Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố, gần đây chỉ trong một ngày quân đội Mỹ đã thành công trong 3 cuộc thử nghiệm mới về linh kiện vũ khí siêu thanh. Trước đó, quân đội Mỹ đã tiết lộ về ưu tiên phát triển vũ khí siêu thanh để ứng phó trước nguy cơ từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

190306 F F3456 1001
Vũ khí siêu thanh X-60A (Không quân Mỹ)

Theo thông tin hôm 21/10 từ Lầu Năm Góc của Mỹ, Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia (Sandia National Laboratory) của Mỹ đã thực hiện thành công 3 cuộc thử nghiệm mới về linh kiện vũ khí siêu thanh tại Cơ sở bay Wallops ở Virginia, những linh kiện này sẽ được đưa vào sử dụng trong hệ thống tên lửa siêu thanh vào năm 2022.

Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết hoạt động thử nghiệm đã cung cấp thông tin cho chiến lược phát triển về khả năng tấn công nhanh thông thường của Hải quân và tấn công siêu thanh tầm xa (LRHW) của Lục quân Mỹ. Thử nghiệm cũng “cho thấy công nghệ siêu thanh tiên tiến, khả năng và hệ thống nguyên mẫu trong môi trường hoạt động thực tế”.

Tuy nhiên trong một tuyên bố khác vào hôm thứ Năm (21/10), Bộ Quốc phòng Anh cho biết rằng một cuộc thử nghiệm công nghệ siêu thanh được tiến hành ở Alaska Mỹ đã thất bại do trục trặc tên lửa đẩy, nhưng tên lửa đẩy này không nằm trong kế hoạch siêu thanh và không liên quan gì đến tàu lượn siêu thanh thông thường. Thông tin cho hay, trước đó tên lửa đã rời bệ phóng thành công, hiện đang tìm hiểu lý do dẫn đến sự cố.

Hải quân và Lục quân Mỹ cũng có kế hoạch tiến hành một cuộc thử nghiệm LRHW chung vào năm tài chính 2022.

Kế hoạch về LRHW do công ty Lockheed Martin triển khai sản xuất, có thể bay với tốc độ vượt quá 5 Mach, tương ứng với khả năng di chuyển hơn 60 dặm/phút. LRHW có độ chính xác và khả năng hoạt động cực cao, có thể sẵn sàng tấn công bất kỳ vị trí nào trên thế giới với thời gian thực hiện chỉ trong vài phút.

 

Kế hoạch ưu tiên của quân đội Mỹ

Thực tế từ đầu thế kỷ 21, quân đội Mỹ đã sở hữu nhiều công nghệ siêu thanh hàng đầu, nhưng họ đã tạm dừng công nghệ này. Tuy nhiên, hiện nay ĐCSTQ và Nga đã gây ra mối đe dọa lớn cho Mỹ thông qua phát triển loại vũ khí này trên quy mô lớn.

Vào năm 2018, thời Tổng thống Trump đã cho thành lập lực lượng lớn thứ sáu của Lực lượng Vũ trang Mỹ là Lực lượng Không gian, đồng thời tăng chi tiêu quân sự và chuẩn bị vũ khí để đối phó với mối đe dọa của ĐCSTQ.

Tháng 10/2020, quân đội Mỹ đã công bố bản đồ khái niệm của LRHW tầm xa mới. LRHW có thể được điều khiển từ nền tảng di động và nhanh chóng triển khai đến vị trí mong muốn bằng xe tăng để sẵn sàng tấn công mục tiêu.

Tại “Hội nghị chuyên đề về Chiến tranh Không gian” vào tháng 2/2021, Giám đốc Mike White của Văn phòng Siêu thanh thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã phát biểu rằng Mỹ đã liệt kê kế hoạch phát triển LRHW là ưu tiên hàng đầu để đối phó với mối đe dọa của ĐCSTQ.

 

LRHW của Mỹ có tầm bắn hơn 2775 km

Hồi giữa tháng Năm, tờ “Breaking Defense” của Mỹ đưa tin rằng một người phát ngôn của Quân đội Mỹ đã xác nhận LRHW có tầm bắn hơn 2.775 km giúp cho “mọi thứ có thể xảy ra”. Thông tin cho biết trong nhiều năm, quân đội Mỹ đã không muốn để lộ tầm bắn thực sự của LRHW. Hiện nay, chỉ sau khi giới chức cấp cao thuộc các quân chủng khác nhau thống nhất quan điểm tình hình thì Lục quân Mỹ mới thoải mái cho công bố dữ liệu liên quan này.

Thông tin giả định một kịch bản: Trong trường hợp xảy ra xung đột ở eo biển Đài Loan, quân đội Mỹ đóng tại Guam cách Đài Loan 2.500 km cũng có thể sử dụng LRHW để tấn công quân ĐCSTQ đang bao vây Đài Bắc.

Liên quan đến việc Mỹ thử nghiệm vũ khí siêu thanh, Giám đốc Tô Tố Vân (Su Ziyun) của Viện Nghiên cứu Công nghiệp và Tài nguyên Quốc phòng thuộc Viện Nghiên cứu An ninh Quốc phòng Đài Loan nói với Epoch Times rằng trước đây, Mỹ và Nga đã có thời gian gần 50 năm nghiên cứu cơ bản về tên lửa siêu thanh này, tuy nhiên sau đó không tiếp tục triển khai là vì thỏa thuận về vấn đề vũ khí hạt nhân. Nhưng hiện nay trước nguy cơ ĐCSTQ phá vỡ thế cân bằng này, do ĐCSTQ tuyên bố phóng thành công tên lửa siêu thanh Dongfeng 17 nên Mỹ tiếp tục lại kế hoạch cũ kết hợp với công nghệ mới nhất, vì vậy không nghi ngờ gì về phản ứng nhanh chóng của Mỹ trong vấn đề này. Công nghệ của Mỹ thì đã dẫn đầu. 

 

ĐCSTQ đã hai lần thử nghiệm LRHW

Hôm 21/10, tờ Financial Times (Anh) đưa tin vào mùa hè năm nay quân đội ĐCSTQ đã tiến hành hai cuộc thử nghiệm LRHW.

Theo đó vào ngày 27/7, ĐCSTQ đã phóng một tên lửa lần đầu tiên sử dụng hệ thống ném bom quỹ đạo để đẩy một phương tiện siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân bay quanh Trái đất; sau đó vào tháng Tám, ĐCSTQ đã thử nghiệm một loại LRHW có khả năng mang hạt nhân bay vòng quanh trái đất trước khi đến mục tiêu.

Nhưng ĐCSTQ phủ nhận việc thử nghiệm LRHW, nhấn mạnh rằng đó là một cuộc thử nghiệm tàu ​​vũ trụ thông thường.

Về điều này, vào ngày 21/10, chuyên gia quân sự Lý Chính Hạo (Li Zhengxiu) tại Quỹ Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Đài Loan đã nói với Epoch Times rằng LRHW của ĐCSTQ vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu, tất nhiên thời điểm này họ phải phủ nhận. Ông nói rằng nếu Mỹ phát hiện ra ĐCSTQ sở hữu LRHW có khả năng mang hạt nhân, khi đó có khả năng kích thích Mỹ tái khởi động vũ khí trang bị không gian và cũng có thể kích thích Mỹ hợp tác với các đồng minh phương Tây khởi động lại các kế hoạch như Chiến tranh Lạnh mới để cân bằng quân sự với ĐCSTQ.

Nhưng ông Lý Chính Hạo không quên nhấn mạnh, không nước nào thực sự muốn chiến tranh vì hệ quả là hủy diệt thế giới, đặc biệt là khi hiện nay, một số nước có năng lực vũ khí hạt nhân, nếu kích hoạt thì hậu quả sẽ rất thảm khốc. Chuyên gia Tô Tố Vân cũng cho biết, “Tóm lại, về mặt chiến lược, không phải cường điệu khi chúng ta ví đây như là sự khởi đầu của chiến tranh lạnh quân sự (Mỹ-Trung)”.

Theo Phương Minh, Epoch Times

Xem thêm: