Hôm 5/5 vừa qua, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai cho biết rằng Nhà Trắng đang ủng hộ một kế hoạch quốc tế nhằm đình chỉ việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) được cấp cho vắc-xin COVID-19.

vắc-xin
(Ảnh minh họa: Par chatuphot/Shutterstock)

Bà Katherine Tai cho biết trên trang Twitter cá nhân của mình như sau: “Những thời điểm và hoàn cảnh đặc biệt cần phải có những biện pháp đặc biệt. Mỹ ủng hộ từ bỏ việc bảo hộ quyền SHTT đối với vắc-xin COVID-19 nhằm giúp chấm dứt đại dịch và chúng tôi sẽ tích cực tham gia vào các cuộc đàm phán của [Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)] để biến điều đó thành hiện thực”.

Trong một cuộc phỏng vấn riêng, bà Tai lưu ý rằng các cuộc đàm phán sẽ “không dễ dàng” bởi tính chất phức tạp của vấn đề và vì WTO chỉ có thể đưa ra quyết định dựa trên sự đồng thuận.

“Về thời gian mà WTO có thể tiến hành, điều đó còn phụ thuộc vào khả năng thực hiện của các thành viên WTO, vậy nên tôi là người đầu tiên thừa nhận rằng những gì chúng tôi đang dựa vào là một quá trình không hề dễ dàng”, bà Tai cho biết trên Bloomberg News, đồng thời nói thêm rằng, Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala nên “tận dụng cơ hội này và xem WTO có khả năng gì”.

Trong nhận xét được đăng tải trên trang web của WTO, tổng giám đốc Okonjo-Iweala cho biết: “Nhiệm vụ của chúng tôi là phải nhanh chóng đưa ra văn bản sửa đổi, nhưng cũng phải bắt đầu và thực hiện các cuộc đàm phán dựa trên văn bản”.

Bà nói: “Tôi tin chắc rằng một khi chúng ta có thể cùng ngồi xuống với một văn bản thực tế ngay trước mặt, chúng ta sẽ tìm ra một con đường thực tế ở phía trước mà tất cả các bên đều có thể chấp nhận được”.

Vấn đề đại dịch ngày càng trở nên cấp bách hơn trước sự gia tăng các ca nhiễm bệnh ở Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ 2 thế giới và là nhà sản xuất vắc-xin chính, trong đó có vắc-xin COVID-19 dựa trên công nghệ của Đại học Oxford và nhà sản xuất dược phẩm AstraZeneca của Anh – Thụy Điển.

Những người ủng hộ động thái này (trong đó có Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus) lưu ý rằng việc từ bỏ bảo hộ quyền SHTT đối với vắc-xin COVID-19 là một phần nằm trong các công cụ của WTO. Bên cạnh đó, họ còn khẳng định rằng đại dịch của thế kỷ này, đã cướp đi sinh mạng của hơn 3,2 triệu người, lây nhiễm cho hơn 437 triệu người, và tàn phá các nền kinh tế, là thời điểm tốt nhất để sử dụng chúng.

Hơn 100 quốc gia đã ủng hộ đề xuất này, và một nhóm gồm 110 thành viên Quốc hội Mỹ đã gửi cho Tổng thống Mỹ Joe Biden một lá thư vào tháng trước kêu gọi ông đồng ý từ bỏ việc bảo hộ quyền SHTT với vắc-xin.

Cổ phiếu của các công ty dược phẩm lớn đã sản xuất vắc-xin, trong đó có các hãng Moderna, BioNTech, Pfizer và Johnson & Johnson, đã giảm vào ngày 5/5 sau khi xuất hiện các tin tức về khả năng từ bỏ việc bảo hộ quyền SHTT đối với vắc-xin.

COVID-19 là căn bệnh do virus Trung cộng gây ra.

Theo The Epoch Times,

Phan Anh

Xem thêm: