Bà Hillary Clinton mới đây tuyên bố rằng vụ bê bối Uranium One từ thời bà còn làm Ngoại trưởng cho chính quyền ông Barack Obama đã được hoàn toàn “chứng minh” là không có gì. Nhưng tại sao sau khi bà Clinton đồng ý thương vụ bán công ty cung cấp Uranium của Mỹ cho Nga, thì 9 người nước ngoài có liên quan lại chuyển 145 triệu USD vào các quỹ của vợ chồng bà?

clinton putin2
Ảnh: Ian Mason, Getty

Đó vẫn là điều vớ vẩn mà họ đã nói mãi trong nhiều năm, và không ai có bằng chứng đáng tin cậy nào”, bà Clinton nói khi có tin các nghị sĩ Đảng Cộng hòa muốn lật lại điều tra vụ việc từ năm 2010.

Vấn đề là vẫn chưa giải quyết được là: Tại sao Bộ Ngoại giao của Hillary Clinton lại phê duyệt việc chuyển 20% tổng số uranium của Mỹ cho nước Nga của Putin và tại sao 9 nhà đầu tư nước ngoài trong thương vụ này lại chuyển 145 triệu đô-la vào quỹ của Hillary Clinton. Ngẫu nghiên chăng?

Có vẻ như chuyện này còn cách việc “được chứng minh hoàn toàn” rất xa, một số hãng truyền thông lớn tại Mỹ, cả cánh tả lẫn cánh hữu, đã xác nhận những sự thật chủ chốt liên quan đến vụ bê bối Uranium One. Chuyện này lần đầu tiên được nêu ra bởi Biên tập viên của tờ báo cánh hữu Breitbart là Peter Schweizer trong cuốn sách bán chạy nhất theo xếp hạng của Thời báo New York Times của ông với tiêu đề: Tiền của Clinton (Clinton Cash).

Dưới dây là 7 sự thật chấn động về vụ việc trên, đã được các kênh truyền thông chính thống Hoa Kỳ nêu ra:

1, New York Times đã xác nhận: cựu lãnh đạo của công ty uranium của Nga (Ian Telfer) đã bí mật quyên góp 4 lần cho Quỹ Clinton tổng cộng 2,35 triệu đô-la.

Như Thời báo New York đã xác nhận: “Khi những người Nga đã dần dần nắm được quyền kiểm soát công ty Uranium One trong 3 giao dịch riêng rẽ từ năm 2009 đến năm 2013, những tài liệu của Canada cho thấy, một dòng tiền đã chảy đến Quỹ Clinton. Chủ tịch của Uranium One đã dùng quỹ của gia đình mình để quyên góp 4 lần tổng cộng 2,35 triệu đô-la. Những quyên góp này đã không được hai ông bà Clinton tiết lộ công khai, bất chấp một thỏa thuận mà Bà Clinton đã ký với Nhà trắng của Obama rằng danh tính của tất cả những người ủng hộ đều phải công bố. Những người khác có quan hệ với công ty này cũng đã quyên góp.”.

2, Tờ New Yorker xác nhận: Chồng bà Hillary, cựu tổng thống Bill Clinton đã bỏ túi 500.000 đô-la cho một bài phát biểu ở Moscow, do một ngân hàng do Điện Kremlin chống lưng chi trả.

Tờ The New Yorker đã xác nhận rằng Bill Clinton đã nhận 500.000 đô-la cho một bài phát biểu ở Moscow do “một ngân hàng đầu tư của Nga có quan hệ với Điện Kremlin” chi trả.

Tại sao Bill Clinton lại nhận tiền từ một ngân hàng có quan hệ với Điện Kremlin trong khi vợ ông là Ngoại trưởng?” tờ New Yorker đặt câu hỏi.

Tương tự, Thời báo New York cũng đã xác nhận rằng: “Ngay sau khi người Nga công bố ý định mua cổ phần chi phối ở Uranium One, ông Clinton đã nhận được 500.000 đô-la cho một bài phát biểu ở Moscow từ một ngân hàng đầu tư của Nga có quan hệ với Điện Kremlin vốn đang quảng cáo cho cổ phiếu của Uranium One”

3, New York Times xác nhận: Bất chấp những tuyên bố ngược lại, trên thực tế Uranium One đã xuất khẩu “bánh vàng” (bột uranium) ra khỏi Mỹ và “thường xuyên đóng gói thành thùng ống và vận chuyển bằng xe tải đến một nhà máy ở Canada.”

 Thời báo New York đã xác nhận rằng: “Khi được hỏi về điều đó, ủy ban này đã xác nhận rằng Uranium One trên thực tế đã vận chuyển ‘bánh vàng’ đến Canada mặc dù họ không có giấy phép xuất khẩu”.

4, Tờ The Hill xác thực: FBI đã phát hiện ra “bằng chứng đáng kể rằng các quan chức ngành công nghiệp hạt nhân của Nga đã tham gia vào việc đút lót, hối lộ, tống tiền và rửa tiền.”

 The Hill đã xác nhận hồi tuần trước rằng FBI đã phát hiện ra “có bằng chứng đáng kể rằng các quan chức ngành công nghiệp hạt nhân của Nga đã tham gia vào việc đút lót, hối lộ, tống tiền và rửa tiền.”

5, CNBC: người đóng góp khổng lồ cho Quỹ Clinton, Frank Holmes, tuyên bố rằng ông này đã bán Uranium One trước khi Bộ Ngoại giao của Hillary Clinton phê duyệt việc chuyển giao cho người Nga – nhưng những hồ sơ của chính công ty ông này trình lên SEC lại chứng minh điều ngược lại.

Trên CNBC, doanh nhân ngành uranium và cũng là người đóng góp khủng cho quỹ Clinton, Frank Holmes, tuyên bố rằng ông này đã bán cổ phần của mình trong Uranium One trước khi Bộ Ngoại giao của Hillary Clinton phê duyệt việc chuyển giao 20% tổng số uranium của Hoa Kỳ cho nước Nga của Putin vào năm 2010.  Nhưng theo những hồ sơ nộp cho SEC vào năm 2011 của chính công ty ông này (U.S Global Investors), công ty của ông Holmes vẫn nắm giữ cổ phần của Uranium One, một điểm mà ông này sau đó đã thừa nhận.

6, Thời báo New York Times: Trong khi 8 cơ quan khác đã phải ký phê duyệt việc chuyển giao 20% tổng số uranium của Mỹ cho Nga, Bộ Ngoại giao của Hillary Clinton là cơ quan chính phủ duy nhất mà quan chức đứng đầu (Hillary Clinton) có quỹ của gia đình nhận được 145 triệu đô-la từ những nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thương vụ uranium này.

Trong bản xem xét tài chính của giao dịch uranium đó của mình, Thời báo New York đã xác nhận rằng 9 nhà đầu tư nước ngoài trong thương vụ uranium đã rót tổng cộng là 145 triệu đô-la vào quỹ gia đình của Hillary Clinton. Không một ai trong số 8 người lãnh đạo cơ quan còn lại mà đã phê duyệt việc chuyển giao uranium này nhận được đóng góp của nước ngoài cho các quỹ từ thiện của gia đình họ.

7, Tờ The Hill: các nhân viên FBI đã có một nhân chứng và các tài liệu để chứng minh cho những phần chấn động nhất của câu chuyện Uranium One.

The Hill đã xác nhận rằng các đặc vụ liên bang đã “có được một lời khai của nhân chứng – có các tài liệu chứng minh – cho thấy rằng các quan chức hạt nhân của Nga đã chuyển hàng triệu đô-la vào Mỹ với mục đích là đem lại lợi ích cho quỹ từ thiện của cựu Tổng thống Bill Clinton trong thời gian Ngoại trưởng Hillary Clinton phục vụ cho một cơ quan chính phủ vốn đã đem lại một quyết định có lợi cho Moscow.”

Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ hiện đã mở những cuộc điều tra chính thức đối với vụ bê bối Uranium One này.

Minh Nhật (T/h)

Xem thêm: