Tại sao và bằng cách nào WHO lại phê duyệt việc sử dụng khẩn cấp vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc, và tiếp theo là vắc-xin Sinovac? Ai là người hưởng lợi nếu Hoa Kỳ từ bỏ các bằng sáng chế vắc-xin? Sự chú ý của quốc tế đã lặng lẽ chuyển từ rò rỉ virus sang một khả năng khác. Dưới đây là quan điểm của nhà bình luận thời sự Yokogawa của Epoch Times.

shutterstock 1877626183
(Ảnh minh họa: Steve Heap/Shutterstock)

1. WHO khẩn cấp phê duyệt việc sử dụng vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc

Gần đây có tin tức về việc WHO đang xem xét dữ liệu về hai loại vắc-xin của Trung Quốc để phê duyệt sử dụng khẩn cấp trong tuần này. Hai loại đó lần lượt là vắc-xin virus bất hoạt của Sinopharm và Sinovac. BBIBP-CorV nghiên cứu và phát triển bởi Viện Sản phẩm Sinh học Bắc Kinh thuộc Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) được phê duyệt lần này cũng là sớm nhất, được cho là hiệu quả lâm sàng tốt hơn của Viện Vũ Hán.

Nhìn chung, WHO đã phê duyệt việc sử dụng vắc-xin khẩn cấp cho 6 loại vắc-xin, trước đó có 5 loại: Pfizer, AstraZeneca, Johnson & Johnson, Covishield của Viện huyết thanh học Ấn Độ và Moderna.

Ngoại giới vẫn luôn lo ngại về vắc-xin của Viện Sinopharm Bắc Kinh, chủ yếu bởi cho đến nay, ngoại trừ tỷ lệ bảo vệ hiệu quả 79,34% do tự Trung Quốc tuyên bố thì không có dữ liệu chi tiết nào khác được cung cấp. Hầu hết các báo cáo đều trích dẫn từ báo cáo của truyền thông Trung Quốc, không phải số liệu chuyên nghiệp.

Lần này, bởi do WHO đánh giá, nên cuối cùng họ cũng đưa ra một số dữ liệu, mặc dù không được chi tiết. Nhóm chuyên gia hoàn toàn tin tưởng vào khả năng phòng dịch của vắc-xin Sinopharm, đồng thời “rất ít tin tưởng” vào dữ liệu một số bệnh nhân bị tác dụng phụ nghiêm trọng.

Trước hết, tất cả dữ liệu được cung cấp bởi Sinopharm và quốc gia tiến hành thử nghiệm lâm sàng, WHO và bất kỳ bên nào khác vẫn chưa xác minh độc lập các dữ liệu này. Mà những quốc gia này cũng không được biết đến là có độ minh bạch và dữ liệu chính xác.

Thứ hai là việc chọn mẫu để thử nghiệm lâm sàng, theo số liệu do Tổ chức Y tế Thế giới công bố, có một hiện tượng khá kỳ lạ, đó là có rất ít thử nghiệm lâm sàng cho những người từ 60 tuổi. Trong giai đoạn thứ ba của thử nghiệm, độ tuổi từ 18 đến 59 tuổi, theo nhóm vắc-xin và nhóm giả dược, số người thử nghiệm lần lượt là 13.556 và 13.559, số ca nhiễm lần lượt là 21 và 95 (tỷ lệ hiệu quả là 78,1% đến từ đây), còn độ tuổi từ 60, lần lượt chỉ có 206 và 209 người, không có ca nhiễm nào.

Điều này có phần bất thường trong việc chọn mẫu, vì trước khi xảy ra đột biến kép ở Ấn Độ, đã có nhiều ca nhiễm người cao tuổi ở nhiều quốc gia với tỷ lệ tử vong cao, trong khi tại thử nghiệm này tỷ lệ người từ 60 tuổi chỉ chiếm tỷ lệ 1/60. 

Lần này, đánh giá được thực hiện bởi Nhóm Cố vấn Chiến lược của WHO. Chưa rõ thành phần nhóm gồm những ai, nhưng tôi hoàn toàn không có niềm tin vào đội ngũ chuyên gia của WHO.

Lần trước, nhóm chuyên gia của WHO hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thậm chí còn kết luận rằng việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm là trường hợp khó xảy ra nhất và khuyến cáo không nên tiến hành nghiên cứu thêm. Nguồn gốc tự nhiên với ít bằng chứng nhất lại được coi là có khả năng xảy ra nhất. Hơn nữa, Tiến sĩ Peter Daszak của Liên minh Sinh thái Sức khỏe (EcoHealth), mà mọi người đều biết là có xung đột lợi ích, đã được đưa vào nhóm chuyên gia để làm hài lòng ĐCSTQ. Trước khi dịch bệnh bùng phát, ông Daszak đã từng hợp tác mật thiết với Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán và nhà nghiên cứu hàng đầu về virus corona trên dơi. 

Chỉ vì Chính phủ Mỹ thông báo trước về việc kiểm tra thực tế và cựu giám đốc CDC đứng ra phát biểu để gây sức ép, nên tổng giám đốc WHO Tedros đã phải thay đổi lời nói của mình.

Có thể là do có sự can thiệp của ĐCSTQ mà WHO đã làm điều đó. Nhưng xét cho cùng, đây là vấn đề liên quan đến mạng người. WHO đã và đang mắc những sai lầm đối với vấn đề dịch bệnh, từ phủ nhận việc lây truyền từ người sang người, hay là khuyên các quốc gia không nên cấm các chuyến bay đến Trung Quốc, cho đến việc tiến hành nghiên cứu chung với ĐCSTQ, ngay cả xuất phát điểm của cuộc điều tra cũng không dám nói. Và giờ đây, việc phê duyệt để sử dụng khẩn cấp cho vắc-xin Sinopharm, rốt cuộc có bao nhiêu phần là khoa học và bao nhiêu phần là chính trị?

Chỉ riêng mặt so sánh vắc-xin, một số quốc gia hiện đang sử dụng vắc-xin Trung Quốc có hiệu quả kiểm soát dịch bệnh kém, ví dụ như Chile từng có tỷ lệ người dân được tiêm chủng cao thứ ba trên thế giới và hơn 90% trong số đó là vắc-xin Sinovac, tình hình dịch bệnh đã không giảm mà còn gia tăng sau khi tiêm phòng trên diện rộng.

2. Hoa Kỳ đề xướng từ bỏ các bằng sáng chế vắc-xin

Bằng sáng chế là sự đảm bảo cho các sáng tạo mới. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật phương Tây phụ thuộc vào sự hình thành và cải tiến hệ thống sáng chế.

Một hậu quả của việc ĐCSTQ đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ là các công ty ở các nước phát triển như Hoa Kỳ mất động lực sáng tạo mới, điều này nghiêm trọng hơn nhiều so với thiệt hại kinh tế trực tiếp.

Trong lịch sử, quả thật có những nhà phát minh đã tự nguyện từ bỏ bằng sáng chế, ví dụ như Roentgen đã không xin cấp bằng sáng chế cho tia X phục vụ cho cả nhân loại mà ông đã phát minh, nhưng những người như vậy rất hiếm. Những sáng chế hoàn toàn xuất phát từ cảm hứng đam mê và tinh thần cống hiến. Những người như vậy luôn là một con số rất nhỏ. Hầu hết mọi người đều cần động lực bên ngoài và lợi ích của việc bảo vệ bằng sáng chế là một trong số đó.

Thứ hai, xã hội hiện đại khó có thể dựa vào các nhà phát minh riêng lẻ để có được bằng sáng chế lớn. Cần có các nhóm, công ty và thậm chí cả quốc gia. Ví dụ, vắc-xin mRNA do chính phủ và các công ty cùng phát triển, có nhiều hơn một bằng sáng chế liên quan và không ai có quyền tuyệt đối từ bỏ các bằng sáng chế.

Tất nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc cụ thể như từ bỏ bảo hộ độc quyền sáng chế thì hiệu quả bảo vệ của vắc-xin sẽ như thế nào? Dự tính là sẽ không lớn, bởi vì năng lực sản xuất và đảm bảo chất lượng quan trọng hơn, hiện nay, ngoại trừ các công ty hiện đã có bằng sáng chế, các công ty khác ngay cả khi họ có bằng sáng chế cũng không thể sản xuất nổi.

Ngoại lệ duy nhất có thể là Trung Quốc. Trung Quốc có năng lực sản xuất, một khi Hoa Kỳ từ bỏ các bằng sáng chế của mình, Trung Quốc có thể nhanh chóng bắt đầu đưa vào sản xuất. Vân Nam đã xây dựng cơ sở sản xuất vắc-xin mRNA đầu tiên với công suất sản xuất hàng năm là 120 triệu liều. Cơ sở này được phát triển bởi Viện Nghiên cứu Quân y, Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Tô Châu Aibo và Công ty TNHH Công nghệ sinh học Vân Nam Watson, nhưng ước tính rằng công nghệ của họ không đạt đến cấp độ của Hoa Kỳ.

Một khi bằng sáng chế bị hủy bỏ, lợi ích đầu tiên hoặc thậm chí duy nhất là dự án này có liên quan đến quân đội của ĐCSTQ. Đây có lẽ là lý do quan trọng khiến rất nhiều nước phát triển phản đối việc này.

3. Tiếp theo thuyết rò rỉ, thuyết chiến tranh sinh học dần xuất hiện

Trước hết hãy để tôi nói về thuyết rò rỉ. Sau hơn một năm, Quốc hội Hoa Kỳ cuối cùng cũng bắt đầu điều tra nguồn gốc của virus Trung Cộng (virus corona mới). Một số thành viên Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ Hoa Kỳ công bố cho người dân nước này biết mức độ mà Hoa Kỳ nắm được. Đây không phải là cuộc điều tra độc lập của Quốc hội, Quốc hội có nguồn lực hạn chế, việc này nhằm thúc giục chính phủ công bố thông tin.

Bài phát biểu của Tổng thống Brazil Jal Bolsonaro hôm thứ Tư tuần trước (ngày 5/5) rõ ràng có ý chỉ trích mạnh mẽ rằng ĐCSTQ đã tạo ra virus COVID-19 trong một “phòng thí nghiệm” để tiến hành “chiến tranh hóa học”.

Thuyết chiến tranh sinh học hay thuyết rò rỉ thì đều là virus được tạo ra trong phòng thí nghiệm, và có khả năng biến đổi nhân tạo, phương pháp biến đổi cũng giống nhau. Chẳng hạn như bài báo “Nature” về thí nghiệm tăng cường chức năng đối với sự lây nhiễm giữa các chủng virus corona dơi, nó có thể được sử dụng trong sản xuất vũ khí sinh học. Sự khác biệt là cố ý hoặc vô ý.

Cá nhân tôi không có đủ bằng chứng để ủng hộ lý thuyết vũ khí sinh học, nhưng tuyên bố này đang gây lo ngại.

Cuối tuần qua, tờ The Australian đã đăng một bài báo của phóng viên điều tra Markson, các nhà khoa học quân sự Trung Quốc đã thảo luận về việc Thế chiến tiếp theo sẽ sử dụng vũ khí sinh học, điều này đã gây chú ý cao độ. Trên thực tế, đây không phải là một bí mật lớn, quân đội Trung Quốc vẫn luôn thảo luận bán công khai về tính khả thi của vũ khí sinh học và di truyền.

Bài báo đề cập đến một báo cáo của Trung Quốc năm 2015, do ông Từ Đức Trung (Xu Dezhong), giáo sư Khoa Dịch tễ học của Trường Đại học Quân y 4 dẫn đầu, ông là trưởng nhóm Nhóm chuyên gia phân tích dịch SARS của Bộ Y tế trong thời diễn ra dịch SARS. Có 18 tác giả được liệt kê trong tài liệu, trong đó có 10 tác giả là các nhà khoa học và chuyên gia vũ khí liên quan đến Đại học Quân y Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ở Tây An. Cấp độ nghiên cứu quốc phòng của trường được xếp vào loại “cực kỳ nguy hiểm”, bao gồm nghiên cứu khoa học y tế và tâm lý.

Quan điểm chủ yếu về SARS của ông Từ Đức Trung là SARS CoV được tạo ra bằng các phương pháp phi tự nhiên (chẳng hạn như công nghệ di truyền) và có khả năng thu hút mọi người theo cách “tiến hóa phi tự nhiên”. Tiêu đề của tài liệu được trích dẫn trong báo cáo tương tự như tiêu đề của một cuốn sách đã xuất bản, nội dung và quan điểm chính là tương tự hoặc chính là cùng một cuốn sách.

Ngoài ra, phóng viên điều tra người Úc Sharri Markson sẽ xuất bản cuốn sách mới “Điều gì thực sự đã xảy ra ở Vũ Hán” (What Really Happened In Wuhan) vào tháng Chín. Cuốn sách thảo luận về các cuộc điều tra và nghiên cứu liên quan về nguồn gốc của bệnh viêm phổi ở Vũ Hán, đồng thời cũng đề cập đến tài liệu nói trên. Chúng ta sẽ tiếp tục chú ý.

Theo Yokogawa, Epoch Times