Tư lệnh Hải quân cấp cao nhất của Pháp nói rằng sẽ xác định việc Trung Quốc “nhanh chóng đổi mới lực lượng vũ trang” là nguy cơ tiềm ẩn để chuẩn bị cho các cuộc xung đột trong tương lai. Theo Guardian vào ngày 5/12, tướng Pierre Vandier đã đưa ra thông báo sau khi Thủy quân lục chiến Pháp và 5 lực lượng đồng minh bao gồm cả Vương quốc Anh tham gia vào cuộc tập trận quy mô lớn kéo dài 2 tuần mà ông gọi là cuộc tập trận nhằm chuẩn bị cho “nguy cơ toàn diện”.  

p3054211a484125091
Duyệt binh của Hải quân 5 nước (Nguồn: PH3 ALTA I. CUTLER/Cục Lưu trữ Quốc gia Mỹ).

Quan hệ chính trị và ngoại giao giữa London và Paris đã đi xuống đến mức thấp mới sau thỏa thuận AUKUS giữa Mỹ, Anh và Úc. Khi đó, Úc đã hủy hợp đồng mua tàu ngầm của Pháp và ký hợp thỏa thuận an ninh chung với Anh và Mỹ để mua tàu ngầm hạt nhân của Mỹ. Tuy nhiên, quan hệ quốc phòng giữa Anh và Pháp vẫn bền chặt.

Trung tá Duncan Abbott là sĩ quan Hải quân Hoàng gia duy nhất lên tàu sân bay Pháp trong cuộc tập trận “Polaris 21” tại Pháp, cho biết ông không thấy căng thẳng sau Thỏa thuận AUKUS.  Ông nói: “Có mối quan hệ không thể tách rời giữa Pháp và Vương quốc Anh, có rất nhiều quan chức trao đổi như tôi làm việc trong quân đội của bên kia. Tất cả những hoạt động quan hệ này được thực hiện ở mức độ cá nhân ngày này qua ngày khác mà không có bất kỳ thay đổi nào”.

Kết thúc cuộc tập trận Polaris, ông Vandier phát biểu trước thủy thủ đoàn và các phóng viên trên tàu sân bay Charles de Gaulle của hạm đội Pháp rằng: “Trong 20 năm qua, chúng tôi đã chứng kiến ​​lực lượng hải quân tham gia vào các cuộc xung đột chủ yếu trên đất liền, chẳng hạn như ở Syria, Iraq và Libya”; “Ngày nay môi trường biển đang hoặc sẽ bị thử thách, thách thức bởi tàu ngầm, tấn công mạng, tấn công vũ trụ và chính tác chiến hải quân. Nhiệm vụ của chúng ta là hiểu rõ những yếu tố này trong môi trường tác chiến”.

Tướng Vandier nói rằng một số hải quân mà ông không muốn nêu tên đã “cưỡng bức” mở rộng ở Địa Trung Hải – dĩ nhiên có thể hiểu mối đe dọa chính rõ ràng là Nga và sự bành trướng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Ông nói: “Ngày nay, chúng tôi thấy rằng hải quân của họ đã tăng lên gấp 2 – 3 lần. Chúng tôi thấy trong 10 năm hải quân của Trung Quốc đã tăng gấp 2 lần”.

Ông cũng cho biết tốc độ tái vũ trang quốc tế đang tạo ra sự hỗn loạn và đang đùa cợt với “nền tảng của sự ổn định quốc tế”: “Chúng ta không thể đợi đến lúc quá muộn, chúng ta không thể vô tình bị đánh bại, chúng ta phải chứng tỏ rằng chúng ta là đáng tin cậy. Trong một thế giới không giới hạn, không chắc chắn và không ổn định, nếu chúng ta muốn được tôn trọng, chúng ta phải thể hiện tinh thần chiến đấu của mình. Chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống”.

Cuộc tập trận “Polaris 21” là một trong những cuộc tập trận hàng hải quốc tế lớn nhất trong lịch sử với 6000 quân nhân từ sáu đồng minh NATO tham gia mô phỏng trận chiến “cường độ cao” nhằm kiểm soát các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Sáu quốc gia là Mỹ, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ý, Vương quốc Anh và Pháp, trong đó một nửa số nhân viên tham gia là Hải quân Pháp. Có 24 thiết giáp hạm tham gia tập trận bao gồm các tàu của Mỹ, Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp và tàu khu trục Type 45 HMS Dragon của Hải quân Hoàng gia Anh, cũng như Lục quân và Không quân Pháp. Hoạt động tập trận được chia thành hai phe đối lập và dưới sự kiểm soát thời gian thực của tàu sân bay Charles de Gaulle, họ đã “chiến đấu ác liệt” trong 6 ngày.

Giả tưởng tàu sân bay Charles de Gaulle lãnh đạo Quân Xanh chống lại Quân Đỏ

United States Naval Institute News Network (USNI) đưa tin, tổng cộng 23 tàu nổi, 1 tàu ngầm và 65 máy bay chiến đấu các loại đã tham gia cuộc tập trận. Các máy bay tham gia được chia thành hai lực lượng đặc nhiệm: Lực lượng đặc nhiệm 473 cùng tàu R91 trong vai trò soái hạm là “Quân Xanh” chống lại Lực lượng đặc nhiệm “Hồng quân” 472 do tàu khu trục Fobin (D620) của Pháp là soái hạm.

Hai lực lượng đặc nhiệm có khả năng hoạt động hàng không, hoạt động trên mặt nước và hoạt động đặc biệt riêng biệt; trong diễn tập, “Hồng quân” có chi viện từ “chống thâm nhập” (A2AD) do lục quân và không quân Pháp vào vai. Hầu hết các máy bay và tàu chiến tham gia của đồng minh đều vào vai “Quân Xanh” trong các hoạt động chung, ngoại trừ tàu khu trục Anh Dragon (D35) và tàu cung cấp nhiên liệu của Mỹ Renhall (T-AO 189).

Gần với thực chiến

Cuộc tập trận “Polaris 21” nhằm kiểm chứng năng lực nhóm tác chiến tàu sân bay Pháp trong vai trò là lực lượng tác chiến nòng cốt của hải quân và không quân, có thể đánh bại một cách hiệu quả sức mạnh tác chiến phối hợp trên bộ, trên biển và trên không của đối phương, đồng thời cũng để kiểm chứng khả năng tác chiến của nhóm tàu tấn công tàu sân bay Charles de Gaulle đã sẵn sàng cho việc triển khai tuần tra vào tháng 2/2022 hay chưa.

Theo thông tin, giai đoạn khởi động của “Polaris 21” vào ngày 18/11 và cuộc đối đầu thực tế chính thức diễn ra từ ngày 25/11 – 3/12. Ngoài vùng biển phía tây Địa Trung Hải, toàn bộ khu vực tập trận còn một phần vùng biển và vùng trời của Pháp đối mặt với Đại Tây Dương nhằm mở rộng độ sâu của toàn khu vực diễn tập.

Hải quân Pháp tuyên bố rằng sự cạnh tranh giữa các cường quốc đang ngày càng trở nên gay gắt, và các cuộc tấn công trên bộ, trên biển, trên không và không gian, phổ điện từ và mạng internet ngày càng gia tăng, quân đội Pháp phải tăng cường năng lực chiến đấu và ứng phó hiệu quả với các mối đe dọa thông qua các bài tập chiến đấu sát với thực tế hơn.

Có lần liên lạc vệ tinh bị gián đoạn trong 24 giờ, điều này buộc quân đội phải hoạt động trong “sương mù chiến tranh”, như sĩ quan phụ trách điều phối chuyến bay cho biết: “Nó giống như quay lại những năm 1980. Chúng tôi không biết kẻ thù ở đâu”.

Tất cả thành viên phi hành đoàn được lệnh tắt điện thoại di động để tránh bị theo dõi. Các sĩ quan nói rằng nếu một thủy thủ của một con tàu định cấu hình sai một trong các ứng dụng của họ thì con tàu đó có thể bị theo dõi. Tướng Vandier nói: “Ngày nay cả cấp độ chiến thuật của chiến tranh cũng trở nên hoàn toàn phức tạp. Những dấu vết kỹ thuật số mà chúng ta để lại cũng thành công cụ cho những người tham chiến”.

Phi công tiêm kích Emerand cho biết cuộc tập trận kéo dài 16 ngày diễn ra rất căng thẳng. Các máy bay phản lực của hai phi đội liên tục bị rơi vào tình cảnh quấy nhiễu bất ngờ như trong một trận chiến thực sự, cũng thực hiện mô phỏng nhiệm vụ giải cứu một phi công máy bay chiến đấu bị trúng đạn của đối phương.

Ông nói: “Đây là cuộc tập trận quy mô lớn độc đáo trong thời gian dài. Ngoài việc kiểm tra năng lực của chính chúng ta còn phát đi một thông điệp về những gì chúng ta và các đồng minh có thể thực hiện phản ứng trước khả năng của một kẻ thù được trang bị tốt hoặc thậm chí còn tốt hơn chúng tôi”.  

Kiểm tra khả năng phối hợp toàn diện của Anh và Pháp

Ngoài ra trước đó vào tháng Sáu, tàu USS Charles de Gaulle của Pháp và tàu USS Queen Elizabeth của Anh cũng tham gia cuộc tập trận Gallic Strike được tổ chức ở phía tây Địa Trung Hải, thể hiện sự hợp tác giữa hải quân hai nước.

Sĩ quan Abbott trong biên đội căn cứ hải quân Toulon nói rằng cuộc tập trận Polaris đã kiểm tra khả năng “sẵn sàng” của Hải quân Pháp, có nghĩa là khả năng tích hợp các lực lượng không thuộc Pháp vào việc triển khai của quốc gia.

Ông nói: “Toàn bộ mục đích của cuộc tập trận là nghiên cứu chiến đấu trong các tình huống cường độ cao, kiểm tra khả năng của lực lượng Pháp và đồng minh trong việc ứng phó với các mối đe dọa không thể đoán trước và khác nhau một cách linh hoạt. Đây là một cơ hội rèn luyện thực sự hữu ích”; “Đó là chiến đấu trên không, trên mặt nước và dưới nước. Hải quân Hoàng gia Anh và Hải quân Pháp giống nhau ở nhiều khía cạnh, bao gồm cả quy mô và cách chúng tôi hoạt động. Điều mà [chỉ riêng] Pháp khó có thể làm được, và cả Vương quốc Anh cũng vậy”.

Thành Dung, Vision Times

Xem thêm: