Đầu tư vào sáng kiến ​​”Vành đai và Con đường” của Trung Quốc đang nhanh chóng tan rã do cạn kiệt tín dụng. Số tiền đầu tư năm 2020 chỉ còn 47 tỷ USD, giảm mạnh 54% so với năm 2019, chạm mức thấp kỷ lục mới. Trong đó, đầu tư vào châu Phi bị giảm mạnh. Năm ngoái số tiền đầu tư giảm tới 3,3 tỷ USD, mức giảm lên đến 70%, thậm chí còn nhiều công trình dở dang.

shutterstock 1178442559
Các quốc gia và khu vực mà “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc đi qua (Ảnh: My Portfolio / Shutterstock)

Tuyến đường sắt ở Nigeria bị đình chỉ; tuyến đường sắt ở Uganda cũng bị trì hoãn; tuyến đường sắt ở Kenya thậm chí còn bị phóng đại hơn. Do khó khăn trong việc hỗ trợ thêm 3,7 tỷ USD kinh phí, cuối cùng một dặm đường còn lại không thể hoàn thành. Thực tế, khu vực châu Á cũng gặp trở ngại tương tự, chẳng hạn như Malaysia hủy dự án 11,5 tỷ USD, Kazakhstan ở Trung Á thậm chí bỏ kế hoạch 1,5 tỷ USD.

Theo Thời báo Tự Do Đài Loan đưa tin, Reuters gần đây đã tiến hành kiểm tra toàn diện hiện trạng đầu tư “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, chỉ ra rằng sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất Sáng kiến “​​Vành đai và Con đường”, Bắc Kinh đã cung cấp khoản vay hàng trăm tỷ đô la Mỹ cho người châu Phi. Các khoản vay tài trợ bằng đô la Mỹ chủ yếu được sử dụng cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tín dụng của Bắc Kinh dường như đã dần cạn kiệt. Báo cáo chỉ ra, dịch COVID-19 đã gây ra thiệt hại cho Trung Quốc và các tổ chức tài chính của Trung Quốc, thặng dư tài khoản vãng lai giảm, sự quan tâm đến đầu tư nước ngoài quy mô lớn suy yếu, cộng thêm giá hàng hóa tăng mạnh đã khiến cho châu Phi khó trả nợ.

Theo dữ liệu phân tích của tổ chức nghiên cứu tư vấn Trung tâm phân tích Green BRI, trong số 138 quốc gia tham gia sáng kiến này, số tiền đầu tư của Trung Quốc đạt mức cao nhất là 125,25 tỷ USD vào năm 2015. Ngoại trừ mức tăng nhẹ 6,7% trong năm 2018, số tiền đầu tư hàng năm đều giảm, thậm chí số tiền đầu tư năm ngoái còn giảm xuống 47 tỷ USD, giảm 54% so với năm 2019. Đây cũng là số tiền đầu tư thấp nhất kể từ khi sáng kiến “Vành đai và Con đường” được đưa ra vào ​​năm 2013.

Theo một báo cáo của công ty luật quốc tế Baker McKenzie, ở khu vực châu Phi, có tổng cộng 40 quốc gia tham gia “​​Vành đai và Con đường”, và việc tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng của ngân hàng Trung Quốc đã giảm từ 11 tỷ USD năm 2017 xuống còn 3,3 tỷ vào năm 2020. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Phi, lục địa Châu Phi phải đối mặt với thiếu hụt đầu tư cơ sở hạ tầng khoảng 100 tỷ USD mỗi năm. [ds1]

Báo cáo nhắc đến nhiều dự án “Vành đai và Con đường” ở châu Phi tiếp tục gặp trở ngại. Ví dụ: Dự án đường sắt ở Nigeria trị giá 3 tỷ USD và dự án đường cao tốc ở Cameroon trị giá 450 triệu USD đều đã bị đình chỉ.

Tại Kenya, chính phủ nước này đã chi khoảng 5 tỷ USD cho tuyến đường sắt mới, do không thể chi trả thêm 3,7 tỷ USD nên việc xây dựng đường liên kết đến ga gặp khó. Nước này phải tìm cách hoàn thiện lộ trình bằng cách sửa lại những đường ray xây từ hồi thuộc địa Anh thế kỷ 19.

Tại biên giới Ugandan, có một tuyến đường sắt hiện đại đang xây dựng cũng bị đình trệ, dự án này ban đầu được Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc cho vay 2,2 tỷ USD, do phía Trung Quốc gác lại khoản vay nên dẫn đến việc xây dựng cũng bị dừng lại.

Hồi cuối tháng 9, một nghiên cứu được thực hiện bởi Phòng thí nghiệm nghiên cứu AidData, tại Đại học William & Mary (Mỹ). Nghiên cứu cho thấy từ năm 2013 đến năm 2021, Malaysia đã hủy bỏ các dự án xây dựng liên quan đến “Vành đai và Con đường” trị giá 11,58 tỷ USD; Kazakhstan cũng đã hủy bỏ các dự án trị giá gần 1,5 tỷ USD; Bolivia cũng đã từ bỏ khoản đầu tư 1 tỷ USD.

Phòng thí nghiệm nghiên cứu AidData cho biết, do định giá quá cao, tham nhũng và bẫy nợ, ngày càng nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đã chọn cách gác lại các dự án “Vành đai và Con đường”.

Vương Quân, Vision Times

Xem thêm: