Mới đây, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Học viện Quân sự (IRSEM) trực thuộc Bộ Quốc phòng Pháp, đã công bố một báo cáo phân tích mang tên “Hành động có ảnh hưởng của Trung Quốc (ĐCSTQ)”. Báo cáo tiết lộ chi tiết về những bí mật ít được biết đến, “3 trận đại chiến” của ĐCSTQ.

1707212311082378 600x400 1
Bức ảnh chụp 10 máy bay chiến đấu Trung Quốc bay qua Biển Hoa Đông ngày 20/7/2017. (Nguồn: Bộ Quốc phòng/Thông tấn xã Trung ương Đài Loan cung cấp)

Mời xem các bài trước:

70 năm trước, ĐCSTQ đã dựa vào “3 pháp bảo” của cách mạng, gồm “mặt trận thống nhất, đấu tranh vũ trang và xây dựng đảng”, nhằm tước đoạt chính quyền Trung Quốc.

Giờ đây, các nhà phân tích IRSEM của Pháp đã tiến hành các cuộc điều tra chi tiết. Đồng thời xác nhận rằng trong tình hình quốc tế luôn thay đổi, quân đội ĐCSTQ đang phát triển và sử dụng chiến tranh chính trị phi vũ trang, nhằm duy trì và xuất khẩu bá quyền cộng sản. Trong khi “thế giới bên ngoài đã không coi trọng đầy đủ đến điều này.”

Ngày 20/9, trong báo cáo nặng ký của mình, Viện IRSEM đã tiết lộ nhiều bí mật về “3 trận đại chiến” của Quân đội Giải phóng Nhân dân (Giải phóng quân), gồm: chiến tranh dư luận, chiến tranh tâm lý và chiến tranh pháp lý (gọi tắt là “3 cuộc chiến”). Đồng thời chỉ ra rằng “3 cuộc chiến” là sự mở rộng của mặt trận thống nhất của ĐCSTQ trong lĩnh vực chiến tranh.

Đây là chiến lược quan trọng của ĐCSTQ, nhằm tìm cách giành chiến thắng trong cuộc chiến với thế giới tự do mà không cần tốn một viên đạn, một phát súng. Chiến tranh dư luận chỉ việc nhào nặn tâm trí của quần chúng. Chiến tranh tâm lý chỉ việc đả kích sĩ khí của kẻ thù. Chiến tranh pháp lý chỉ việc sử dụng hệ thống luật pháp, nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công của kẻ thù.

Báo cáo nhắm thẳng vào “3 cuộc chiến” của ĐCSTQ: Vì duy trì quyền lực bất chấp mọi thủ đoạn

Ngay từ đầu Viện IRSEM đã tuyên bố rằng chiến lược “3 cuộc chiến” là một trong những chương trình chính của Giải phóng quân ĐCSTQ. Đồng thời nhấn mạnh: “Giống như chiến lược ‘Mặt trận thống nhất’, ‘3 cuộc chiến’ ít được biết đến.”

Theo báo cáo, tháng 12/2003, ĐCSTQ đã liệt kê “chiến tranh dư luận, chiến tranh tâm lý và chiến tranh pháp lý” vào “Quy chế công tác chính trị của Giải phóng quân Trung Quốc”, gọi tắt là “Quy chế công tác chính trị”, mới được Quân ủy Trung ương ban hành.

Năm 2010, trong “Quy chế công tác chính trị” được cập nhật, tất cả cán bộ, chiến sĩ của quân đội bắt buộc phải học chiến lược “3 cuộc chiến”. Bao gồm việc sử dụng chiến tranh dư luận trong công tác tuyên truyền quân sự, chiến tranh tâm lý trong công tác liên lạc quân sự, và chiến tranh pháp lý trong công tác chính trị, sự vụ, pháp luật và công tác tư pháp.

Báo cáo phân tích rằng “3 cuộc chiến” cùng nhau cấu thành hạt nhân của cuộc chiến chính trị của ĐCSTQ. Khái niệm cốt lõi của họ là sử dụng tất cả các biện pháp đối đầu phi vũ trang để đạt được mục tiêu của mình. Chiến tranh chính trị là một cuộc xung đột không tiếp xúc, phù hợp với cả thời chiến và thời bình.

Báo cáo chỉ ra rằng với sự phát triển của công nghệ thông tin và đẩy mạnh công tác tuyên truyền tư tưởng, “3 cuộc chiến” được coi là một phương tiện tranh đoạt quyền được nói. Nó có thể kiểm soát nghe nhìn, và thậm chí có thể đổi trắng thay đen. Áp dụng cho lĩnh vực tư tưởng, mục tiêu của “3 cuộc chiến” là gây ảnh hưởng đến tất cả những nhóm người bất ổn và giữ cho những người sau này tránh xa mọi hành vi “chống Trung Quốc (chống ĐCSTQ)”.

Cụ thể với lĩnh vực quân sự, mục đích của “3 cuộc chiến” là tạo ra một môi trường thuận lợi cho ĐCSTQ và hạn chế quyền tự do hành động của đối phương. Ví dụ, có quan điểm cho rằng chiến lược “3 cuộc chiến” tương tự như “chiến lược chống tiếp cận / từ chối khu vực (A2 / AD)”. Bản báo cáo nhấn mạnh rằng “3 cuộc chiến” là động cơ thúc đẩy ĐCSTQ tăng cường hiệu quả chiến đấu. “Nhiệm vụ của nó là mang lại lợi thế cho Giải phóng quân.”

Báo cáo IRSEM kết luận, “Cần phải hiểu rằng ‘3 cuộc chiến’ là một chiến lược được sử dụng để củng cố quyền lực cầm quyền của ĐCSTQ, tương tự như chiến lược mặt trận thống nhất.” Theo cách nói của ông Peter Mattis, chiến lược gia quân sự người Mỹ, “3 cuộc chiến” là sản vật của mặt trận thống nhất và chiến lược tuyên truyền đối ngoại quy mô lớn của ĐCSTQ.

ĐCSTQ chưa bao giờ công nhận hoặc chấp nhận khái niệm hoạt động “chống tiếp cận”. Nhưng ngay từ năm 2007, RAND Corporation, tổ chức tư vấn nổi tiếng của Mỹ, đã công bố một nghiên cứu có tiêu đề “Đi sâu vào hang rồng: Chiến lược chống tiếp cận của ĐCSTQ và tác động của nó đối với Hoa Kỳ.”

Báo cáo chỉ ra rằng ĐCSTQ sẽ đạt được mục tiêu giành lợi thế trong cuộc xung đột tại eo biển Đài Loan, bằng cách từ chối và hạn chế sự xâm nhập của quân đội Mỹ vào khu vực.

Báo cáo phân tích các ví dụ thực tế trong “cuộc chiến tâm lý” của ĐCSTQ

Trong báo cáo, Viện IRSEM đã phân tích chi tiết về 3 cuộc chiến của Giải phóng quân, đặc biệt là chiến tranh tâm lý.

Báo cáo chỉ ra rằng so với thời bình, chiến tranh tâm lý được sử dụng nhiều hơn trong thời chiến. Vai trò của chiến tranh tâm lý là tấn công sĩ khí của quân địch, uy hiếp, mê hoặc và làm quân địch hoang mang, thậm chí khủng bố quân địch, từ đó làm suy yếu hiệu quả chiến đấu và ý chí chiến đấu của đối phương. Nói cách khác, chính là tạo ra những người lính không chiến mà đã hàng.

Báo cáo liệt kê cách phân loại chiến tranh tâm lý của quân đội ĐCSTQ gồm răn đe, lừa gạt, ly gián và phòng vệ. Đồng thời phân tích một số ví dụ thực tế về cách ĐCSTQ vận dụng chiến tranh tâm lý.

  • Ví dụ 1: “Toàn bộ phương pháp” chống lại người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương

Các phương pháp của ĐCSTQ bao gồm bắt giữ tùy tiện, giam giữ hàng loạt, cải tạo lao động, theo dõi kỹ thuật số, thường xuyên điều tra, tẩy não trẻ em, phá hủy các địa điểm tôn giáo, v.v.

Theo báo cáo, người Duy Ngô Nhĩ là một nhóm dân tộc nói tiếng Turkic thời cổ (tiếng Đột Quyết) với người Hồi giáo chiếm đa số. Họ đã bị chính quyền ĐCSTQ đàn áp bằng bạo lực dưới danh nghĩa chống chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.

Người ta ước tính rằng từ 1 đến 3 triệu người Duy Ngô Nhĩ hiện đang bị giam giữ. Phụ nữ bị buộc phải triệt sản và có những biện pháp khác ngăn không cho người Duy Ngô Nhĩ sinh con. “Những hành động này của các nhà chức trách đã cấu thành một phần tội ác diệt chủng.”

Báo cáo cũng cho thấy, những phương pháp chiến tranh tâm lý của ĐCSTQ thậm chí còn đáng sợ hơn. “Các tù nhân bị giam giữ đã bị mổ cướp nội tạng và bán cho các nước vùng Vịnh với số lượng lớn, dưới danh nghĩa nội tạng halal (phù hợp về chuẩn mực và giá trị của đạo Hồi).”

Một lượng lớn bằng chứng cho thấy, người Duy Ngô Nhĩ bị đe dọa và “không dám nói chuyện với người nước ngoài.” Ngay cả khi có người may mắn chạy thoát ra nước ngoài, thì nỗi sợ hãi về chính quyền ĐCSTQ vẫn không nguôi.

Báo cáo phân tích: “Mục đích của kiểu chiến tranh tâm lý này là buộc người Duy Ngô Nhĩ phải hành động theo tư tưởng của chính quyền trung ương. Ví dụ này nhắc nhở chúng ta rằng 3 cuộc chiến không chỉ được sử dụng để chống lại các mối đe dọa ở nước ngoài. Miễn là ĐCSTQ cho rằng đó là các yếu tố cấu thành mối đe dọa, thì tất cả đều phải bị loại bỏ, cả trong và ngoài nước.”

Từ tháng Một năm nay, các Chính phủ Hoa Kỳ trước đây và hiện tại, đã liên tiếp kết tội ĐCSTQ phạm tội diệt chủng ở Tân Cương. Từ tháng Ba, nhiều quốc gia gồm Hoa Kỳ, Châu Âu, Anh và Canada, đã cùng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ĐCSTQ về vấn đề Tân Cương.

  • Ví dụ 2: Cuộc đối đầu giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ ở Donglang (Doklam) năm 2017

Báo cáo của IRSEM nói rằng ĐCSTQ đã áp dụng một loạt biện pháp làm tê liệt khả năng ra quyết định của đối phương. Kỳ thực, đây chính là một cuộc chiến tranh tâm lý trong thực tế.

Ví dụ, ĐCSTQ thường sử dụng Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận của mình, để hô hào: “Nếu Ấn Độ không rút quân, xung đột sẽ leo thang” hoặc “Thời khắc đếm ngược đã bắt đầu.”

Báo cáo nói rằng chiến tranh tâm lý của ĐCSTQ không chỉ sử dụng những từ ngữ đơn giản để đe dọa đối thủ. Họ còn tạo ra bầu không khí, trong đó xung đột có thể leo thang. Ví như công bố video về các cuộc tập trận của quân đội Cộng sản tại Tây Tạng, gửi các vật tư hậu cần quân sự đến tiền tuyến của cuộc xung đột. Thậm chí ĐCSTQ còn cố gắng đánh thức ký ức về sự thất bại của người Ấn Độ trong cuộc xung đột Trung-Ấn năm 1962. “Tuy nhiên, vai trò thực tế của chiến tranh tâm lý trong cuộc xung đột này vẫn chưa rõ ràng và khó đo lường.”

Bộ Chỉ huy “3 cuộc chiến”: Quan chức chỉ huy “Căn cứ 311” bị vạch trần

Sau khi phân loại và sàng lọc thông tin mạng tiếng Trung, IRSEM đã nghiên cứu Đơn vị 61716 của Giải phóng quân, cơ quan đầu não của “3 cuộc chiến” của ĐCSTQ, còn được gọi là “Căn cứ của Chiến tranh dư luận, Chiến tranh tâm lý và Chiến tranh pháp lý” hay “Căn cứ 311”.

IRSEM báo cáo rằng Căn cứ 311 được thành lập tại tỉnh Phúc Kiến năm 2005 và có thể là một đơn vị cấp quân đội.

Trước cuộc cải cách quân sự của ĐCSTQ năm 2015, Căn cứ 311 thuộc Tổng cục Chính trị của Giải phóng quân. Sau khi cải tổ, Căn cứ 311 có thể được đưa vào lực lượng hỗ trợ chiến lược của Giải phóng quân. Báo cáo cho rằng Căn cứ 311 có thể thuộc bộ phận công tác chính trị, của lực lượng hỗ trợ chiến lược, hoặc bộ phận hệ thống mạng.

Báo cáo của IRSEM nhấn mạnh rằng căn cứ 311 là căn cứ duy nhất được xác nhận dành riêng cho việc thực hiện chiến lược “3 cuộc chiến”“rất đáng được nghiên cứu chuyên sâu.” Báo cáo dẫn lời ông Mark Stokes, một học giả của tổ chức tư vấn Hoa Kỳ, cho rằng vai trò của Căn cứ 311 tương đương với 6 lữ đoàn tên lửa thông thường của ĐCSTQ.

Mặc dù căn cứ 311 hành sự bí mật và cực kỳ mờ ám, nhưng báo cáo của IRSEM vẫn tổng hợp được cơ cấu lãnh đạo và danh sách chỉ huy của căn cứ quân sự bí mật này.

id13267644 24bfd83208856576bf90e5b4de329902 copy
IRSEM tiết lộ danh sách các chỉ huy tại căn cứ 311. (Ảnh: Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Học viện Quân sự Pháp)

Báo cáo cho biết, giống như tất cả quân đội Giải phóng quân, sở chỉ huy của căn cứ 311 có hai lãnh đạo, một chỉ huy và một thiếu tướng hoặc chính ủy cấp đại tá. Thông thường họ có nhiệm kỳ từ 4-5 năm.

Các nhà lãnh đạo đầu tiên (từ năm 2005-2010) là Tư lệnh Đặng Trường Vũ và Chính ủy Tống Hải Hàng. Nhiệm kỳ thứ hai là Tư lệnh Vương Thụ (còn gọi là Uông Thụ) và Chính ủy Doãn Hồng Văn, họ nhậm chức từ năm 2014-2015. Nhiệm kỳ thứ ba gồm có Tư lệnh Nhạc Lôi (còn được gọi là Khâu Vũ) và Chính ủy Mai Hoa Ba, lẽ ra họ đã hết nhiệm kỳ. Lãnh đạo mới sẽ hoặc đã nhậm chức, nhưng vẫn chưa được biết tên.

Trong xác nhận của IRSEM về danh tính của chỉ huy Căn cứ 311, Thiếu tướng Tống Hải Hàng và Thiếu tướng Nhạc Lôi, cùng giữ chức Chủ tịch Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Hoa Nghệ Trung Quốc (CHBC). Thiếu tướng Nhạc Lôi thậm chí còn sử dụng bút danh. Nghiên cứu của IRSEM xác nhận rằng Thiếu tướng Nhạc Lôi và ông Khâu Vũ, Chủ tịch CHBC, là cùng một người.

Báo cáo chỉ ra rằng đây thực sự là danh tính ngụy trang của các chỉ huy của Căn cứ 311. “Tất cả các chỉ huy Căn cứ 311 đều có danh tính kép của chủ tịch CHBC”“căn cứ 311 bề ngoài hoạt động thông qua các công ty dân sự.”

“Căn cứ 311” được giấu ở đâu?

Viện IRSEM chỉ ra trong báo cáo rằng nhiệm vụ của Căn cứ 311 là “chịu trách nhiệm về hoạt động của chiến tranh chính trị. Kể từ năm 2011, mọi công tác chiến tranh tâm lý chống lại Đài Loan đều tập trung tại căn cứ này.”

Báo cáo tiết lộ rằng Căn cứ 311 có thể đứng sau cuộc chiến tuyên truyền tin tức giả, chống lại cuộc bầu cử Đài Loan năm 2018. Báo cáo nói thêm rằng “Căn cứ 311 dường như cũng đã tiến hành nghiên cứu về môi trường thông tin ở Hoa Kỳ”, gồm việc phân tích các biện pháp lập pháp chống lại các hoạt động tuyên truyền, và vai trò của truyền thông xã hội trong đời sống chính trị Hoa Kỳ, ví như tác động đến sự phân cực…

Ngoài việc tiết lộ nhiệm vụ bí mật của Căn cứ 311, báo cáo của IRSEM còn tiết lộ nơi ẩn náu của nó.

Theo báo cáo, trụ sở của Căn cứ 311 được đặt tại Phúc Châu, đối diện với bờ biển Đài Loan. “Một số trang web chính thức gần đây cho thấy địa chỉ của căn cứ này là số 77, đường Mai Trúc, quận Cổ Lâu, Phúc Châu.”

id13267710 311 01
(Ảnh chụp màn hình trang web chính thức của Trang web Mua sắm Chính phủ ĐCSTQ/ Liên kết lưu trữ)

Sau khi xác minh “mạng lưới mua sắm chính phủ” của ĐCSTQ, phóng viên của Epoch Times đã xác minh những phát hiện của báo cáo IRSEM. Theo trang web mua sắm chính phủ của ĐCSTQ (trang web: www.ccgp.gov.cn), ngày 11/6/2019, Đơn vị Giải phóng quân số 61716 (Căn cứ 311) ra thông báo, về các yêu cầu đối với dự án xây dựng Phòng Lưu trữ Nhân lực. Thông báo trúng thầu dự án cải tạo kho thiết bị ngày 16/7/2019, đã ghi rõ địa chỉ của đơn vị mua hàng là số 77, đường Mai Trúc, quận Cổ Lâu, thành phố Phúc Châu.

Báo cáo IRSEM cũng phát hiện ra phương pháp bịt mắt của Căn cứ 311.

id13267711 311 02 copy
Tại lối vào số 77 đường Mai Trúc, có thể nhìn thấy 3 chữ “Du Vịnh Quán” (Trung tâm bơi) từ cây cột bên trái. (Ảnh: Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Học viện Quân sự Pháp)

Theo báo cáo, thông tin công khai cho thấy, địa chỉ của Căn cứ 311, giống với địa chỉ của “Trung tâm bơi cá heo Phúc Châu”. Viện nghiên cứu IRSEM đánh giá bằng cách so sánh các bức ảnh vệ tinh, “Điều đó có thể có nghĩa là địa chỉ này chỉ là một địa chỉ hộp thư, còn bản thân căn cứ lại nằm ở nơi khác.”

IRSEM đã nghiên cứu các bức ảnh vệ tinh xung quanh hồ bơi, cũng như bản đồ của Google, Baidu và các dữ liệu khác. Sau đó họ suy ra rằng Căn cứ 311 nằm cách hồ bơi cá heo hàng chục mét về phía bắc, ngay bên cạnh “Trung tâm Huấn luyện Hoa Tín” từng bị tiết lộ là chi nhánh của Căn cứ 311.

id13267713 311 03 copy
Bị nghi ngờ là địa điểm của Căn cứ 311, gần đó là Trung tâm Huấn luyện Hoa Tín. (Ảnh của Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Học viện Quân sự Pháp / Ảnh chụp màn hình Google Map)
id13267714 311 04
Ảnh chụp màn hình chế độ xem phố của bản đồ Baidu, bị tình nghi là lối vào của Căn cứ 311. Không thể đến gần hơn. (Ảnh của Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Học viện Quân sự Pháp / Ảnh chụp màn hình Bản đồ Baidu)

Ngày 23/3/2015, bài viết “Không thể ngăn cản: Kế hoạch bí mật của Trung Quốc nhằm lật đổ Đài Loan” (Unstoppable: China Secret Plan to Subvert Taiwan) được đăng trên tạp chí “National Interest” của Mỹ. Theo đó, ĐCSTQ đã sử dụng danh nghĩa của một tổ chức phi chính phủ, để khởi xướng một cuộc “chiến tranh chính trị” phi quân sự chống lại Đài Loan. Căn cứ 311 là “tuyến đầu thao túng tâm lý và tuyên truyền trực tiếp chống lại Đài Loan.” Còn Trung tâm Huấn luyện Hoa Tín lại trực thuộc Căn cứ 311.

Trung tâm Huấn luyện Hoa Tín được tài trợ bởi Công ty Hữu Hạn Cổ phần Hoa Tín Phúc Kiến. Công ty này là công ty con của Tập đoàn Năng lượng Hoa Tín Trung Quốc. Hoa Tín được thành lập bởi ông Diệp Giản Minh, người có bối cảnh trong hệ thống tình báo quân sự của ĐCSTQ. Sau khi ông Diệp Giản Minh bị ĐCSTQ bắt giữ vào đầu năm 2018, các công ty dưới quyền của Hoa Tín đã bị ĐCSTQ tiếp quản hoặc bán đấu giá.

Tiết lộ Công ty Phát thanh Hoa Nghệ, “Áo Véc 311”: Giám đốc điều hành chuyên về chiến tranh tâm lý

Báo cáo IRSEM cũng tiết lộ danh tính ngụy trang được sử dụng phổ biến nhất cho Căn cứ 311 Là Công ty Phát thanh Hoa Nghệ (CHBC).

Công ty Phát thanh Hoa Nghệ được thành lập bởi đài phát thanh truyền hình mặt trận thống nhất của Giải phóng quân của ĐCSTQ tại Đài Loan: Đài truyền hình phát thanh Tiếng nói Eo biển.

Sau khi điều tra các bài báo có chữ ký của các thành viên CHBC, Viện IRSEM phát hiện ra rằng Đài truyền hình Hoa Nghệ ngày nay, ít nhất bao gồm Bộ Thông tin, Bộ Nghệ thuật, Trung tâm Mạng, Trung tâm Truyền hình (trực thuộc Đơn vị 61590 của Giải phóng quân), và Trung tâm Nghiên cứu Chính sách.

CHBC tuyên bố rằng mục tiêu của họ là “Quảng bá văn hóa Trung Quốc và đoàn kết tình cảm của đồng bào.” Tuy nhiên, báo cáo của IRSEM cho thấy, Đài phát thanh Hoa Nghệ lại có mục đích khác.

Nghiên cứu của IRSEM cho thấy, CHBC có một nhóm giám đốc điều hành rất giỏi trong việc hướng dẫn chiến tranh tâm lý cho Giải phóng quân. Điều này lại tiến thêm một bước trong việc khám phá ra mối liên hệ bí mật giữa CHBC với Căn cứ 311 và “3 cuộc chiến” của ĐCSTQ.

Báo cáo tiết lộ rằng chủ tịch của Đài phát thanh Hoa Nghệ được xác nhận gần đây là Thiếu tướng Nhạc Lôi của Căn cứ 311. Tên của ông tại CHBC là Khâu Vũ. Tuy nhiên, Nhạc Lôi không phải là người duy nhất có hai thân phận.

Theo báo cáo, ông Trần Quốc Quân, giám đốc điều hành của Ngân hàng Hoa Hạ, cũng là một cán bộ của Căn cứ 311. Năm 2018, ông Trần được thăng chức, từ phó tổng giám đốc của Ngân hàng Hoa Hạ lên thành giám đốc điều hành.

Trong báo cáo, IRSEM đã phân tích các bài báo đăng công khai của ông Trần Quốc Quân, về chiến tranh tâm lý của Mỹ năm 2015. Đồng thời xác định rằng ông Trần Quốc Quân là phó tham mưu trưởng của Đơn vị 61716 (Căn cứ 311).

id13267720 14a3d475845c05484bbad99b94e48a89
Bài viết của ông Trần Quốc Quân, Phó Tham mưu trưởng Đơn vị 61716, được công bố năm 2015, có tên “Xây dựng Hệ thống Lực lượng Hoạt động Hỗ trợ Thông tin Quân sự của Không quân Hoa Kỳ” (Ảnh chụp màn hình của “Nghiên cứu Lý thuyết Công tác Chính trị Quân sự” của Giải phóng quân số tháng 8/2015)

Báo cáo chỉ ra rằng bài viết của ông Trần, đã được Ban liên lạc của Tổng cục Chính trị Giải phóng quân, ủy quyền đăng trên Tạp chí “Nghiên cứu lý luận về công tác chính trị của Giải phóng quân”. Ông Trần đã phân tích sự phát triển của trường phái chiến tranh tâm lý của Mỹ, và tin rằng thông tin nên được sử dụng như một vũ khí chiến tranh.

Báo cáo IRSEM tin rằng kết quả nghiên cứu của ông Trần, đang nhắc nhở thế giới rằng: “Giải phóng quân coi Hoa Kỳ là quốc gia chủ yếu sử dụng chiến tranh tâm lý và họ cũng không muốn bị bỏ lại phía sau.”

Sau khi xác minh, phóng viên của Epoch Times xác nhận rằng bài viết của ông Trần Quốc Quân được đề cập trong báo cáo của IRSEM, có tựa đề “Xây dựng hệ thống hỗ trợ hoạt động thông tin quân sự của Không quân Hoa Kỳ” (lưu trữ trực tuyến). Bài báo ghi rõ tác giả Trần Quốc Quân, là phó tham mưu trưởng của Đơn vị 61716.

Ông Ngải Tùng Như, một sĩ quan Giải phóng quân khác, đã làm việc cho Đài phát thanh Hoa Nghệ. Ông còn có bí danh Ngải Khắc, và cũng làm việc cho CHBC gần 10 năm.

Ít nhất từ ​​năm 2012, ông đã từng là chủ tịch điều hành và tổng giám đốc của CHBC. Từ năm 2010, ông đảm nhiệm chức vụ người đại diện theo pháp luật của Trung tâm Truyền hình CHBC. Báo cáo của IRSEM tiết lộ, trước đây, ông Ngải Tùng Như từng phục vụ trong Phòng Chính trị của Đơn vị Giải phóng quân số 65301. Tiền thân của lực lượng này là Tập đoàn quân 16 của Giải phóng quân.

Báo cáo chỉ ra rằng các bài viết của ông Ngải Tùng Như, dường như chỉ ra ông ấy cũng là một chuyên gia về chiến tranh tâm lý. Điều đặc biệt là ông ấy từng là đồng tác giả của một cuốn sách, viết về việc sử dụng chiến tranh tâm lý trong Chiến tranh Iraq.

Những lời bình luận của ông Ngải Tùng Như cho thấy, Hoa Kỳ được coi là quốc gia chủ yếu tham gia vào chiến tranh tâm lý. Đồng thời cho thấy “ĐCSTQ đang nghiên cứu các cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ bị cuốn vào, và cố gắng học hỏi càng nhiều bài học từ chúng càng tốt.”

Báo cáo tiết lộ, ông Ngải Tùng Như đã bình luận trong một bài viết khác rằng kể từ khi ông Trần Thủy Biển lên nắm quyền năm 2000, tinh thần quân sự của binh lính Đài Loan đã bị lung lay sâu sắc.

Báo cáo của IRSEM đề cập rằng quan điểm chiến tranh tâm lý của các giám đốc cấp cao của Đài phát thanh Hoa Nghệ, đã được áp dụng trong các cuộc chiến tranh thông tin giả và dư luận, trong cuộc bầu cử Đài Loan năm 2018. Nó cũng được áp dụng trong việc máy bay quân sự Trung Quốc thường xuyên quấy rối vùng biển Đài Loan trong những năm gần đây.

Theo Long Đằng Vân / Epoch Times

Xem thêm: