Cảnh sát vũ trang đã phải vào cuộc hôm 7/3 để đối phó với bạo động của hàng nghìn người biểu tình ở Cộng hòa Gruzia (Georgia) khi quốc hội đang thảo luận về dự luật tạm gọi là “đặc vụ nước ngoài”.

Video về bạo động ở Gruzia (Georgia)

Cảnh sát vũ trang đã phải dùng tới hơi cay, vòi phun nước, đạn cao su để giải tán đám bạo động bởi hàng nghìn người biểu tình ở quốc gia chỉ có không đầy 4 triệu dân này.

Như tin đã đưa, dự luật mà tạm gọi tắt là dự luật về “đặc vụ nước ngoài” (foreign agent, đặc vụ nước ngoài, đại lý nước ngoài) yêu cầu tổ chức nào mà ít nhất 1/5 quỹ kinh phí là từ nước ngoài, thì phải chịu kiểm soát của luật này như một cơ quan đặc vụ của nước ngoài. Đã có xô xát ở quốc hội vì vụ việc này.

Trước khi xảy ra bạo động, cùng này hôm đó các nhà lập pháp Gruzia đã bỏ phiếu 76-13 thông qua dự luật, thuận theo quan điểm của đảng cầm quyền. Tuy nhiên đảng đối lập đã phản đối và khẳng định luật này là “luật Nga” vì nó lặp lại theo bộ luật tương tự của Liên Bang Nga, và sẽ làm xói mòn tự do dân chủ của Gruzia, và gọi ngày hôm đó là “ngày đen tối của nền dân chủ.”

Trưởng đại diện của EU, Josep Borrell, tuyên bố dự luật này đi ngược lại các giá trị của EU, và ông kêu gọi người dân Gruzia hãy đứng lên để ủng hộ “dân chủ, pháp trị và nhân quyền.”

Tổng thống Gruzia Salome Zurabishvili, người hiện đang trong chuyến công du ở Hoa Kỳ, đã lên tiếng ủng hộ nhóm bạo động và nói sẽ phủ quyết dự luật này nếu nó vẫn được thông qua vào bước tiếp theo.

“Luật này không cần thiết cho bất kỳ ai và nó không đến từ bất kỳ đâu, nếu không phải theo lệnh của Moscow,” bà nói trong một bài phát biểu qua video từ New York. “Tôi không quan tâm đến cuộc thảo luận từng bài báo của nó, sự tương đồng của nó với luật cũ của Mỹ, mà chúng tôi biết rõ là phục vụ một mục đích hoàn toàn khác.”

Tờ báo của Nga RT cho rằng việc lôi Nga vào làm lý do mâu thuẫn là không thích đáng. Vì bản thân bộ luật đó của Nga chính là học theo bộ luật FARA của Hoa Kỳ có từ năm 1938, trong đó yêu cầu các tổ chức như vậy phải khai báo và báo cáo hoạt động.

FARA không phải là luật cũ đã vô hiệu của Hoa Kỳ. Nó là bộ luật đang hiện hành. Gần đây The Guardian đã từng đăng một bài mà trong đó các nhà vận động hành lang ở Hoa Kỳ phải đăng ký và báo cáo hoạt động của mình theo FARA vì họ vận động tăng viện trợ cho chiến trường Ukraine, và họ nhận hàng triệu đô la từ các hãng sản xuất vũ khí. ‘Ngành’ vận động hành lang này đã bùng phát trong năm qua, với số tổ chức vận động hành lang đăng ký cho FARA tăng từ 11 đến 25 tổ chức.

Nhật Tân (T/h)