Ngày 4/2, cơ quan quản lý phát sóng Ofcom của Anh đã thu hồi giấy phép của Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) đang phát sóng ở Anh vì phát hiện tổ chức này hoàn toàn do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát.

p2872941a520224747
Tòa nhà “quần short” của đài CCTV tại Bắc Kinh (Nguồn: Wikipedia / Verdgris / CC BY-SA 3.0).

Bị phát hiện “mượn gà đẻ trứng”

Theo mạng Epoch Times, CGTN còn được gọi là “Đài Truyền hình Quốc tế Trung Quốc”, là một kênh tin tức vệ tinh quốc tế bằng tiếng Anh do ĐCSTQ trực tiếp kiểm soát. Ofcom đã đưa ra quyết định này sau khi xác định rằng giấy phép là không hợp pháp, vì chủ sở hữu giấy phép của CGTN ở Anh là Star Chinese Media (SCML), là nhà phân phối của CGTN chứ và không phải “nhà cung cấp” dịch vụ cho CGTN ở Anh.

Một phát ngôn viên của Ofcom cho biết trong một tuyên bố: “Theo chúng tôi điều tra được, giấy phép CGTN được nắm giữ bởi một tổ chức không có quyền kiểm soát biên tập đối với các chương trình của họ”. Điều này vi phạm Luật Phát thanh truyền hình của Anh, quy định rằng bên sở hữu giấy phép truyền thông phải toàn quyền kiểm soát dịch vụ được cấp phép, bao gồm kiểm soát biên tập các chương trình mà họ đưa ra trước công luận.

Sau tháng 2/2020 khi Ofcom bắt đầu điều tra việc, Tổng công ty CGTN (CGTNC), tổ chức của nhà nước Trung Quốc thực hiện quyền kiểm soát toàn bộ CGTN, đã nộp đơn xin chuyển nhượng giấy phép từ Star China Media cho chính họ.

Nhưng Ofcom đã từ chối đơn đăng ký này vì cho rằng CGTN “bị kiểm soát bởi một tổ chức hoàn toàn do ĐCSTQ kiểm soát”, trong khi Luật Phát thanh Truyền hình Anh quy định bên sở hữu giấy phép không nằm trong kiểm soát bởi bất kỳ tổ chức chính trị nào khác.

Ofcom cho biết: “Thư tín của CGTN trong cuộc điều tra của chúng tôi cho thấy rõ ràng rằng Công ty CGTN được kiểm soát bởi CCTV [Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc], và CCTV cũng là cổ đông duy nhất của Công ty CGTN.”

Nhận thấy Công ty CGTN do CCTV kiểm soát, còn CCTV là một bộ phận của Tập đoàn Truyền thông Trung Quốc, chịu sự kiểm soát của ĐCSTQ, do đó Công ty CGTN sẽ bị tước quyền sở hữu giấy phép phát sóng theo Luật Phát thanh truyền hình của Anh”.

Cơ quan quản lý của Anh cho biết họ đã cho CGTN “nhiều thời gian để tuân thủ các quy tắc theo luật định”, nhưng “đã không còn đủ kiên nhẫn”.

Ofcom tiếp tục: “Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, xem xét tất cả các sự kiện và quyền tự do ngôn luận của các đài truyền hình và người xem, quyết định của chúng tôi thu hồi giấy phép phát sóng của CGTN tại Anh là phù hợp.”

Có thể sẽ tăng thêm biện phát lệnh trừng phạt đối với CGTN

CGTN đã là đối tượng của một loạt cuộc điều tra của Ofcom và đang phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt hơn nữa vì vi phạm pháp luật về hoạt động truyền thông của Anh.

Vào tháng 5 năm ngoái, cơ quan quản lý của Anh đã phát hiện ra rằng CGTN đã “vi phạm nghiêm trọng” luật công bằng (truyền thông) của Anh khi đưa tin về các cuộc biểu tình dân chủ ở Hồng Kông.

Tháng 7/2020, Ofcom đã phát hiện CGTN “vi phạm nghiêm trọng” luật phát sóng của Anh khi phát sóng nội dung ép cung của công dân Anh Peter Humphrey vào năm 2013.

Do mức độ nghiêm trọng của những vi phạm này, chúng tôi đã cảnh báo CGTN rằng chúng tôi sẽ xem xét áp đặt các biện pháp trừng phạt,” cơ quan quản lý cho biết. “Quyết định hôm nay không ảnh hưởng đến các thủ tục trừng phạt đối với CGTN, chúng tôi có kế hoạch để sớm đưa ra quyết định.”

Theo tổ chức phi chính phủ nhân quyền Safeguard Defenders, CGTN và tổ chức đồng hành CCTV của ĐCSTQ đã phát sóng số lượng lớn cảnh “ép cung”, tương đương với “cố ý phạm tội, cố ý bóp méo sự thật, công khai lừa dối”, vi phạm Quy định về tính công chính và chuẩn xác của Ofcom (trong hoạt động tin tức).

Ofcom cho biết họ có ba cuộc điều tra về quyền riêng tư và công bằng đối với hoạt động truyền thông của CGTN. Một trong số đó là vụ việc vào tháng 8/2019 đã phát sóng sự kiện cựu nhân viên lãnh sự quán Anh Simon Cheng bị tình nghi do ép cung. Ông Simon Cheng bị cảnh sát Trung Quốc tạm giữ 15 ngày.

Hưởng ứng từ giới hoạt động nhân quyền và các nạn nhân

Theo tờ Daily Telegraph của Anh, quyết định của Ofcom đã nhận được hưởng ứng từ giới hoạt động nhân quyền, nhưng có khả năng sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa London và Bắc Kinh. Trong năm qua, Anh và Trung Quốc xung đột gay gắt vì quyết định của Anh loại trừ ‘gã khổng lồ’ viễn thông Trung Quốc Huawei khỏi mạng 5G của Anh, ngoài ra còn có vấn đề ĐCSTQ vi phạm nhân quyền tại Hồng Kông và Tân Cương.

Về vấn đề này, ông Charles Parton, cựu quan chức ngoại giao Anh tại Trung Quốc nhận định rằng Bắc Kinh sẽ xem quyết định của Ofcom là “một hành động thù địch có chủ ý”, ông cảnh báo rằng Bắc Kinh có thể có các biện pháp trả đũa đối với các tổ chức tin tức của Anh hoạt động tại Trung Quốc.

Trước đó, vào ngày 4/2 Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố rằng họ đã “cảnh báo nghiêm túc” với Công ty Truyền thông Anh (BBC) về “tin giả” của BBC liên quan bệnh viêm phổi Vũ Hán (Covid-19) và yêu cầu BBC công khai xin lỗi.

Ông Peter Dahlin, người đứng đầu tổ chức “Safeguard Defenders” giúp mọi người nộp đơn khiếu nại lên Ofcom và các cơ quan quản lý phát sóng ở Mỹ và Canada, đã cho biết: “Mất giấy phép là một chiến thắng quan trọng. Nhưng đối với CGTN, đây chỉ là sự khởi đầu…”.

Cựu nhân viên của lãnh sự quán Anh tại Hồng Kông, Simon Cheng nói: “Cơ quan ngôn luận của chế độ độc tài [ĐCSTQ] không còn có thể có được chỗ đứng ở Anh”. Anh Simon đã kiện  CGTN vào năm 2019 phát sóng cảnh ép cung.

Ông Peter Dahlin của tổ chức “Safeguard Defenders” cũng nói rằng Simon Cheng đã được tị nạn ở Anh sau khi bị cảnh sát mật của ĐCSTQ tra tấn, “có lẽ đây là nguyên nhân khiến CGTN thất bại”.

Một nạn nhân khác là ông Humphrey cũng bày tỏ hoan nghênh Ofcom đóng cửa văn phòng của CGTN ở London. Năm 2013 ông Humphrey đã bị chính quyền ĐCSTQ bắt giam hơn hai năm, bị đánh thuốc mê và còng tay vào một chiếc ghế sắt, bị ép phải “nhận tội”.

“Tôi rất vui khi Ofcom đã đưa ra quyết định thu hồi giấy phép của một công ty phát sóng hoàn toàn quái vật. Tôi nghĩ đây là một cái tát rất mạnh vào ĐCSTQ,” ông nói với tờ Daily Telegraph. “CGTN là mạng lưới tuyên truyền hải ngoại hàng đầu của ĐCSTQ, vì nó bị một đảng chính trị kiểm soát nên không nên cấp giấy phép (đối với tổ chức truyền thông tin tức).”

Về phía Chính phủ Anh, người phát ngôn của chính phủ Anh cho biết: “Đây hoàn toàn là quyết định do Ofcom đưa ra, độc lập với Chính phủ Anh, dựa trên giấy phép phát sóng hiện có. Tất cả các công ty phát sóng truyền thông đều phải tuân thủ luật pháp.

Thành Dung, Vision Times

Xem thêm: