Nhóm chuyên gia WHO gần đây đã hoàn thành cuộc điều tra về nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) tại Trung Quốc. Một số thông tin quan trọng không được công bố trước đó đã liên tiếp được tiết lộ ra ngoài. Trưởng nhóm chuyên gia cho biết, có dấu hiệu cho thấy đợt dịch ở Vũ Hán vào tháng 12/2019 lan rộng hơn so với phỏng đoán trước đây và 13 chủng virus khác nhau đã xuất hiện vào thời điểm đó.

shutterstock 1659733411 scaled
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). (Ảnh: Skorzewiak/ShutterStock)

Nhóm chuyên gia của WHO đã đến Vũ Hán, Trung Quốc vào ngày 14/1 năm nay và lưu lại đó trong 4 tuần, bao gồm cả việc cách ly tại khách sạn trong 2 tuần trước đó. Sau khi nhóm kết thúc hành trình, một số thành viên đã được phỏng vấn bởi các kênh truyền thông khác nhau và tiết lộ một số phát hiện của chuyến đi.

Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, Trưởng nhóm chuyên gia điều tra của WHO, ông Peter Ben Embarek cho biết dịch viêm phổi Vũ Hán đã thực sự lan rộng ở Vũ Hán vào đầu tháng 12/2019. Ông cho biết trong quá trình điều tra tại Vũ Hán, nhóm đã xem dữ liệu của các nhà khoa học Trung Quốc về 174 bệnh nhân, đây đều là những ca nhiễm ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc khi dịch bệnh bùng phát lần đầu tiên vào tháng 12/2019. Trong số này, 100 trường hợp được xác nhận bằng các xét nghiệm thực nghiệm, và 74 trường hợp còn lại dựa trên các đánh giá lâm sàng theo các triệu chứng của bệnh nhân.

Ông Embarek đề cập, nếu dựa trên tỷ lệ khoảng 15% bệnh nhân mắc trọng chứng để tính toán, thì e rằng số người nhiễm bệnh đã vượt quá 1.000 người.

Ông cũng nói rằng nhóm chuyên gia lần đầu tiên phát hiện, vào thời điểm virus viêm phổi bùng phát ở Vũ Hán vào tháng 12/2019, đã có 13 chủng virus khác nhau. Ông tin rằng nếu có dữ liệu bệnh nhân nhiều hơn để kiểm tra, thì có thể mong đợi nhiều manh mối hơn về mô hình địa lý và thời gian bùng phát. Nhưng ông Embarek từ chối đưa ra nhận định về sự phát triển của dịch bệnh ở Vũ Hán.

Tuy nhiên, CNN dẫn lời một chuyên gia người Úc khác nói rằng virus viêm phổi Vũ Hán đã lan truyền trong một khoảng thời gian trước tháng 12/2019, và vật liệu di truyền được phát hiện có khả năng là bằng chứng cụ thể đầu tiên trên quốc tế ủng hộ lý luận này.

Trước đó, tờ Wall Street Journal dẫn lời các thành viên trong nhóm chuyên gia của WHO cho biết, nhà chức trách Trung Quốc từ chối cung cấp dữ liệu thô về các ca nhiễm virus đầu tiên tại nước này, hai bên đã có các cuộc tranh luận quyết liệt vì vấn đề cung cấp thiếu chi tiết. Báo cáo cũng chỉ ra rằng số trường hợp viêm phổi mà Trung Quốc cho phép nhóm chuyên gia xem xét không phải là toàn bộ, điều này không đúng như với điều tra dịch tễ học tiêu chuẩn. Một số thành viên nhóm cũng tiết lộ với tờ New York Times rằng nhóm điều tra và giới chức trách Cộng sản Trung Quốc không có sự đồng nhất.

Trong cuộc họp báo của WHO vào ngày 13/1, nhà virus học Hà Lan Marion Koopmans, một thành viên của nhóm chỉ ra, sau khi điều tra toàn diện cơ sở dữ liệu thống kê dịch bệnh của Trung Quốc, họ phát hiện ra rằng có 92 người ở các tỉnh Hà Nam, Hồ Bắc và Hồ Nam đã có các triệu chứng tương tự của bệnh viêm phổi Vũ Hán trước khi dịch bùng phát ở Vũ Hán.

Trong cuộc phỏng vấn, ông Embarek cho biết nhóm của WHO hy vọng sẽ trở lại Vũ Hán trong vài tháng nữa để tiếp tục điều tra, nhưng chưa đưa ra thời gian biểu cụ thể.

Điều đáng nói là, giai đoạn trước trong quá trình điều tra của nhóm chuyên gia WHO về truy xuất nguồn gốc ở Trung Quốc có thể được mô tả là biến đổi bất ngờ. Ngoại giới thường đặt câu hỏi liệu họ có thể có được manh mối hữu ích nào hay không khi mà đến tận một năm sau khi dịch bệnh bùng phát, họ mới đến địa phương để điều tra. Sắp xếp hành trình chính thức và sự cởi mở thông tin của chính quyền Trung Quốc cũng được chú ý.

Sau đợt bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc vào đầu năm 2020, dịch đã nhanh chóng lan ra thế giới và gây ra những tổn thất cũng như rắc rối nghiêm trọng cho 192 quốc gia và khu vực. Khi bắt đầu bùng phát, Mỹ, Úc và các nước khác đã yêu cầu WHO để cử chuyên gia điều tra nguồn gốc dịch bệnh, Hoa Kỳ thậm chí còn đề nghị cử chuyên gia dịch tễ học và chuyên gia virus đến Trung Quốc để hỗ trợ điều tra nhưng đều bị Bắc Kinh từ chối và trì hoãn vì nhiều lý do. Tính đến ngày 15/2/2021, hơn 2,4 triệu người trên toàn thế giới đã bị cướp đoạt mạng sống do dịch bệnh.

Lê Tiểu Quỳ, Vision Times

Xem thêm: