Gần đây, quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã điều tàu sân bay Liêu Ninh băng qua vùng biển Nhật Bản tiến vào Thái Bình Dương, đã kích hoạt cảnh giác cao từ Nhật Bản và Mỹ. Quân đội Mỹ cũng đã lập tức điều tàu sân bay Theodore Roosevelt từ eo biển Malacca tiến vào Biển Đông. Dường như đáp trả, vào ngày 12/4, Trung Quốc đã huy động 25 máy bay quân sự thâm nhập vùng nhận dạng phòng không phía tây nam của Đài Loan. Những diễn biến khiến giới quan sát boăn khoăn liệu ĐCSTQ có tấn công Đài Loan không?

p2735401a503263543
Tình hình eo biển Đài Loan ngày càng căng thẳng khi mới đây tàu sân bay Liêu Ninh của ĐCSTQ tập trận tại Thái Bình Dương, đồng thời phái hàng loạt máy bay quân sự thâm nhập vùng không phận Đài Loan (Nguồn: Hải quân Mỹ).

Về vấn đề này, trong chương trình truyền thông của chuyên gia vấn đề quốc tế Đường Hạo (Tang Hao) cho biết, tình hình ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương có thể nói là ngày càng căng hơn, đặc biệt là Đài Loan đang ở trung tâm của khu vực nóng xung đột, còn chiến thuật đe dọa bằng máy bay của ĐCSTQ cũng tăng cường rõ ràng, gây nhiều áp lực hơn cho Đài Loan.

Mặc dù ĐCSTQ luôn có ý định thôn tính thống nhất Đài Loan bằng vũ lực, nhưng Đường Hạo cho rằng nhìn bề ngoài xem chừng có vẻ tình hình Đài Loan nguy cấp, nhưng khả năng cao trước mắt vẫn nằm ở gây áp lực hăm dọa. Ông cho rằng tình hình hiện tại đang ngày càng bất lợi cho ĐCSTQ. Vì giả sử ĐCSTQ thực sự tấn công quân sự vào Đài Loan, dù chưa biết thắng bại thế nào, nhưng khả năng cao là sẽ phải hứng chịu xu thế bao vây của toàn cầu, kéo theo suy sụp nền kinh tế Trung Quốc; thậm chí trong trường hợp thua trận thì chính quyền Tập Cận Bình sẽ rơi vào thế đường cùng.

Những lý do chính bao gồm việc Ngoại trưởng Mỹ Blinken nhiều lần nhấn mạnh Mỹ luôn cam kết hỗ trợ Đài Loan tự vệ và cảnh báo Bắc Kinh không dùng sức mạnh quân sự thôn tính Đài Loan. Hiện nay, toàn Quốc hội Mỹ cũng thống nhất trong vấn đề bảo vệ Đài Loan trước ĐCSTQ. Gần đây, Quốc hội Mỹ đã đề ra “Luật ngăn chặn xâm phạm Đài Loan” (Taiwan Invasion Prevention Act), cho phép Tổng thống Mỹ có quyền dùng sức mạnh quân sự ở mức độ nhất định để bảo vệ Đài Loan, ngoài ra Quốc hội Mỹ cũng ra nhiều luật khác có tác dụng liên quan trợ giúp Đài Loan như “Luật Cạnh tranh chiến lược 2021” (Strategic Competition Act of 2021)…

Chuyên gia Đường Hạo cho biết thủ đoạn “sói chiến” của ĐCSTQ đang kích thích giận dữ trên toàn thế giới, khiến nhiều nước hỗ trợ Đài Loan. Đặc biệt trong tình hình ĐCSTQ không chỉ tấn công những bên lên tiếng vì vấn đề vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, mà còn nhắm vào những học giả và quan chức các nước lên tiếng ủng hộ cũng như viếng thăm Đài Loan, khiến các nước càng muốn hỗ trợ Đài Loan.

Ông cho rằng chính kiểu ngoại giao “sói chiến” của ĐCSTQ đã giúp Đài Loan, vì càng thúc đẩy cộng đồng quốc tế ý thức ủng hộ Đài Loan mạnh hơn. Do đó, nếu ĐCSTQ dùng sức mạnh quân sự đối với Đài Loan thì không chỉ chịu chống trả của hơn 23 triệu người dân Đài Loan, mà còn là đông đảo người dân toàn cầu, và như vậy ĐCSTQ sẽ bị toàn thế giới bao vây phong tỏa, sẽ rơi vào trạng thái bị cô lập, sẽ khiến nền kinh tế của Trung Quốc thiệt hại nặng nề, và thậm chí làm rung chuyển tính hợp pháp của chế độ Bắc Kinh.

Diễn biến đáng chú ý khác là gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, lần đầu nêu rõ rằng nếu Đài Loan đã xảy ra “tình huống bất ngờ” thì Nhật Bản sẽ gửi đội quân tự vệ để trợ giúp quân đội Mỹ. Đây cũng là lần đầu Nhật Bản công khai quan điểm can thiệp vào xung đột quân sự tại Đài Loan. Sau đó, khi ông Nobuo Kishi hội đàm với chỉ huy Mỹ Davidson của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng xác nhận lại tầm quan trọng của việc bảo vệ hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan.

Ông Đường Hạo nhận định, vì giả sử ĐCSTQ thôn tính xong Đài Loan thì không loại trừ mục tiêu tiếp theo chính là tỉnh Okinawa của Nhật Bản. Cho nên, hiện đã có thông tin chỉ ra cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Bản Suga và Tổng thống Mỹ Biden sẽ ra tuyên bố chung, một lần nữa công khai khẳng định tầm quan trọng của sự ổn định eo biển Đài Loan. Do đó, nếu ĐCSTQ xâm phạm Đài Loan nghĩa là cũng trực tiếp đối mặt với sức mạnh quân sự của Mỹ và đội tự vệ Nhật Bản, trong trường hợp này thì rủi ro cho Bắc Kinh là quá lớn.

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng Đài Loan cũng chú ý đến những va chạm có thể xảy ra với ĐCSTQ như xung đột quy mô nhỏ trên biển hoặc trên không, hoặc với tuần tra biển Đài Loan. Đặc biệt chú ý là vùng quần đảo Đông Sa ở phía tây nam Đài Loan.

Ông Đường Hạo cho biết, hiện không thể chắc liệu ĐCSTQ có ý đồ tấn công thẳng vào đảo Đài Loan, nhưng có thể dùng chiến thuật “tằm ăn dâu”, từ việc chiếm đoạt những đảo nhỏ để dần tiến tới quá trình thống nhất Đài Loan. Ban đầu sẽ chiếm những đảo nhỏ ở Đông Sa gây tâm lý trong nội bộ Đài Loan mà chưa dẫn đến can thiệp quân sự của Mỹ; sau đó thông qua các chính trị gia cùng truyền thông thân ĐCSTQ tại Đài Loan để gây sức ép dư luận lớn lên Chính phủ Đài Loan và kích thích mâu thuẫn nội bộ xã hội Đài Loan, từ đó tạo cơ hội cho ĐCSTQ thúc đẩy đàm phán thống nhất Đài Loan, hoặc gây dựng thêm nhiều điểm thâm nhập để ngày càng chiếm ưu thế. Đặc biệt có thể thấy tuyến bay gây áp lực của máy bay quân sự ĐCSTQ gần đây tập trung ở vùng không phận giữa Đài Loan và quần đảo Đông Sa, vì vậy không thể loại trừ kế hoạch của ĐCSTQ trong chiếm vùng đảo đó.

Ông cũng nhắc nhở rằng Đài Loan cũng nên chú ý đến cục diện phát triển của Nga và Ukraine. Chính phủ Biden cũng đã xác định Nga là “kẻ thù lớn nhất của Mỹ”, nếu Nga thực sự dùng vũ lực quân sự với Ukraine thì Mỹ có khả năng gửi quân đội để can thiệp, trong trường hợp này liệu sẽ ảnh hưởng đến bố trí lực lượng tại Thái Bình Dương của Mỹ? Nếu vào thời điểm này, ĐCSTQ tấn công Đài Loan thì liệu Mỹ có sẵn sàng tham chiến ở cả hai mặt trận? Đây là những vấn đề Đài Loan cần nghiên cứu trù tính.

Ngày 12/4, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã nhận trả lời phỏng vấn của NBC liên quan đến hành vi hung hăng của Bắc Kinh đối với Đài Loan. Blinken cho biết từ lâu Mỹ luôn tuân thủ cam kết của “Luật Quan hệ Đài Loan” để đảm bảo khả năng tự vệ của Đài Loan và duy trì an ninh hòa bình khu vực Thái Bình Dương. Ông nhấn mạnh: “Bất cứ thế lực nào muốn thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, là phạm sai lầm nghiêm trọng”.

Minh Tư, Vision Times

Xem thêm: