ĐCSTQ rất coi trọng ngoại giao với Đức, về phương diện giao lưu trao đổi với nguyên thủ các nước phương Tây, lãnh đạo Trung Quốc và Đức có nhiều trao đổi nhất và có các chuyến thăm thân thiết nhất. Bà Angela Merkel đã tới thăm Trung Quốc 12 lần trong 16 năm làm thủ tướng từ năm 2005 đến năm 2021. Từ năm 2014 – 2019, ông Tập Cận Bình và bà Merkel gặp nhau trung bình mỗi năm một lần.

Mời xem Phần 1 tại đây.

1257px Angela Merkel Juli 2010 e1632791130741
Chấp chính 16 năm, bà Merkel – vị nữ thủ tướng đầu tiên của Đức sắp giải nhiệm (Nguồn: Armin Linnartz/ Wikimedia)

Ngoại trừ thành phố Bắc Kinh, mỗi lần đến thăm Trung Quốc, bà Merkel đều đến thăm một thành phố khác. Các thành phố như Thượng Hải, Nam Kinh, Tây An, Quảng Châu, Thiên Tân, Thành Đô, Hợp Phì, Thẩm Dương, Hàng Châu, Thâm Quyến và Vũ Hán đều lưu lại dấu chân của bà.

Trong tuyên truyền của Trung Quốc, hình tượng của bà Merkel tích cực và chính diện, và phong thái gần gũi với người dân đi sâu vào lòng người. Chẳng hạn, khi đến Nam Kinh năm 2007, bà không ở trong căn phòng dành cho tổng thống rộng 400m2 vì cho rằng nó quá sang trọng nên đã chọn phòng thương gia cao cấp rộng 70m2. Đến bữa sáng, bà cũng xếp hàng ăn tối như những vị khách khác, thậm chí còn cúi xuống nhặt chiếc bánh mì vô tình chạm đất.

Năm 2014, khi bà Merkel thăm Thành Đô, bà còn đến chợ mua một túi tương ớt (doubianjiang) trị giá 5 tệ.

Thời kỳ đầu nhậm chức, “nhân quyền đi song song với thương mại” đã tác động đến ĐCSTQ

Khi bà Merkel vừa mới lên nắm quyền, thái độ của bà đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hoàn toàn trái ngược với sự xu nịnh thân Cộng của người tiền nhiệm – ông Gerhard Schröder, bà kiên trì nói về nhân quyền với Trung Quốc. Vào thời điểm đó, nhiều kênh truyền thông bình luận rằng bà đã mở ra một “mô hình mới” về chính sách đối với Trung Quốc. Ông Gerhard Schröder tập trung vào kinh tế và thương mại trong chính sách đối với Trung Quốc của mình, né tránh vấn đề nhân quyền. Dù có nói về nhân quyền thì cũng là đóng kín cửa không công khai. Trong chuyến thăm Trung Quốc lần thứ hai vào năm 2007, bà Merkel đã áp dụng cách tiếp cận theo hai hướng: vừa cần kinh tế và thương mại, cũng cần cả nhân quyền.

Chuyên gia về Trung Quốc của Epoch Times, ông Lý Thiên Tiếu (Li Tianxiao), đã phân tích trong một bài viết vào năm 2007 rằng bà Merkel vừa “tấn công từ trên xuống dưới” vừa “tấn công từ trái sang phải”. Trên là gây áp lực lên lãnh đạo tầng cao của ĐCSTQ thời điểm đó là ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo về vấn đề nhân quyền; dưới là đưa cánh tay viện trợ về phía người dân Trung Quốc; trái là quan tâm đến nhân quyền và tự do của báo chí; phải là ĐCTQ phải làm theo ý của phía Đức về đầu tư và thương mại. Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Merkel tới Trung Quốc tập trung vào cuộc gặp với các nhà hoạt động nhân quyền cấp thấp, trong đó có 4 nhà hoạt động nhân quyền bao gồm tác giả của “Báo cáo khảo sát nông dân Trung Quốc”.

Lần thứ hai thăm Trung Quốc, bà có cuộc tọa đàm với 4 nhân sĩ truyền thông bất đồng ý kiến với chính sách của Bộ tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ, đồng thời bà có bài phát biểu về nhân quyền tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. Sau đó, mỗi lần đến thăm Trung Quốc, bà đều sẽ bố trí gặp mặt những người bất đồng chính trị Trung Quốc. “Khuôn mẫu mới” về “nhân quyền song song với thương mại” của bà Merkel đã kiềm chế được ĐCSTQ – kẻ thượng đội hạ đạp (xu nịnh người trên, bắt nạt kẻ yếu).

Sau chuyến thăm Trung Quốc lần đầu tiên, thương mại Trung – Đức năm 2006 đạt 78,2 tỷ đô la Mỹ, tăng 23,6% so với năm 2005. Hơn 4000 dự án đầu tư của Đức tại Trung Quốc chỉ tăng mà không giảm. Năm 2007, bà Merkel gặp đức Đạt Lai Lạt Ma tại Phủ Thủ tướng ở Berlin, việc này khiến Bắc Kinh tức giận. Bà Merkel đã hồi đáp lại rằng: “Tôi gặp ai ở đâu là chuyện của tôi, không cần người khác phải vung tay múa chân.”

Embed from Getty Images

Ảnh hưởng bởi khủng hoảng đồng Euro, rụt đầu tránh nói về nhân quyền

Năm 2008, bà Merkel không tham gia lễ khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh, quan hệ Trung – Đức rơi xuống đáy.

Năm 2009, cơn sóng thần tài chính tấn công thế giới, châu Âu chìm trong khủng hoảng đồng Euro, bà Merkel hy vọng tìm kiếm sự giúp đỡ từ Trung Quốc, và tiếng nói chỉ trích ĐCSTQ vi phạm nhân quyền dần biến điệu. Khi bà Merkel đến thăm Trung Quốc vào năm 2012, kế hoạch gặp gỡ các nhà bất đồng chính kiến ​Trung Quốc và thăm tờ báo “Phương Nam Cuối Tuần” đã bị ĐCSTQ phá hoại, nhưng bà không kháng nghị chuyện này. Truyền thông Đức cho rằng đây là việc Đức chấp nhận sự xúc phạm.

Các chuyên gia nhân quyền Đức lên án rằng tiếng nói chỉ trích của bà Merkel đối với các vấn đề nhân quyền của ĐCSTQ ngày càng nhỏ, giọng điệu rõ ràng lịch sự nhưng hàm chứa đầy chỉ trích của bà đã bị mất.

Trong năm đó (năm 2012), Thủ tướng Merkel dẫn đầu 7 bộ trưởng trong nội các và lãnh đạo của các công ty lớn tới Bắc Kinh để tham gia Đối thoại Kinh tế Trung – Đức. Hai bên đã ký 13 thỏa thuận hợp tác tại Bắc Kinh, tổng giá trị hợp tác thương mại đạt được là gần 7 tỷ đô la Mỹ, phía Trung Quốc đã đặt hàng 50 máy bay Airbus.

Năm 2012, Ủy ban Châu Âu đã khởi xướng một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với ngành sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc. Khi đó, thị trường EU chiếm 60% thị trường xuất khẩu tấm pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc. Trong quá trình này, bà Merkel luôn khẳng định sẽ đối thoại và đàm phán để ngăn chặn việc áp thuế vĩnh viễn đối với Trung Quốc.

Cắt băng khánh thành tại Vũ Hán

Thái độ của bà Merkel đối với ĐCSTQ từ cứng rắn chuyển sang nhân nhượng và kéo dài cho đến hiện nay.

Vào tháng 9/2019, bà Merkel đã dẫn một phái đoàn kinh tế lớn bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, ĐCSTQ thực thi “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” và việc cảnh sát Hồng Kông trấn áp bạo lực người biểu tình, bà Merkel là nguyên thủ phương Tây đầu tiên đến thăm Trung Quốc kể từ khi bùng nổ phong trào biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông. 

Trước chuyến đi, nhiều đảng phái chính trị trong Quốc hội Đức và các nhà hoạt động nhân quyền ở Hồng Kông đều kêu gọi bà Merkel, mong bà thảo luận vấn đề nhân quyền ở Hồng Kông với các nhà lãnh đạo ĐCSTQ. Tuy nhiên, theo các nguồn tin chính thức của Trung Quốc, bà Merkel và ông Tập Cận Bình đã không đề cập đến vấn đề Hồng Kông và nhân quyền trong cuộc gặp của họ. Khi gặp ông Lý Khắc Cường, bà Merkel đã nói về việc cần đảm bảo các quyền và tự do của người Hồng Kông.

Vào thời điểm đó, tờ Bild, tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất ở Đức, cũng đăng một bài báo nói rằng: Lẽ nào các công ty của chúng ta không quan tâm đến quyền tự do của Hồng Kông sao? Khi bà Merkel thăm Trung Quốc lần cuối vào năm 2019, bà đã chọn Vũ Hán là điểm dừng chân cuối cùng và cắt băng khánh thành nhà máy mới của công ty phụ tùng ô tô Đức Webasto tại tại đó. Trong vòng chưa đầy 3 tháng, thành phố Vũ Hán đã trở thành tâm điểm của thế giới, và đại dịch virus toàn cầu vẫn tiếp tục bùng phát từ Vũ Hán cho đến ngày nay.

Các nhân viên của công ty nơi bà Merkel cắt băng khánh thành cũng là những người đầu tiên ở Đức nhiễm virus. Công ty Đức đã mang virus truyền nhiễm trở lại đất nước của họ, đe dọa cuộc sống và tính mạng của người Đức, cũng tác động đến nền kinh tế Đức.

Cố vấn ngoại giao kỳ cựu của EU: Bà Merkel đã dùng “sách lược hoàn toàn sai lầm” đối với Trung Quốc

Bà Merkel là nhân vật chính trong chính sách nhân nhượng của Đức và Liên minh châu Âu (EU), “Hiệp định Đầu tư Trung Quốc – EU” là do bà chủ trương ủng hộ. Trong khi ĐCSTQ đưa ra “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” để thăm dò cộng đồng quốc tế, Đức lại không có bất kỳ biện pháp trừng phạt nào đối với ĐCSTQ. Bà Merkel còn ra một tuyên bố, nhấn mạnh rằng Trung Quốc là một đối tác đáng để cộng đồng quốc tế coi trọng. Đức sẽ tăng cường hợp tác với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực như an ninh, y tế, kinh tế, v.v.

Vào tháng 7 năm nay, trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Bild, Elmar Brok, cố vấn chính sách đối ngoại của Nghị viện châu Âu và là chính trị gia người Đức thuộc cùng đảng với bà Merkel, đã cho biết rằng chính sách đối với Trung Quốc của bà Merkel rất thất bại. Ông nói rằng cách tiếp cận của bà Merkel để đối phó với chế độ độc tài là quá ngây thơ, “Đây là sách lược hoàn toàn sai lầm. Ngay cả một yêu cầu rất đơn giản, mà đến nay Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng không hề thực thi: Chính là phải có điều kiện tiếp cận thị trường lẫn nhau một cách hoàn toàn đối đẳng (ngang nhau)!”

Ông Elmar Brok nói một cách rõ ràng, EU cần phải đoàn kết nhất trí, cùng nhau đối phó với ĐCSTQ. Ông còn nói, “Nếu Berlin và Brussels tiếp tục thực hiện chính sách đối với Trung Quốc của họ cho đến nay, vậy thì chúng ta đang thua trận này trận chiến này.”

Theo Chu Nhân, Epoch Times

Xem thêm: