong thực hành tiêm phòng cho trẻ

Đây là nguyên nhân do sai sót của cán bộ tiêm phòng gây ra như: bảo quản vắc-xin không đúng, tiêm sai chỉ định, tiêm sai liều lượng, tiêm sai đường dùng, tiêm nhầm vắc-xin.

f/ Không rõ nguyên nhân

Rất nhiều trường hợp tử vong “mặc dù được điều tra rất kỹ lưỡng” … nhưng vẫn không thể xác định được nguyên nhân. Trong trường hợp này tử vong được xếp vào nhóm không rõ nguyên nhân.

Như vậy, về cơ bản, các chuyên gia y tế đều nhận định vắc-xin là an toàn, các vấn đề tai biến sau khi tiêm vắc-xin là không đáng kể, rất hiếm hoặc chỉ là thoáng qua, rất nhẹ… vì thế không có bất cứ lý do gì để từ chối tiêm phòng.

5. Mỹ có tỉ lệ tiêm phòng cho trẻ cao nhất – bồi thường nạn nhân nhiều nhất

So với các nước có thu nhập cao, Mỹ là nước có tỉ lệ tiêm vắc-xin cao nhất cho các trẻ đang tuổi đến trường, đạt 94% với 70 liều tiêm cho 16 loại vắc-xin.

Tính đến tháng 4/2017, tổng tiền bồi thường cho các nạn nhân của tiêm chủng tại Mỹ đã vượt qua 3,6 tỷ đô la.

Theo nhà nghiên cứu Neil Miller, trung tâm lưu trữ dữ liệu về các trường hợp bị tổn thương sau khi tiêm vắc-xin tại Mỹ đã ghi nhận hơn 500.000 báo cáo, mỗi năm có hơn 30.000 báo cáo mới liên quan được bổ sung vào đây. Ông Neil Miller là tác giả của nhiều nghiên cứu về vắc-xin, trong đó có cuốn “Miller’s Review of Critical Vaccine Studies: 400 Important Scientific Papers Summarized for Parents and Researchers”. Theo ông, con số thực tế có thể cần phải nhân lên đến 50 lần vì nhiều lý do khác nhau. (Một số tác giả khác cũng bày tỏ quan điểm về vấn đề này, chúng tôi sẽ quay trở lại sau.)

>> Mỹ: Chi phí y tế thuộc nhóm cao nhất, sức khỏe trẻ em kém nhất trong các nước giàu

6. Đền bù kỷ lục thuộc về Pháp

Việc bồi thường cho các nạn nhân do tiêm chủng xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, nhưng kỷ lục có lẽ thuộc về Pháp. Cuối năm 2015, tòa án Nancy (Pháp) đã ra phán quyết, yêu cầu chính phủ phải bồi thường số tiền gần 2,4 triệu Euro cho một nữ cựu y tá 37 tuổi. Vì lý do nghề nghiệp, người phụ nữ này phải tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B tại bệnh viện vào năm 1991. Vài tuần sau khi tiêm, cô thấy xuất hiện các triệu chứng đa xơ cứng, sau đó khiến cô phải “nghỉ hưu” sớm vào năm 1997 với xác nhận bị tổn thương vĩnh viễn 60%.

7. Các thông tin nghiên cứu liên quan đến tổn thương do vắc-xin ít xuất hiện trên truyền thông

Vắc-xin và tiêm phòng cho trẻ: 9 thông tin ít được nhắc đến
(Ảnh: vacpak.org)

Khi nói về các nguy cơ tiềm ẩn mà vắc-xin có thể gây ra, thông điệp phổ biến mà người ta thường nghe thấy là: không có bằng chứng khoa học nào cho thấy vắc-xin không an toàn. Các thông tin loại này là có, nhưng chúng hiếm khi (nếu không muốn nói là chưa bao giờ) xuất hiện trên các kênh thông tin đại chúng.

Thực ra câu hỏi về hiệu quả và mức độ an toàn của vắc-xin đã được bàn đến từ khá lâu. Tác giả Walen James đã trình bày khá rõ về các nghiên cứu này trong cuốn sách “Immunization: The reality behind the myth” (tạm dịch: Tiêm chủng – Sự thật đằng sau sự huyền bí).

Trong cuốn sách do TS Gary Goldman dẫn lời, nhà báo Neil Miller đã chọn lọc ra 400 công trình nghiên cứu quan trọng nhất nghiên cứu về tác dụng phụ của vắc-xin.

Dựa vào các dữ liệu trên NCBI – thư viện online lớn nhất về các công trình nghiên cứu y học, trang greenmedinfo đã tập hợp thành một tài liệu 300 trang, chuyên liệt kê các bài báo khoa học có bình duyệt (peer review) mới nhất với hơn 200 tác dụng phụ của vắc-xin (nặng nhất là chết).

Theo TS. BS Humsphire, chủ đề vắc-xin thực ra rất phức tạp, các vắc-xin không hề giống nhau. Chúng có thành phần khác nhau, tác dụng và các phản ứng phụ khác nhau, cần xem xét từng trường hợp cụ thể. Có loại chứa virus sống, loại chứa vi khuẩn, loại có thủy ngân, formaldehyde, loại chứa nhiều vật liệu khác… Các chủng virus và độc lực cũng khác nhau, cần nghiên cứu từng trường hợp cụ thể. Ngay cả phản ứng đối với vắc-xin của trẻ cũng rất khác nhau.

8. Hãy nghĩ 2 lần (Think twice) trước khi tiêm phòng cho trẻ

Với kinh nghiệm 30 năm nghiên cứu về vắc-xin, ông Neil Miller kêu gọi các bậc cha mẹ hãy cân nhắc thật kỹ, giống như đối với tất cả các lựa chọn y tế khác, trước khi chọn loại vắc-xin để tiêm cho trẻ. Các loại vắc-xin phản ứng không giống nhau vì bản chất chúng khác nhau, và cơ thể của trẻ cũng không giống nhau. Ông đã lập nên trang web thinktwice.com để mọi người cùng tham khảo.

Tác giả cho rằng vắc-xin là chủ đề rất phức tạp. Trong khi đó các bác sĩ quá bận rộn để nghiên cứu thêm, các tổ chức y tế chỉ dựa vào số liệu do nhà sản xuất cung cấp để cấp phép, chính phủ phụ thuộc vào các nhà sản xuất và luôn lo sợ rằng dịch bệnh sẽ bùng phát trở lại nếu tiêm phòng cho trẻ không đúng theo khuyến cáo… Và tất nhiên, chẳng có nhà sản xuất nào lại đi công bố các thông tin bất lợi cho chính mình cả.

Khi bàn đến những trường hợp tai biến do vắc-xin gây ra, một số nhà nghiên cứu đồng cảm chia sẻ: Chúng ta đều rất cân nhắc khi mua một chiếc xe, nghiên cứu về nhà sản xuất, về độ an toàn, về loại nhiên liệu, cách sử dụng… Vậy nhưng có mấy người tìm hiểu xem thành phần thực sự của vắc-xin có những gì, tác dụng thế nào, rủi ro ra sao… Điều này liên quan đến sức khỏe của trẻ, đến cả quãng đời của trẻ, thậm chí đến sống và chết… Do vậy, đây hẳn phải là một quyết định hết sức tỉnh táo và thận trọng.

9. Quyết định của cha mẹ liên quan cả cuộc đời con

Nhìn một cách tổng thể, vắc-xin là một biện pháp chăm sóc sức khỏe giống như rất nhiều biện pháp khác, các liệu trình điều trị khác, tuy nhiên nó có điểm đặc biệt là:

  • Người tiêu dùng (nhận các mũi tiêm chủng) có thể là còn quá nhỏ, không thể tự quyết định được và phải cần đến sự can thiệp của người bảo trợ là cha mẹ.
  • Vắc-xin chủ yếu nhắm đến các bệnh truyền nhiễm, nên trạng thái sức khỏe của những trẻ em này sẽ ít nhiều liên quan đến những người xung quanh.

Đây chính là 2 điểm quan trọng làm cho chủ đề vắc-xin trở nên phức tạp. Nhiều cha mẹ trông cậy vào bác sĩ của mình, nhưng thực tế cho thấy họ cũng quá bận rộn. Vì thế, việc tư vấn kỹ lưỡng về các giải pháp y tế, về công hiệu cũng như rủi ro tiềm ẩn của từng loại thuốc/vắc-xin… là gần như không thể. Nhiều bác sĩ thậm chí chỉ lặp lại những thông điệp ngắn gọn chính thống về hiệu quả của vắc-xin như thế nào, chương trình chủng ngừa chuẩn cần ra sao, bao nhiêu mũi tiêm, khi nào cần tiêm tiếp…

Vắc-xin không giống như nước cất, một khi đã tiêm vào người, những thành phần trong vắc-xin sẽ tỏa đi khắp cơ thể, nếu tất cả chúng đều tốt thì không có gì bàn cãi. Đồng dạng, các tổn hại (nếu có) cũng sẽ như một ma trận đi theo cá nhân đó đến cuối cuộc đời. Điều này rất đáng để các bậc cha mẹ lưu tâm tìm hiểu kỹ.

(còn tiếp…)

Kiên Thành

Xem thêm: