Chuyên gia cảnh báo rằng cuộc chiến Nga – Ukraine là hồi chuông cảnh tỉnh, rằng thế giới tự do có thể đã mắc phải những sai lầm chiến lược nghiêm trọng khi đối mặt với các chế độ độc tài, từ đó làm giảm khả năng phòng thủ tập thể.

Adrian Wooldridge in 2011
Nhà phân tích kinh tế nổi tiếng Adrian Wooldridge. (Nguồn: Andreas Weigend/ Flickr)

Cuộc chiến Nga – Ukraine đã kéo dài gần 20 ngày, dưới sự giao tranh ác liệt giữa hai bên, hàng ngàn người đã thiệt mạng, nhiều cơ sở hạ tầng của Ukraine bị phá hủy, hơn 2,5 triệu người Ukraine phải rời bỏ đất nước. Cuộc xung đột gay gắt cũng đã tạo ra một cuộc khủng hoảng đối với nguồn cung cấp thực phẩm, nguồn cung cấp năng lượng và các nền kinh tế trên toàn thế giới.

Nhà phân tích kinh tế nổi tiếng Adrian Wooldridge cho biết trong một bài xã luận trên Bloomberg, rằng cuộc chiến kinh tế hiện nay giữa phương Tây và Nga có thể chỉ là khúc dạo đầu cho một cuộc chiến kinh tế quy mô lớn giữa phương Tây và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Ông viết: “Không chỉ Trung Quốc có thể gây ra nhiều thiệt hại hơn, mà một cuộc chiến tranh với Trung Quốc và Nga có thể đồng nghĩa với việc thế giới phải đối mặt với sự chia rẽ và thù địch lâu dài, phá hoại sự thịnh vượng.”

Bài viết nói rằng ĐCSTQ là “kẻ thù quan trọng hơn” so với Nga. Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, quy mô gấp khoảng 10 lần Nga. Kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến nay, quy mô nền kinh tế Trung Quốc đã chiếm từ 25% đến 30% tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Ông Wooldridge cho rằng khi tiếp cận ĐCSTQ và Nga, phương Tây phải xem xét lại 3 giả định sai lầm: hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu cuối cùng sẽ dẫn đến phương Tây hóa; các chế độ độc tài cuối cùng sẽ tiến tới dân chủ tự do và thích ứng với trật tự kinh tế do phương Tây chủ đạo; trước sức hấp dẫn của chủ nghĩa thế giới phương Tây, chủ nghĩa dân tộc văn hóa dường như không đáng kể.

“Trên thực tế, tình hình hoàn toàn ngược lại. Trong 20 năm qua, ĐCSTQ đã biến vũ khí của phương Tây để sử dụng cho mục đích riêng của mình nhằm nhằm tăng cường sức mạnh.” Ông Wooldridge đưa ra ví dụ, ĐCSTQ đã định hình chủ nghĩa tư bản thành “chủ nghĩa tư bản nhà nước”, và thành lập hàng loạt ngân hàng quốc doanh và doanh nghiệp nhà nước. Các công nghệ máy tính và mạng mới nổi đang được sử dụng để giám sát đất nước và cố gắng dẫn đầu phương Tây về 5G và trí tuệ nhân tạo.

Ông chỉ ra rằng ĐCSTQ đang theo đuổi “cách tiếp cận hai hướng” để tăng ảnh hưởng toàn cầu của mình. Một mặt, ĐCSTQ ảnh hưởng đến các tổ chức hiện có như Ngân hàng Thế giới, cố gắng “định hình lại trật tự quốc tế từ trong ra ngoài”. Mặt khác, ĐCSTQ cũng đồng thời thiết lập các cơ cấu, tổ chức do ĐCSTQ kiểm soát, chẳng hạn như Ngân hàng đầu tư châu Á.

Ông Wooldridge cho rằng việc ĐCSTQ đàn áp Tân Cương và Hồng Kông là “công nhiên miệt thị đối với các chuẩn mực tự do”. ĐCSTQ vẫn theo chủ nghĩa Lenin, tin rằng đảng viên cốt cán phải đại diện cho nhân dân nắm giữ quyền lực cao nhất.

Ông viết: “Mọi thành phần trong xã hội phải được điều chỉnh theo ý chí của đảng, và mọi ngóc ngách phải được giám sát để ngăn chặn xuất hiện những sai lệch. Đảng sẽ không ngần ngại sử dụng bạo lực để duy trì quyền lực của mình.”

Ông Wooldridge cũng cho rằng ĐCSTQ đã lợi dụng “niềm tự hào văn hóa” của người dân Trung Quốc và sự tức giận của Trung Quốc trước sự xâm lược của phương Tây sau cuộc Chiến tranh Nha phiến, để tuyên dương một cách trắng trợn cho cái gọi là “thế kỷ khuất nhục”, mượn đó để làm giảm giá trị phổ quát ngày nay, cho rằng đây là “hệ thống các giá trị quan phương Tây không phù hợp với người Trung Quốc”.

“ĐCSTQ là một tổ chức giảo hoạt hơn cả đầu sỏ chính trị của Putin.” Ông Wooldridge nói rằng ĐCSTQ không chỉ sống sót sau sự sụp đổ của Liên Xô, mà còn “chia thành một tập hợp các nhân viên an ninh, kỹ thuật viên, kẻ tham ô và tội phạm”, và sống lại trong “kỷ nguyên dường như là thắng lợi của chủ nghĩa tân tự do”.

Ông nói, phương Tây phải tăng chi tiêu quốc phòng và biểu đạt rõ cho Bắc Kinh thấy rằng có một số ranh giới, chẳng hạn như ranh giới cho một cuộc xâm lược Đài Loan là tuyệt đối không được vượt qua.

Ông viết: “Hy vọng rằng phản ứng kiên định của phương Tây đối với cuộc xâm lược Ukraine của Putin sẽ dạy cho ĐCSTQ một bài học. Phương Tây vĩnh viễn không nên từ bỏ cam kết bảo vệ quyền lợi cơ bản ở đúng nơi và đúng thời điểm.”