Ông Akio Yaita, giám đốc chi nhánh Đài Bắc của Sankei Shimbun Nhật Bản, nói rằng chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có ý định đe dọa Đài Loan sau chuyến thăm của bà Pelosi, nhưng không ngờ lại khiến Nhật Bản nâng cao cảnh giác và tăng cường vũ khí của mình, ông cho rằng về cơ bản ĐCSTQ là “tự lấy đá ghè chân mình”.

p3195441a579352783 ss
Ngày 4/8 Chiến khu Đông đã công bố thông tin về các tên lửa được phóng nhắm vào Đài Loan, theo đó trong số 11 tên lửa được phóng đi chỉ có 4 tên lửa bay qua vùng trời Đài Loan. (Nguồn: Chiến khu Đông)

Sau khi bà Nancy Pelosi kết thúc chuyến thăm Đài Loan, ĐCSTQ đã tiến hành tập trận quân sự ở vùng biển xung quanh Đài Loan và phóng 16 tên lửa, trong đó có 5 tên lửa rơi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, điều này làm dấy lên lo ngại lớn từ Nhật Bản. Nước này không những phản đối nghiêm nghị mà còn có thể sẽ triển khai 1000 tên lửa chống hạm.

Tờ Yomiuri Shimbun tại Nhật Bản gần đây đưa tin, Nhật Bản có kế hoạch bắt đầu triển khai 1.000 tên lửa chống hạm vào năm 2024, và dựa trên cơ sở các tên lửa chống hạm hiện có, để phát triển các tên lửa chống hạm tầm xa có tầm bắn 1.000 km, có thể vươn thẳng tới Bắc Triều Tiên và các vùng ven biển của Trung Quốc.

Về vấn đề này, ông Akio Yaita, giám đốc chi nhánh Đài Bắc của tờ Sankei Shimbun, đã đăng trên Facebook rằng vụ việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tương lai ở Đông Bắc Á. Ngân sách triển khai tên lửa, nếu được Quốc hội Nhật Bản thông qua thành công, có thể được coi là một trong những phản ứng dây chuyền của cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc ở eo biển Đài Loan cách đây vài tuần.

Ông Akio Yaita nói rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang có ý định đe dọa Đài Loan, nhưng ông không ngờ rằng Nhật Bản sẽ nâng cao cảnh giác và tăng cường vũ khí, điều này đã thu hẹp khoảng cách về sức mạnh quân sự giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Những gì Bắc Kinh đã làm chắc chắn là điều mà họ thường nói là “tự lấy đá đập vào chân mình”.

Ông cho rằng nếu 5 tên lửa được phóng trong cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc không rơi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản vài tuần trước, xã hội Nhật Bản có thể đã không nhận thức đầy đủ về mối đe dọa từ Trung Quốc, nhưng sau khi Trung Quốc phóng tên lửa vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, không những không xin lỗi mà còn đặt câu hỏi về tính hợp pháp của vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, điều này khiến Nhật nhận thức sâu sắc rằng Trung Quốc là một quốc gia phi lý tính, cố gắng thay đổi hiện trạng bằng bạo lực, về cơ bản không cách nào và không thể đối thoại được, “Do đó, việc tăng cường trang bị vũ khí đã dần trở thành sự đồng thuận của xã hội Nhật Bản.”

Ông cũng nói thêm, nếu 1.000 tên lửa này được triển khai thành công, về độ chính xác thì đều vượt xa so với tên lửa do Trung Quốc sản xuất, những tên lửa này sẽ đóng vai trò hiệu quả trong việc kiềm chế tàu chiến và tàu sân bay Trung Quốc thường xuyên ẩn hiện tại eo biển Đài Loan. Một số nhà phân tích chỉ ra rằng một khi tên lửa được triển khai, tàu chiến Trung Quốc sẽ không bao giờ dám dễ dàng quấy rối vùng biển gần Nhật Bản. “Trong tương lai, trong quá trình những người bảo thủ Nhật Bản thúc đẩy Nhật Bản sửa đổi hiến pháp, 5 quả tên lửa do Trung Quốc bắn tới lần này cũng sẽ trở thành bằng chứng mạnh mẽ trong tay những người thuộc phe thúc đẩy sửa đổi hiến pháp.”

16 tên lửa của ĐCSTQ đã bắn trúng ở đâu?

Tuần trước (ngày 20/8), ông Akio Yaita cũng đã thảo luận với anh Joseph Wen, một người hâm mộ quân sự và là sinh viên của Đại học Soochow, Đài Loan, trên chương trình “Tam quốc diễn nghĩa” của Đài truyền hình Trung Hoa (CTS) rằng “Trung Quốc tập trận quân sự đã phóng 16 quả tên lửa”, “rốt thì 16 tên lửa này bắn đến đâu?”

Ông Akio Yaita cho biết, quân đội Mỹ và quân đội Đài Loan đã phát hiện được 11 tên lửa, còn phía Nhật Bản đã quan sát được 9 tên lửa, tuy nhiên do phía Nhật không có “radar cảnh báo sớm tầm xa” (Pave Claw Radar) như Đài Loan có trạm radar Lạc Sơn, do khu vực tập trận của quân đội ĐCSTQ là ở phía tây nam Đài Loan, đây là điểm mù quan sát của Nhật Bản. Ông Akio Yaita cho rằng Mỹ và Đài Loan kiểm tra được 11 quả tên lửa, đây là thông tin đáng tin hơn.

Ông chỉ ra rằng Nhật Bản đã không quan sát nó, một lý do là nó dựa trên hiến pháp hòa bình, tương đương với việc trói tay chân. Tuy nhiên, ông nói rằng lần này, 5 tên lửa đã rơi xuống vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản (EEZ) đã gây ra tranh cãi rất lớn ở Nhật Bản.

Liệu có phải ĐCSTQ cố ý phóng tên lửa vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản?

Theo phân tích của ông Akio Yaita, có hai khả năng xảy ra, một là một số người cho rằng Bắc Kinh cố ý, hai là muốn xem phản ứng của Nhật Bản và răn đe Nhật. Nếu xảy ra chiến tranh ở eo biển Đài Loan, quân đội Đài Loan sẽ di chuyển như thế nào? Quân đội Mỹ di chuyển như thế nào? Hầu hết chúng đều có thể đoán trước được. Nhưng còn Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản? Họ hoàn toàn không có khái niệm, vì vậy ĐCSTQ muốn xem Nhật Bản sẽ làm gì. Hiện tại, xã hội chủ lưu ở Nhật đều đồng ý với nhận định này.

Một phân tích khác là ĐCSTQ ban đầu muốn bắn vào vùng biển Đài Loan, nhưng lại vô tình bắn vào vùng biển trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Theo lý luận thông thường, có nhiều khả năng ĐCSTQ đã bắn trượt mục tiêu. Ông Akio Yaita cho rằng “công nghệ tên lửa của ĐCSTQ không tốt, đó là điều tốt cho Đài Loan”, “nhưng Nhật Bản, Mỹ và Đài Loan cũng cần tăng cường mối quan hệ, thì khi gặp chuyện mới không hốt hoảng và đối kháng với kẻ địch một cách ung dung. Đặc biệt là giữa Nhật Bản và Đài Loan, đối thoại an ninh cần được tăng cường từ nay về sau.”