6 bang Missouri, Arkansas, Louisiana, Mississippi, Nam Carolina, và Utah hôm 10/12 (giờ Mỹ) đã yêu cầu Tối cao Pháp viện (TCPV) cho phép họ được tham gia với tư cách nguyên đơn vào vụ kiện bầu cử mà bang Texas đã nộp vào giữa đêm 7/12.

Toi cao phap vien
Ảnh ghép từ ảnh của Carol M. Highsmith/ Wikimedia và pngwing.com

Trong một bản kiến nghị ngắn gọn được đệ trình lên Tối cao Pháp viện hôm 10/12, 6 tiểu bang nêu trên đã nêu ra các lý do họ nên được tham giao vào vụ kiện bầu cử này với tư cách nguyên đơn. 6 tiểu bang lập luận rằng kiến nghị của họ là đúng thời điểm, họ có quan tâm đến diễn tiến vụ án, lợi ích của họ có thể bị tổn hại do khuynh hướng hành động, và họ chưa được đại diện thỏa đáng liên quan đến hành động này.

Kiến nghị của 6 bang cho rằng: “Các bang [yêu cầu được] tham gia [vụ kiện] chắc chắn rằng Nguyên đơn Texas sẽ tranh tụng mạnh mẽ và hiệu quả trong vụ kiện này, nhưng Tổng Chưởng lý của mỗi bang trong 6 bang phải được đặt trong tình huống tốt nhất để đại diện cho lợi ích của mỗi bang và người dân của họ”.

Trước đó, vào gần nửa đêm ngày thứ Hai 7/12 (giờ Mỹ), bang Texas đã đệ trình một kiến nghị yêu cầu được phép khởi kiện 4 bang Pennsylvania, Georgia, Michigan và Wisconsin với mục đích bảo vệ tính toàn vẹn của cuộc bầu cử 2020.

Bang Texas cáo buộc rằng 4 bang ‘chiến trường’ quan trọng đã có các hành vi vi phạm hiến pháp như thay đổi luật bầu cử sai luật, đối xử với các cử tri không công bằng, và việc nới lỏng các biện pháp bảo vệ toàn vẹn phiếu bầu đã dẫn tới các bất thường bầu cử đáng kể.

6 bang yêu cầu được tham gia vụ kiện bầu cử nêu trên nằm trong tổng số 18 bang Cộng hòa đã đệ trình bản tóm tắt “Thân hữu tòa án”, trong đó nhấn mạnh rằng vụ kiện do bang Texas nộp lên Tối cao Pháp viện là rất quan trọng và yêu cầu tòa án tối cao quan tâm xem xét.

Văn bản “Thân hữu tòa án” được hiểu là khi một người (hoặc nhóm người), không phải là một bên trong một vụ kiện, đưa ra những quan điểm (thường dưới dạng các văn bản toát yếu ngắn) về việc nên quyết định vụ kiện như thế nào.

12 bang còn lại trong 18 bang nộp bản “Thân hữu tòa án” ủng hộ Texas gồm: Alabama, Florida, Indiana, Kansas, Montana, Nebraska, Bắc Dakota, Oklahoma, Nam Dakota, Tennessee, và Tây Virginia.

6 bang khác cũng có tổng chưởng lý là thành viên Đảng Cộng hòa – Alaska, Idaho, Kentucky, New Hampshire, Ohio, và Wyoming – chưa đệ trình bản “Thân hữu tòa án” ủng hộ Texas hoặc đệ trình kiến nghị được tham gia vụ kiện với tư cách nguyên đơn. Một số hãng truyền thông đã cố gắng liên lạc với tổng chưởng lý của 6 bang này để yêu cầu bình luận về vụ kiện bầu cử do bang Texas khởi xướng, nhưng chưa nhận được phản hồi. 

Tổng thống Trump và đội ngũ pháp lý của ông cũng đã gửi kiến nghị lên Tối cao Pháp viện xin được tham gia vụ kiện bầu cử của Texas với tư cách là nguyên đơn.

Trong khi  đó, hôm 10/12, Đặc khu Columbia (D.C) nơi đặt thủ đô Washington D.C đã nộp một bản tóm tắt pháp lý thay mặt cho 22 (có tổng chưởng lý là hành viên Đảng Dân chủ) để phản đối đơn kiện bầu cử mà bang Texas đã đệ trình lên Tối cao Pháp viện vào giữa đêm 7/12.

22 bang này chưa bao gồm 6 bang bị đơn là: Pennsylvania, Georgia, Michigan, và Wisconsin.

Tối cao Pháp viện đã thụ lý vụ kiện của Texas và đã đặt hạn chót 3 giờ chiều ngày 10/12 (giờ Mỹ) cho các bang bị đơn phải đệ trình các lập luận trả lời đơn kiện của Texas.

Theo The Epoch Times, 4 bang bị đơn đã bắt đầu nộp lên Tối cao Pháp viện các tài liệu phản đối vụ kiện bầu cử do bang Texas đệ trình. 

Pennsylvania là bang đầu tiên trong 4 bang bị đơn đã nộp tài liệu phản đối đơn kiện của Texas đến Tối cao Pháp viện. Tổng Chưởng lý Pennsylvania Josh Shapiro nói rằng đơn kiện của Texas đang gia tăng thêm “âm hưởng xấu về các tuyên bố sai trái, không có thật” liên quan tới cuộc bầu cử Mỹ ngày 3/11.

Xuân Thành

Xem thêm: