Ngày 3/5 là Ngày Tự do báo chí thế giới. Tự do báo chí là một giá trị quan trọng yếu của nước Mỹ, hiện đang đối mặt với thách thức nghiêm trọng. Cựu chuyên gia phân tích tình báo của Lầu Năm Góc Dan Garrett nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiến hành dư luận và chiến tranh thông tin có tính tấn công nhắm vào phương Tây là bắt nguồn từ chứng hoang tưởng chiến tranh lạnh mới và dã tâm của ông Tập Cận Bình.

shutterstock 132906761 1
Ông Tập Cận Bình (Ảnh: Kaliva/ Shutterstock)

Blinken: Bắc Kinh làm tuyên truyền lớn ở nước ngoài, trong nước lại hạn chế tự do báo chí

Ngày 28/4, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã tổ chức hội nghị bàn tròn trực tuyến với các phóng viên nước ngoài về các vấn đề như tự do báo chí. Ông chỉ ra, điều Mỹ thực sự quan ngại đó là ĐCSTQ lựa chọn “hai sách lược” hoàn toàn khác nhau trong đối nội và đối ngoại. “Bắc Kinh thông qua doanh nghiệp nhà nước và nền tảng truyền thông nhà nước để tiến hành tuyên truyền và bịa đặt tung tin ở nước ngoài, mục đích của họ là can thiệp và phá hoại nền dân chủ ở mức độ nhất định, đồng thời ở trong nước Trung Quốc thì hạn chế tự do báo chí và tự do ngôn luận.”

Ông Vu Kim Sơn, người có 25 năm làm phóng viên cho báo giấy tiếng Trung ở New York, hiện là thành viên của Ủy ban Phát thanh quốc tế Mỹ (CUSIB), nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng “Chính quyền Bắc Kinh ở trong nước (Đại Lục), tại Hồng Kông, ở những nơi mà họ kiểm soát đều là hạn chế tự do báo chí một cách nghiêm ngặt. Tuy nhiên ở bên ngoài Trung Quốc, nếu bất cứ ai có phê bình nào đối với những ngôn luận của họ, họ sẽ dùng danh nghĩa tự do báo chí để bác bỏ.”

Nhà nghiên cứu Vương Tùng Liên thuộc Văn phòng Trung Quốc của tổ chức Quan sát Nhân quyền (HRW) cho biết, ĐCSTQ thực thi giám sát ngôn luận của người dân cả trực tuyến và ngoại tuyến một cách trường kỳ, lợi dụng tuyên truyền để hợp pháp hóa mô thức chấp pháp xâm phạm quyền vào lợi ích hợp pháp của người khác. Sau khi ông Tập Cận Bình nắm quyền, càng sử dụng giám sát và kiểm soát xã hội hơn. “Người Trung Quốc và những người ngoài Trung Quốc nhưng có liên hệ với Trung Quốc, ngày càng khó có thể phê bình Chính phủ Trung Quốc, bởi vì họ sẽ đối mặt với các dạng, các kiểu đe dọa, từ bị câu lưu và giam giữ đến bị cư dân mạng chủ nghĩa dân tộc quấy nhiễu,” bà Vương Tùng Liên nói.

Ngày 2/5, ông Blinken trả lời phỏng vấn trong chương trình “60 giây” của Đài CBS Mỹ đã nói, nguyên nhân khiến quan hệ Mỹ – Trung rơi vào hoàn cảnh khó khăn nằm ở chỗ ĐCSTQ trong những năm gần đây ngày càng gia tăng áp chế tự do trong nước, trên quốc tế thì hành động càng hung hăng hơn. Ông cũng cho biết, hành động của ĐCSTQ mang đến những tác động tiêu cực cho kinh tế của chính bản thân họ. Hôm Chủ Nhật (ngày 2/5), ông Blinken đến London, và tham dự hội nghị Ngoại trưởng G7 để thảo luận các chủ đề như làm thế nào đối mặt với thách thức của ĐCSTQ. 

Dan Garrett: Cuộc chiến dư luận của ĐCSTQ xuất phát từ chứng hoang tưởng của Tập Cận Bình

Cựu chuyên gia phân tích tình báo Lầu Năm Góc, ông Dan Garrett nói rằng cuộc chiến dư luận và thông tin mang tính tấn công của Chính phủ Trung Quốc nhắm vào Mỹ và phương Tây, bắt nguồn từ chứng hoang tưởng rơi vào chiến tranh lạnh mới và dã tâm chiếm “vũ đài trung tâm thế giới” của ông Tập Cận Bình. 

“Là một loại thủ đoạn tổng hợp thực lực quốc gia của họ, truyền thông nhà nước ĐCSTQ lợi dụng tính không đối xứng để vào thị trường truyền thông Mỹ và toàn cầu, dưới ngọn cờ ‘tự do báo chí’ và ‘tự do ngôn luận’, ĐCSTQ nhào nặn và dẫn hướng dư luận nhắm vào Mỹ và phương Tây. Đặc biệt là phương diện đại dịch virus corona mới lưu hành, hệ thống điều trị y tế quốc gia ứng phó (với dịch bệnh) và phương diện nghiên cứu phát triển vắc-xin,” ông nói. 

Ông còn cho rằng loại chiến tranh dư luận này còn có tính tấn công: “Nó còn lợi dụng phóng viên của truyền thông quốc gia làm chiến sĩ thông tin tuyến đầu, thông qua truyền bá tin tức giả chống Mỹ và phương Tây, và tuyên truyền tự sự để kích động gây xáo động và chia rẽ xã hội. Tìm kiếm vết nứt xã hội trong chiến lược lợi dụng thảm họa do virus corona mới ở Mỹ và phạm vi toàn cầu, cho đến bất bình đẳng kinh tế, điều trị y tế và chủng tộc để gây ra khủng hoảng quản trị, tài chính và y tế cộng đồng.”  

Tại cuộc họp báo hôm thứ Ba, phóng viên đến từ Hồng Kông hỏi ông Blinken rằng những biện pháp nhắm vào truyền thông Trung Quốc tại Mỹ từ thời kỳ chính quyền cựu Tổng thống Trump liệu có bị thay đổi hay không, ví dụ như xác định đó là phái đoàn nước ngoài, giảm thiểu thời hạn visa. 

Ông Blinken chỉ ra, những truyền thông thuộc sở hữu nhà nước này bị Chính phủ Trung Quốc hoàn toàn kiểm soát là sự thực, biện pháp mà Mỹ áp dụng đối với những truyền thông này có mục đích là đảm bảo độ minh bạch, nhưng không can dự vào nội dung báo cáo của các kênh truyền thông này. “Chúng tôi không cấm những truyền thông do quốc gia kiểm soát này, họ tiếp tục vận hành kinh doanh ở đây, nhưng chúng tôi cần đảm bảo độ minh bạch, cần khiến mọi người hiểu đầy đủ rằng nội dung mà mọi người đọc được thực tế là nội dung theo mệnh lệnh của chính quyền Bắc Kinh chứ không phải là nội dung của truyền thông độc lập sản xuất.” 

Từ năm ngoái đến nay, Washington đã áp dụng các biện pháp để đưa các cơ quan thuộc kênh truyền thông của nhà nước và địa phương Trung Quốc đang hoạt động tại Mỹ vào danh sách phái đoàn ngoại giao, trong đó có Tân Hoa Xã, Mạng truyền hình toàn cầu Trung Quốc, Dịch vụ Tin tức Trung Quốc (China News Service), Nhật báo Giải phóng, Nhật báo Kinh tế, v.v.

Perry Link: Phóng viên truyền thông nhà nước Trung Quốc trú tại Mỹ có một bộ phận nhỏ là đặc vụ

Ông Perry Link, nhà Hán học, giáo sư tuyển dụng đặc biệt của phân hiệu tại Riverside của Đại học California, cũng tán thành với chủ trương của ông Blinken. Ông chỉ ra, một số nhân viên được tuyển dụng của truyền thông Trung Quốc tại Mỹ thực tế là đặc vụ chứ không phải là phóng viên. 

Ông Perry Link thừa nhận, hiện tại bố cục truyền thông của hai nước Mỹ – Trung rất không đối đẳng. ĐCSTQ lợi dụng truyền thông để đến Mỹ phát tán tin tức của họ. Tuy nhiên, truyền thông Mỹ lại không thể nào đến Trung Quốc mà được tự do công bố tin tức. 

Ông không tán thành cách làm cấm lên tiếng: “Muốn kiểm soát cục diện này không phải là không để họ (truyền thông của ĐCSTQ) lên tiếng, mà là để họ lên tiếng, sau đó dỡ sân khấu để cho mọi người biết đây là lời nói dối. Về sau anh ta tiếp tục nói dối, người dân Mỹ và thế giới sẽ có một loại lực miễn dịch đối với nó, biết rằng cái này rất có thể là ăn nói lung tung. Phương pháp này tôi cảm thấy tốt hơn so với cấm họ nói.”

Ông Vu Kim Sơn chỉ ra, tự do báo chí là công cụ của Bắc Kinh, chứ không phải là nguyên tắc cần phải tuân thủ, nhưng người Hoa không nên chịu ảnh hưởng từ công cụ đó. “Tất cả những người Hoa trên thế giới đều nên tiếp tục nỗ lực đạt được quyền lợi tự do báo chí mà người Trung Quốc chúng ta nên được hưởng, đây là quyền lợi của chúng ta, và không nên bị chính quyền nào đó hoặc những người nào đó tước đoạt.”

Tiêu Nhiên, Vision Times

Xem thêm: