Hôm thứ Sáu (7/5), các nước châu Âu chủ chốt đã từ chối đề xuất được ông Joe Biden đưa ra liên quan đến việc bỏ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với vắc-xin virus corona. EU cho rằng chìa khóa để chấm dứt đại dịch COVID-19 là chế tạo và chia sẻ vắc-xin nhanh chóng hơn.

Embed from Getty Images

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết vấn đề chia sẻ bằng sáng chế không phải là vấn đề trọng yếu, đồng thời kêu gọi Anh và Mỹ dừng ngăn chặn việc xuất khẩu vắc-xin và các thành phần của chúng ra thế giới.

Các nhà lãnh đạo của khối 27 quốc gia đã thảo luận về đề xuất chia sẻ tài sản trí tuệ vắc-xin tại Hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày ở thành phố Porto của Bồ Đào Nha vào thứ Sáu. Tuy vậy, EU cũng có những ý kiến đối lập về vấn đề này.

Các chuyên gia cho rằng việc từ bỏ bằng sáng chế có thể mất nhiều năm để thương lượng và sẽ không giải quyết được nhu cầu ngay lập tức là phải sản xuất nhanh và nhiều vắc-xin.

“Vấn đề hiện tại là gì? Đó không hẳn là về sở hữu trí tuệ. Bạn có thể trao quyền sở hữu trí tuệ cho các phòng thí nghiệm không biết sản xuất và họ sẽ không sản xuất được vào ngày mai không?” ông Macron nói trong Hội nghị thượng đỉnh.

Ông nói: “Vấn đề chính là việc phân bổ liều lượng,” và nói thêm rằng Pháp đang hợp tác với Đức về vấn đề này. 

Trước đó một ngày, Berlin đã phản đối ý kiến ​​chia sẻ bằng sáng chế này.

EU là một trong những nhà sản xuất vắc-xin lớn nhất trên thế giới, đồng thời cũng là nhà xuất khẩu chính, với 200 triệu liều đã được vận chuyển ra ngoài khối. Hoa Kỳ và Anh đã không xuất khẩu bất kỳ loại vắc-xin nào mà họ đã sản xuất.

Ông Macron đã đả kích cả hai.

Ông nói: “Để vắc-xin lưu hành, các thành phần và bản thân vắc-xin không thể bị chặn. Ngày nay người Anglo-Saxon đang ngăn chặn nhiều thành phần và vắc-xin này,” ông nói.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cũng lặp lại điều này, nói trong cuộc họp báo sau ngày đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh Porto rằng EU nên mở cuộc thảo luận về các bằng sáng chế, nhưng bà cũng cho rằng việc chia sẻ công nghệ không phải là biện pháp khắc phục nhanh chóng đại dịch.

Bà nói trong cuộc họp báo: “Trong ngắn hạn và trung hạn, việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ sẽ không giải quyết được các vấn đề, nó sẽ không mang lại một liều vắc-xin nào trong ngắn hạn và trung hạn”.

Hôm thứ Tư, ông Biden đã ủng hộ lời kêu gọi từ Ấn Độ và Nam Phi trong việc từ bỏ bảo hộ bằng sáng chế cho vắc xin COVID-19, đáp lại áp lực từ các nhà lập pháp Dân chủ và hơn 100 quốc gia khác, nhưng khiến các công ty dược phẩm tức giận.

Một số quan chức EU cho rằng có thể mất hai năm để thống nhất về các miễn trừ trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), rất có thể khiến nó không còn liên quan đến đại dịch hiện nay.

Các nhà lãnh đạo EU có thể sẽ nghe theo lời khuyên từ người điều hành của khối, Ủy ban châu Âu, rằng việc từ bỏ bằng SHTT sẽ không giúp thúc đẩy sản xuất, đặc biệt là ở các nước nghèo hơn, vì quy trình sản xuất đòi hỏi công nghệ và cơ sở vật chất tiên tiến.

Công ty Moderna của Hoa Kỳ đã xóa bỏ quyền bằng sáng chế vào tháng 10 đối với vắc-xin của họ, sử dụng công nghệ mRNA mới nhất, nhưng chưa có công ty nào khác thông báo rằng họ sẽ sao chép loại vắc-xin này.

Đức, quê hương của BioNTech, công ty sở hữu bằng sáng chế về một loại vắc-xin mRNA khác được phát triển cùng với Pfizer của Hoa Kỳ, phản đối việc từ bỏ quyền SHTT.

Trong khi đại dịch hoành hành, khả năng cao là các biến thể mới nguy hiểm hơn của virus corona sẽ xuất hiện.

Ngành công nghiệp dược phẩm lập luận rằng cách tiếp cận hiệu quả nhất là khắc phục các nút thắt sản xuất hiện có và bán hoặc tặng vắc-xin cho các quốc gia trên thế giới. Một số quốc gia và tổ chức EU chia sẻ quan điểm đó.

“Không ai mà chúng ta sẽ được an toàn cho đến khi tất cả chúng ta đều được an toàn. Nếu việc tiêm phòng chỉ diễn ra ở các nước phát triển, chiến thắng của chúng ta trước COVID-19 sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Chúng ta đang thấy virus đột biến nhanh như thế nào, tạo ra các biến thể mới và mang đến những thách thức mới,” theo các nhà k lãnh đạo của Bỉ, Thụy Điển, Pháp, Đan Mạch và Tây Ban Nha cho biết trong một bức thư chung gửi tới Ủy ban.

Họ nói: “Vắc-xin đã trở thành chính sách an ninh và EU không thể bị tụt lại phía sau. Điều cần thiết là tăng năng lực sản xuất của châu Âu, đó sẽ là ưu tiên hàng đầu.”

Xuân Lan (theo CNA)

Xem thêm: