Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã công bố Sách Trắng về cuộc chiến thương mại ngay hôm Chính phủ Mỹ thực hiện thu thuế quan 10% đối với 200 tỷ Đô la Mỹ hàng nhập khẩu Trung Quốc. Ngày 25/9, có quan chức ĐCSTQ đã tuyên bố rằng họ bị “con dao kề vào cổ”, có nhận định tuyên bố cho thấy ĐCSTQ đang diễn vai nạn nhân tội nghiệp, hòng muốn được xem là phe chính nghĩa và đạo đức, nhưng việc ĐCSTQ chỉ trích “tội ác” của Mỹ trên thực tế lại chính là những gì tổ chức này đang làm, kiểu hành động của ĐCSTQ không khác gì “vừa ăn cướp vừa la làng”.

vương thụ văn
Ngày 25/9, giới chức ĐCSTQ kêu than bị “con dao kề vào cổ”, giới truyền thông quốc tế có phân tích rằng ĐCSTQ tự diễn vai nạn nhân tội nghiệp.Hình ảnh Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn (Ảnh: Liberty Times)

Tại buổi họp báo ngày 25/9, ông Vương Thụ Văn (Wang Shouwen) Phó đại diện Đàm phán Thương mại quốc tế Bộ Thương mại ĐCSTQ đã phát biểu rằng, biện pháp thuế quan của Mỹ không khác gì “kề con dao vào cổ người khác”, và với tình trạng này thì “không thể đàm phán được”. Một diễn biến khác vào ngày 24/9, ĐCSTQ đã ban hành Sách Trắng dài 71 trang mang tên “Thực tế xung đột thương mại Trung-Mỹ và lập trường của ĐCSTQ”. Toàn bộ Sách trắng được hai cơ quan ngôn luật hàng đầu của ĐCSTQ là Nhân dân Nhật báo và Tân Hoa Xã cùng công bố, qua đó xác định rõ đường lối của ĐCSTQ về các vấn đề trong chiến tranh thương mại.

Đóng vai phe đạo đức, không khác gì “vừa ăn cướp vừa la làng”

Qua những động thái của ĐCSTQ, một số chuyên gia nước ngoài chỉ ra rằng nhà cầm quyền độc tài này đang diễn vai hề “nạn nhân” trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Tiêu biểu như giáo sư Eswar Prasad thuộc Đại học Cornell (Cornell University) tại Mỹ cho biết, Sách trắng của Chính phủ Trung Quốc để cáo buộc của Mỹ “rất thú vị”, động thái một lần nữa cho thấy những nỗ lực của ĐCSTQ nhằm “đóng vai phe đạo đức cao thượng”. “Họ thận trọng chỉ ra rằng, do bị Mỹ tấn công nên họ phải trả đũa”, ông nói thêm.

Theo Sách Trắng, ĐCSTQ cáo buộc rằng “hành vi bắt nạt thương mại” của Mỹ đã trở thành “nguyên nhân chính gây bất ổn và rủi ro đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu”. Về vấn đề này, hãng tin CNBC phân tích rằng, có vấn đề trùng hợp là cáo buộc của ĐCSTQ đối với Mỹ lại tương tự như diễn tả của nhiều chuyên gia trong ngành khi đề cập về hành vi của ĐCSTQ, kiểu hành động của ĐCSTQ không khác gì “vừa ăn cướp vừa la làng”. Thông tin trên CNBC còn cho rằng, mặc dù có nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy ĐCSTQ thực hiện chủ nghĩa bảo hộ, nhưng Sách Trắng được công bố hôm thứ Hai đã định nghĩa ĐCSTQ là “đội tiên phong thực thi công bằng thương mại toàn cầu”.

Thực tế, không chỉ có Mỹ chỉ trích hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của ĐCSTQ, trong một tuyên bố vào ngày 01/6 năm nay Ủy ban châu Âu cho biết, trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU) đang khởi động trình tự pháp lý chống lại vấn nạn ĐCSTQ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với doanh giới châu Âu. Chuyên viên thương mại Cecilia Malmstrom cho biết, các công ty châu Âu đầu tư vào Trung Quốc bị ép buộc phải nhượng quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng công nghệ của họ cho các công ty Trung Quốc, họ đã bị tước đoạt quyền tự do đàm phán trong thỏa thuận chuyển giao công nghệ được xây dựng trên nền tảng thị trường. Theo các quy định của WTO, điều này vi phạm các quyền cơ bản mà đáng lý các công ty được hưởng, đặc biệt là vi phạm “Hiệp định quyền sở hữu trí tuệ về thương mại” (Hiệp định TRIPS)

Một diễn biến khác, trong một cuộc phỏng vấn của CNN về vấn đề này, khi phóng viên CNN hỏi nếu cuộc chiến thương mại thực sự như tuyên truyền của truyền thông ĐCSTQ, đó là do Mỹ ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc, vậy thì chẳng phải là hoạt động đàm phán thương mại trở nên hoàn toàn vô nghĩa? Đại biểu đàm phán thương mại quốc tế Phó Tự Ứng (Fu Ziying) của Bộ Thương mại Trung Quốc đã né tránh trả lời.

Báo cáo của Nhà Trắng phân tích về nạn xâm lược kinh tế từ TQ

Ngày 19/6, Nhà Trắng công bố báo cáo “Làm thế nào xâm lược kinh tế của ĐCSTQ đe dọa quyền sở hữu trí tuệ và công nghệ của Mỹ và trên thế giới”, đã liệt kê chi tiết các thủ đoạn xâm lược kinh tế của ĐCSTQ. Theo đó, báo cáo phân chia hành vi xâm lược kinh tế của ĐCSTQ thành sáu loại, và trong phần Phụ lục của báo cáo cũng liệt kê hơn 50 hành vi và chính sách của ĐCSTQ.

Trong đó, bốn loại hành vi xâm lược kinh tế hàng đầu bao gồm: bảo vệ thị trường nội địa của Trung Quốc để hạn chế bị khó khăn vì nhập khẩu hoặc cạnh tranh, biện pháp thực hiện cụ thể là thuế quan cao, các rào cản phi thuế quan và các biện pháp tăng cường kiểm soát khác; mở rộng thị phần của Trung Quốc trên thị trường toàn cầu, việc thực hiện cụ thể là trợ cấp cho doanh nghiệp Trung Quốc, dẫn đến tình trạng dư thừa năng lực sản xuất khiến các công ty Trung Quốc phải xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài với giá thấp, gây vấn đề cạnh tranh không lành mạnh; kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên cốt lõi; và chi phối lĩnh vực sản xuất truyền thống.

Hai loại thủ đoạn xâm lược kinh tế khác bao gồm: ĐCSTQ tìm kiếm sở hữu được công nghệ trọng điểm và sở hữu trí tuệ từ các nước khác, trong đó có Mỹ; nắm bắt nhiều công nghệ tiên tiến giúp ĐCSTQ phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao mới nổi và công nghiệp quốc phòng của ĐCSTQ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hôm Chủ nhật trước, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo cho biết Chính phủ Mỹ sẽ không nhượng bộ trong cuộc chiến thương mại, ông cũng dự đoán rằng Mỹ cuối cùng sẽ giành chiến thắng. “Cuộc chiến thương mại của Trung Quốc (ĐCSTQ) chống lại Mỹ đã diễn ra trong nhiều năm. Sự khác biệt của Chính phủ Mỹ khóa này là, nếu ai đó gọi đây là một cuộc chiến thương mại, vậy thì chúng tôi đã quyết tâm để giành chiến thắng”. Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, Pompeo nói rằng Mỹ sẽ buộc Bắc Kinh tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế, đó là tính minh bạch, tôn trọng pháp luật và không ăn cắp sở hữu trí tuệ.

Huệ Anh

Xem thêm: