Bộ trưởng Ngoại giao Áo nhận định, Nga sẽ luôn giữ vai trò quan trọng đối với châu Âu, và tất cả những suy nghĩ theo chiều hướng khác đều là ảo tưởng.

Embed from Getty Images

Bộ trưởng Ngoại giao Áo Alexander Schallenberg (Ảnh: Getty Images)

“Nghĩ rằng sẽ không còn Nga nữa và chúng ta có thể tách rời trong mọi lĩnh vực là ảo tưởng,” Ngoại trưởng Alexander Schallenberg nhận xét với Reuters, đồng thời nói thêm rằng mặc dù Áo sẽ nới lỏng quan hệ nhưng điều này “không thể diễn ra trong một sớm một chiều”.

“Dostoyevsky và Tchaikovsky vẫn là một phần của văn hóa châu Âu, cho dù chúng ta có thích hay không. Nga sẽ vẫn là láng giềng lớn nhất của chúng ta, sẽ vẫn là cường quốc hạt nhân lớn thứ hai trên thế giới.”

Áo, quốc gia tự coi mình là cầu nối giữa Đông và Tây, đã áp đặt lệnh trừng phạt Nga sau cuộc xâm lược Ukraine. Trên thực tế, Áo vẫn nhập khẩu khí đốt của Nga mặc dù nước này đang tìm cách giảm lượng khí đốt này trong những năm tới.

Tuy nhiên, một số quan chức Áo nuôi hy vọng về một kết thúc nhanh chóng cho cuộc chiến và quay trở lại mối quan hệ bình thường hơn với Nga, những người quen thuộc với vấn đề này nói với Reuters.

Ông Schallenberg đưa ra bình luận của mình trong bối cảnh Hoa Kỳ mở cuộc điều tra vào đầu năm nay đối với Ngân hàng Quốc tế Raiffeisen (RBIV.VI) về các hoạt động kinh doanh có liên quan đến Nga, và gia tăng giám sát Ngân hàng của Áo này.

Raiffeisen từng gắn bó sâu sắc với Nga và là một trong hai ngân hàng nước ngoài duy nhất trong danh sách 13 tổ chức có hệ thống của ngân hàng trung ương Nga, có tầm quan trọng với nền kinh tế Nga, vốn đang phải vật lộn trước các lệnh trừng phạt sâu rộng của phương Tây.

Không chỉ là ngân hàng cho vay lớn thứ hai của Áo, Raiffeisen còn có các hoạt động rộng khắp ở Đông Âu. Theo một quan chức Áo, chính quyền nước này đang theo dõi tình hình tại Raiffeisen và hoạt động kinh doanh của họ ở Nga.

Gần một năm kể từ khi Moscow tiến hành cái mà họ gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, Raiffeisen là một trong số ít các ngân hàng châu Âu còn ở lại Nga. Tuy nhiên, nó đã phải đối mặt với nhiều lời chỉ trích, bao gồm cả từ các nhà đầu tư về quyết định tiếp tục làm ăn với Moscow.

Raiffeisen đã kiếm được lợi nhuận ròng khoảng 3,8 tỷ euro vào năm ngoái, phần lớn nhờ vào 2 tỷ euro cộng với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ở Nga. Trong khi đó, những người gửi tiết kiệm ở Nga đã nộp hơn 20 tỷ euro vào ngân hàng.

Ông Schallenberg nhấn mạnh, Áo bị buộc phải thi hành các biện pháp trừng phạt. Ông nói: “Các công ty của Áo phải tuân thủ các quy tắc của Áo, một phần trong số đó là các lệnh trừng phạt của Liên minh Châu Âu.”

Ông cũng chỉ ra các ngân hàng phương Tây khác đang kinh doanh ở Nga: “Hãy nhìn vào thực tế. Có tới 91% các công ty phương Tây vẫn đang ở Nga và đang làm những điều hợp lý: chờ đợi, ngăn chặn, khoanh vùng.”

Ông tiếp tục: “Có đủ cả ngân hàng Mỹ, một ngân hàng có tên Bank of America, vẫn đang hiện diện ở Nga.”

Đáp lại, người phát ngôn của Bank of America cho hay: “Các hoạt động của chúng tôi tập trung vào việc tuân thủ tất cả các biện pháp trừng phạt.”

Ông Schallenberg bày tỏ, ông ủng hộ việc thực thi các biện pháp trừng phạt hiện có của châu Âu hơn là đưa ra các biện pháp tiếp theo. “Đó là một thứ vũ khí rất cùn. Chúng ta đã có những gói trừng phạt khổng lồ. Hãy cho chúng thời gian để phát huy tác dụng.”

Nhật Minh (Theo Reuters)