Các nhà nghiên cứu chỉ ra, nhiều tài khoản ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trên mạng xã hội Twitter phần lớn đã được cập nhật (đăng bài) tự động, mục đích là dùng lượng lớn thông tin vô bổ để nhấn chìm những lời kêu gọi từ các nhóm vận động nhân quyền tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh.

Nhìn lại thảm kịch nhân quyền đằng sau Olympic Bắc Kinh 2008
(Ảnh: Wirestock Creators, Shutterstock)

Theo Wall Street Journal, nhiều tài khoản ủng hộ ĐCSTQ đã đăng lượng lớn những thông điệp vô bổ với hashtag #genocidegames (# thế vận hội diệt chủng) trên Twitter. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là một nỗ lực nhằm hạ thấp sức mạnh của hashtag này và làm chệch hướng những lời chỉ trích đối với Trung Quốc (ĐCSTQ), nước chủ nhà của Thế vận hội Mùa đông.

Những người ủng hộ nhân quyền và các nhà lập pháp phương Tây đã sử dụng hashtag #genocidegames để đăng các thông điệp trên mạng xã hội nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề nhân quyền ở Tân Cương. Tân Cương nằm ở phía tây bắc Trung Quốc, và chính quyền Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp cưỡng bức đồng hóa đối với các nhóm thiểu số tôn giáo, bao gồm cả người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Bắt đầu từ trước thềm Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, Tân Cương đã trở thành tâm điểm chỉ trích về các chính sách của ĐCSTQ.

Cả Quốc vụ viện Trung Quốc và Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (ĐCSTQ) đều không trả lời yêu cầu bình luận về “các bài đăng kiểu dội nước này” và nguồn gốc của các tài khoản loại đó.

Theo ông Darren Linvill và ông Patrick Warren, các giáo sư tại Trung tâm pháp y truyền thông (Media Forensics Hub) của Đại học Clemson, một chiến dịch bắt đầu vào cuối tháng 10/2021, các tài khoản về cơ bản đều là tự động cập nhật này đã đăng hàng loạt bài đăng giống như spam, mục đích chính là  gây khó khăn hơn cho các nhà hoạt động theo dõi hashtag để tổ chức và vận động.

Chiến thuật làm tràn ngập các bài đăng có thẻ bắt đầu bằng hashtag, được gọi là “dội nước”, thông thường là để để hạ thấp hiệu quả của các hashtag đó, khiến cho người dùng Twitter đang tìm kiếm thẻ bắt đầu bằng hashtag (#) này sẽ thấy một lượng lớn nội dung không liên quan, từ đó họ có rất ít cơ hội tìm thấy thông báo về hoạt động biểu tình hoặc kêu gọi hành động có tổ chức khác.

Ông Darren Linvill nói: “Bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc đã rất chú trọng đến việc duy trì hình ảnh của họ trong việc đối đãi với người Duy Ngô Nhĩ, đồng thời cũng quảng bá Thế vận hội. Hashtag này chính là liên quan đến 2 việc này.”

Ông Darren Linvill và ông Patrick Warren cũng chỉ ra rằng ngoài việc khiến nội dung do những người ủng hộ nhân quyền đăng lên khó tìm thấy hơn, các bài đăng “dội nước” có thể gây cảnh báo cho hệ thống giám sát của Twitter và sau đó gắn cờ chủ đề là spam. Nếu bị đánh dấu là spam, tất cả nội dung liên quan sẽ bị xóa.

Theo dữ liệu được 2 vị giáo sư này tiết lộ, từ ngày 20/10 năm ngoái đến ngày 20/1 năm nay, hơn 132.000 tweet đã sử dụng hashtag #genocidegame. Họ nói rằng có khoảng 67% trong số những dòng tweet đó đã không còn hiển thị nữa. Về việc này, người phát ngôn của Twitter cho biết công ty đã thực hiện hành động chống lại một số tweet theo quy tắc của công ty về chống spam và thao túng nền tảng.

Ông Peter Irwin, chuyên viên của chương trình cấp cao của Dự án Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ (Uyghur Human Rights Project), một nhóm vận động nhân quyền có trụ sở tại Washington, D.C., cho biết đây là “một trong những chiến lược cốt lõi mà Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) đã sử dụng trong vài năm qua.” Tổ chức này đã bắt đầu sử dụng hashtag #genocidegame trước khi Thế vận hội Bắc Kinh khai mạc. Ông nói: “Họ (ĐCSTQ) không hẳn là mượn cơ hội này để thuyết phục mọi người ở các nước phương Tây, nhưng họ đang cố gắng khuấy nước đục.”

Theo Takasugi, Epoch Times

Xem thêm: