Có thông tin Chính phủ của bà Truss mới lên nắm quyền tại nước Anh chuẩn bị đưa Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào danh sách “nguy cơ cấp thiết”, thay đổi quan điểm “đối thủ cạnh tranh mang tính hệ thống” của thời cựu Thủ tướng Johnson.

shutterstock 2198583263
Chính phủ mới của Anh thời Thủ tướng Truss đang tính điều chỉnh chính sách về Trung Quốc, qua đó liệt ĐCSTQ vào danh sách “nguy cơ cấp thiết”. Hình ảnh Thủ tướng mới của Vương quốc Anh Liz Truss có bài phát biểu đầu tiên tại Phố Downing ở London, Anh, ngày 6/9. (Ảnh: Fred Duval/ Shutterstock).

Điều chỉnh chính sách về Trung Quốc

Theo những nguồn tin từ truyền thông Anh như GuardianTelegraph, Chính phủ Anh đang có động thái nhằm điều chỉnh chính sách về Trung Quốc từ thời Thủ tướng Boris Johnson. Thời đó, ông Johnson xếp Trung Quốc vào “đối thủ cạnh tranh mang tính hệ thống”, còn lập trường mới thời bà Liz Truss có xu hướng diều hâu hơn đối với Trung Quốc khi nâng mức độ cứng rắn xác định Trung Quốc là “nguy cơ cấp thiết”. Hôm 11/10, phát ngôn viên của Phố Downing đã trả lời truyền thông xác nhận đang xem xét các thủ tục liên quan.

Tờ Telegraph ngày 12/10 chỉ ra, so với Nga (xâm lược Ukraine từ ngày 24/2) thì Trung Quốc (ĐCSTQ) thực sự quỷ quyệt hơn và là “nguy cơ nghiêm trọng tiềm tàng” hơn đối với lợi ích lâu dài của các nền dân chủ phương Tây. May mắn là Anh và phương Tây nói chung đã ý thức rõ và đang tạm biệt “kỷ nguyên vàng” hợp tác với ĐCSTQ trong việc thiết lập trường học, chương trình điện hạt nhân và mạng 5G bắt đầu từ năm 2015 thời cựu Thủ tướng Cameron của Đảng Bảo thủ.

Tờ Guardian dẫn nguồn tin cho biết, trong vòng vài ngày tới Chính phủ của bà Truss có khả năng sẽ tiến hành xem xét lại chính sách về Trung Quốc. Tuần trước Bộ Giáo dục Anh đã bày tỏ sự ủng hộ đối với các Viện Khổng Tử do ĐCSTQ quảng bá, động thái khiến Chính phủ Truss không đồng thuận và buộc phải thừa nhận sai lầm.

Định nghĩa trước đây của Chính phủ Anh về Trung Quốc (ĐCSTQ) đã được đưa vào báo cáo chính sách đối ngoại và quốc phòng toàn diện được công bố vào tháng 3/2021. Bản báo cáo đó nhằm định hướng cho chiến lược toàn cầu của nước Anh trong 5 năm tới. Nhưng chỉ vài tuần sau khi bà Truss nhậm chức, vị Thủ tướng mới này đã đảo ngược các chính sách từ thời người tiền nhiệm Johnson.

Văn phòng Thủ tướng cho biết bà Truss đã chỉ thị cập nhật báo cáo đánh giá toàn diện về các chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh để đối phó với một Trung Quốc ngày càng hùng mạnh. Người phát ngôn của Văn phòng Thủ tướng Truss cho biết: “Như Thủ tướng đã tuyên bố, Nga vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với Anh, nhưng Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài nghiêm trọng nhất đối với các giá trị và cách sống của chúng tôi”.

Bà Truss lâu nay đã có lập trường diều hâu chống lại Trung Quốc, không giống như cựu Thủ tướng Boris Johnson từng có xu hướng tiếp cận với Trung Quốc nhẹ nhàng hơn.

Tác động tiêu cực đối với giá trị và lối sống của Anh

Hầu hết các nghị sĩ kỳ cựu trong Đảng Bảo thủ cầm quyền của Anh đều hoan nghênh động thái dự kiến này. Nghị sĩ Iain Duncan Smith quan tâm đến việc tranh cử Chủ tịch Ban đối ngoại Hạ viện cho biết đáng lý Anh nên cứng rắn với Trung Quốc từ sớm hơn.

Ông Smith nói: “Đã đến lúc chúng ta ngừng lãng phí thời gian, phải thừa nhận Trung Quốc (ĐCSTQ) là mối đe dọa đối với cách sống của chúng ta và đã đến lúc đối xử với họ như với Nga”.

Những năm gần đây, xu thế người thuộc phe bảo thủ của Anh lo ngại về Trung Quốc (ĐCSTQ) dần tăng lên. Tại Mỹ, cả cựu tổng thống Trump và tổng thống đương nhiệm Biden đều có lập trường cứng rắn hơn trong quan hệ với Trung Quốc, động thái đó càng làm trầm trọng thêm quan ngại của Đảng Bảo thủ Anh về Trung Quốc. Sau đó, bắt đầu từ cựu Thủ tướng Anh Johnson đã trì hoãn việc thúc đẩy mạng 5G, đã không cho phép nhà sản xuất thiết bị viễn thông Huawei của Trung Quốc thúc đẩy triển khai 5G tại Anh cũng như không cho dùng thiết bị Huawei trong hệ thống mạng internet của Anh.

Thay đổi trong 10 năm

Quan hệ Trung-Anh trong 10 năm qua ngày càng xa nhau hơn, năm 2015 thời Thủ tướng Cameron từng xác định “muốn trở thành người bạn thân thiết nhất của Bắc Kinh tại phương Tây” và hai bên đã khởi động “kỷ nguyên vàng”; nhưng nhà cầm quyền ĐCSTQ thời Tập Cận Bình ngày càng độc tài khiến nhà chức trách Anh đã chuyển từ thái độ ủng hộ lớn nhất của Trung Quốc ở châu Âu trở thành một trong những bên chỉ trích gay gắt nhất, đặc biệt là vấn đề tự do ở Hồng Kông và Tân Cương, khiến Đảng Bảo thủ trở nên ngày càng đối nghịch hơn với Trung Quốc.

Tờ Telegraph đã chỉ ra lập trường của Anh đối với Trung Quốc (ĐCSTQ) đã có những thay đổi lớn sau 10 năm.

Tờ Times đưa tin độc quyền vào ngày 29/8 rằng sau khi bà Truss lên nắm quyền, nhà chức trách Anh sẽ lần đầu tiên liệt Trung Quốc vào danh sách “nguy cơ cấp thiết”, có nghĩa là hai nước không còn là quan hệ đối tác kinh tế và ĐCSTQ cũng không còn chỉ là “đối thủ cạnh tranh” được Chính phủ Johnson tiền nhiệm định vị, như vậy xu thế hợp tác kinh tế tăng cường trước đây của Bộ Tài chính Anh với Trung Quốc sẽ bị kiềm chế mạnh mẽ.

Theo tờ Guardian, bước đi mở đường của bà Truss là phản ứng trước tuyên bố của Bộ Giáo dục Anh vào cuối tuần trước ủng hộ 30 Viện Khổng Tử do ĐCSTQ thành lập được tồn tại trong các trường đại học ở Anh (vốn bị nghi ngờ được sử dụng làm công cụ tuyên truyền cho ĐCSTQ). Dưới áp lực của cơ quan chức năng khiến Bộ Giáo dục Anh đã phải điều chỉnh, từ đây Chính phủ Truss cũng đã đẩy nhanh việc xem xét lại chiến lược đối với Trung Quốc.