Gần đây, Hy Lạp và Sri Lanka, hai quốc gia đang chìm sâu vào bẫy nợ “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, đã lần lượt gặp phải những vấn đề kinh tế nghiêm trọng. Các cuộc hoạt động kháng nghị của người dân địa phương bùng nổ quy mô lớn yêu cầu tổng thống từ chức. Công nhân Hy Lạp cũng đình công trên toàn quốc vào ngày 6/4.

Theo Reuters đưa tin, vào ngày 6/4, công nhân Hy Lạp đã tổ chức một cuộc đình công trên toàn quốc kéo dài một ngày vì khủng hoảng sinh hoạt do giá cả tăng cao và thu nhập bị giảm. Hai công đoàn lớn đại diện cho khoảng 2,5 triệu công đoàn địa phương từ các khu vực nhà nước và tư nhân, đã kêu gọi một cuộc tổng đình công, cảnh sát ước tính có ít nhất 10.000 người tham gia hoạt động này.

Các cuộc biểu tình kháng nghị nổ ra nối tiếp, công nhân biểu tình cầm biểu ngữ có nội dung: “Chúng tôi sẽ không thỏa hiệp với lạm phát”.

Ông Georgios Alexandropoulos, một nhân viên làm nghề chuyển phát nhanh 60 tuổi tham gia cuộc biểu tình cho biết: “Cuộc sống hiện giờ của chúng tôi chỉ là nợ nần. Tôi nợ công ty điện lực và chủ nhà, nợ 2 tháng tiền thuê nhà và 2 hóa đơn tiền điện chưa trả được. Chẳng bao lâu nữa chúng tôi sẽ mắc nợ tất cả mọi người … Chúng tôi không thể tiếp tục như thế này.”

Một nhà tâm lý học 57 tuổi khác, ông Michalis Tokaras, cũng nói rằng ông buộc phải giảm chi tiêu do giá cả tăng cao và cuộc sống hàng ngày của ông gần như không đủ khả năng chi trả. “Chúng tôi phải lựa chọn giữa việc trả khoản vay thế chấp giá thấp hoặc trả các hóa đơn. Chúng tôi cạn túi.”

Theo tìm hiểu, Hy Lạp đã đã bước ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài 10 năm vào năm 2018, nhưng đại dịch viêm phổi Vũ Hán 2 năm sau đó đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành du lịch quan trọng của nước này, kinh tế đình trệ và giá năng lượng tăng cao.

Trong 10 năm trở lại đây, mối quan hệ giữa Hy Lạp và Trung Quốc ngày càng trở nên thân thiết, được coi là đầu cầu ổn định nhất cho sự hợp tác với các nước châu Âu trong chiến lược “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Năm 2019, trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Hy Lạp, hai nước cũng đã ký “Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”.

Năm 2009, sau cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp, Trung Quốc đã sử dụng dự trữ ngoại hối của mình để mua và nắm giữ trái phiếu Chính phủ Hy Lạp, sau đó tham gia đăng ký mua trái phiếu Chính phủ Hy Lạp mới phát hành. Năm 2016, Tập đoàn Vận tải Viễn dương Trung Quốc (COSCO), một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, đã mua lại 51% cổ phần nhà khai thác Cảng Piraeus với giá 280 triệu euro, đây là cảng tổng hợp gồm bến tàu xếp dỡ container và bến bảo dưỡng, sau đó tăng cổ phần của mình lên 67% vào tháng 10/2021. Động thái này cho phép tập đoàn này thay mặt Bắc Kinh mở rộng sáng kiến ​​”Vành đai và Con đường”.

Tờ Financial Times cho biết, trong 10 năm kể từ khi COSCO bắt đầu vận hành cảng vào năm 2009, công ty đã tuyển dụng hơn 2.000 nhân công, nhưng công ty chỉ trả 3,5% doanh thu của cảng cho chính quyền địa phương. Vào thời điểm đó, Giorgos Gogos, lãnh đạo công đoàn công nhân bến tàu Piraeus, nói với báo chí rằng mặc dù các công ty Trung Quốc đã tạo ra việc làm, nhưng họ không tạo ra những công việc tốt.

Sau đó, điều kiện làm việc tồi tệ và đầu tư không đến nơi đến chốn từ phía Trung Quốc đã làm dấy lên sự không hài lòng của Hy Lạp đối với việc Trung Quốc tham gia vào các hoạt động khai thác cảng. Cư dân cảng Piraeus đã đâm đơn kiện, cáo buộc Tập đoàn COSCO không tuân thủ các thỏa thuận về môi trường và gây nguy hiểm cho môi trường biển địa phương.

Theo báo cáo, Cosco đã cam kết đầu tư thêm 294 triệu euro vào nhà khai thác cảng Hy Lạp vào năm 2021, nhưng cho đến nay mới hoàn thành khoảng 100 triệu euro và kế hoạch xây dựng khách sạn mới, trung tâm mua sắm và các cơ sở khác trong khu vực đã bị đình trệ.

Cùng với việc châu Âu giữ khoảng cách với Bắc Kinh, người dân cũng cảnh giác với những nỗ lực bành trướng toàn cầu ngày càng tăng của Trung Quốc. Vào tháng 1/2021, Hy Lạp đã chặn các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đấu thầu các cơ sở phân phối điện địa phương với lý do là doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc là doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, thiệt hại do bẫy nợ của “Vành đai và Con đường” trong những năm gần đây có vẻ rất nghiêm trọng và khó có thể bù đắp được.

Một quốc gia Nam Á khác là Sri Lanka cũng đang chìm trong khủng hoảng nợ sau khi tham gia “​​Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, cộng thêm dịch bệnh và chiến tranh Nga – Ukraine, ngành du lịch mà đất nước này phụ thuộc đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Tình trạng thiếu trầm trọng các nhu cầu thiết yếu như thực phẩm, chăm sóc y tế và nhiên liệu, và giá cả tăng vọt, đã gây ra sự bất bình của công chúng.

Để dập tắt cơn giận dữ của người dân, tất cả 26 bộ trưởng trong nội các Sri Lanka đã từ chức vào ngày 4 tháng này, nhưng Tổng thống Chamal Rajapaksa sau đó đã bổ nhiệm lại 4 bộ trưởng mới. Anh trai của ông, Thủ tướng đương nhiệm Mahinda Rajapaksa, đã không từ chức, nhưng những người biểu tình địa phương yêu cầu gia đình Rajapaksa hạ đài, và tiến hành cải cách chính trị thực sự.