Theo lịch trình, vào thứ Hai 14/12 (giờ Mỹ), Cử tri Đoàn sẽ họp mặt và bỏ phiếu chính thức bầu tổng thống Mỹ và tới 6/1/2021, phiên họp hỗn hợp lưỡng viện Mỹ sẽ kiểm phiếu cử tri đoàn. Các vụ kiện của chiến dịch Trump và Đảng Cộng hòa về gian lận bầu cử vẫn tiếp tục tại ít nhất 6 bang và Tổng thống Trump tuyên bố cuộc bầu cử này chưa kết thúc.

Embed from Getty Images

Trao đổi trên chương trình “Fox & Friends” của Fox News hôm Chủ Nhật (13/12), Tổng thống Trump nói rằng ông không có kế hoạch chấp nhận kết quả của Cử tri Đoàn. 

Không, nó chưa kết thúc”, ông Trump nói về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020. “Chúng tôi vẫn tiếp tục và chúng tôi sẽ tiếp tục tiến lên. Chúng tôi có nhiều vụ kiện địa phương”.

Bất chấp Tối cao Pháp viện đã từ chối thụ lý vụ Texas đề xuất kiện 4 bang chiến trường, chiến dịch Trump và đồng minh vẫn còn rất nhiều các vụ kiện đang được xúc tiến tại các tòa án cấp dưới, hoặc đang được đưa lên Tối cao Pháp viện. Dưới đây là các vụ kiện vẫn đang được xử lý: 

Pennsylvania: 20 phiếu đại cử tri 

  1. Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ: Đảng Cộng hòa Pennsylvania kiện Bộ trưởng Nội vụ bang này, bà Boockvar về việc mở rộng hạn chót nhận phiếu bầu qua thư.
  2. Tòa Phúc thẩm Liên bang Khu vực số 3: TT Trump kiện Bộ trưởng Nội vụ Pennsylvania Boockvar về quá trình thực hiện bỏ phiếu tạm thời vi phạm điều khoản bảo vệ công bằng.
  3. Tòa án Tối cao Pennsylvania: Chiến dịch Trump kháng cáo quyết định của Ủy ban Bầu cử Hạt Philadelphia về việc liệu các phiếu bầu qua thư có thể được “chỉnh sửa” từ các phiếu bầu tạm thời hay không.
  4. Tòa án bang Pennsylvania: Metcalfe kiện Thống đốc Tom Wolf về việc hàng nghìn phiếu bầu bất hợp pháp được chấp nhận và các thùng nhận phiếu được cho phép không phù hợp. 

Georgia: 16 phiếu đại cử tri

  1. Tòa án Hạt Fulon: Tổng thống Trump kiện Bộ trưởng Nội vụ Georgia, Raffensperger về hàng nghìn phiếu bầu của cử tri không đủ điều kiện bỏ phiếu mà vẫn được chấp nhận.

Arizona: 11 phiếu đại cử tri

  1. Tòa án sơ thẩm liên bang: Bowyer v. Ducey – Luật sư Sidney Powell cáo buộc “gian lận bầu cử trên diện rộng” liên quan tới các hệ thống bỏ phiếu điện tử.
  2. Tòa án cấp cao Arizona: vụ kiện Burk v. Ducey, trong đó nguyên đơn cáo buộc về các lá phiếu bất hợp pháp vẫn được tính và hệ thống bỏ phiếu điện tử bị gian lận. 

Wisconsin: 10 phiếu đại cử tri

  1. Tòa sơ thẩm liên bang: Feehan kiện Ủy ban Bầu cử Wisconsin. Luật sư Sidney Powell đang cáo buộc về gian lận bầu cử thông qua các máy bỏ phiếu.
  2. Tòa sơ thẩm liên bang: TT Trump kiện Ủy ban Bầu cử Wisconsin về việc các quan chức bầu cử tiểu bang này đã cung cấp phiếu bầu và các thùng nhận phiếu vi phạm luật của tiểu bang. 

Minnesota: 10 phiếu đại cử tri

  1. Tòa án Quận tại Minnesota: vụ kiện Quist v. Simon về việc những thay đổi thủ tục bầu cử của bộ trưởng nội vụ tiểu bang đã khiến cho quy trình kiểm phiếu “mở rộng quá mức, tùy tiện, ô hợp và hỗn loạn”.
  2. Tòa án Quận tại Minnesota: vụ kiện Jensen v. Simon về các phiếu bầu không hợp lệ vẫn được tính.

Nevada: 6 phiếu đại cử tri

  1. Tòa án tại Hạt Clark: vụ kiện Becker v. Gloria
  2. Vụ kiện Rodimer v. Gloria
  3. Vụ kiện Marchant v. Gloria

Các ứng viên trong cả ba vụ kiện nêu trên đã khởi kiện về các tiêu chuẩn xác nhận chữ ký phiếu bầu tự động và việc gửi qua đường bưu điện các phiếu bầu tới tất cả cử tri đăng ký trong tiểu bang.

Ngoài việc theo đuổi các vụ kiện để thay đổi kết quả bầu cử, Tổng thống Trump còn lựa chọn khác nữa là ban bố tình trạng thiết quân luật để lập lại trật tự và tính liêm chính bầu cử khi có bằng chứng về gian lận trên diện rộng và có can thiệp của nước ngoài. 

Tổng thống Trump chưa lên tiếng về việc ông có sử dụng thiết quân luật hay không, nhưng một số cựu tướng lĩnh và luật sư đã gợi ý tổng thống nên sử dụng quyền lực tối thượng này để bảo vệ nền Cộng hòa và Hiến pháp Mỹ.

Gần đây nhất, hai luật sư Sidney Powell và Lin Wood đã nói trên truyền thông rằng Tổng thống Trump cần tuyên bố thiết quân luật.

Luật sư Sidney Powell trong cuộc trả lời phỏng vấn The Epoch Times mới đây đã khẳng định rằng do có cáo buộc can thiệp nước ngoài vào cuộc bầu cử Mỹ 2020, nên “đó là quá đủ để kích hoạt” sắc lệnh can thiệp nước ngoài mà Tổng thống Donald Trump đã ban hành từ năm 2018.

Luật sư Powell nói với The Epoch Times bà tin rằng với sắc lệnh 2018 đó, ông Trump có thể được trao “tất cả quyền lực… để làm mọi thứ từ việc thu giữ các tài sản để phong tỏa chúng, đến yêu cầu tịch thu các máy [bỏ phiếu]”.

Trong khi đó, Luật sư Lin Wood nói trên Newsmax TV rằng mặc dù Tối cao Pháp viện đã từ chối thụ lý vụ kiện của Texas với bốn bang chiến địa, nhưng ông hy vọng vụ kiện của mình sẽ được xét xử một cách thỏa đáng; nếu không, trình tự tiếp theo hẳn sẽ là Tổng thống Donald Trump tuyên bố Thiết quân luật.

Nếu Tòa án Tối cao không hành động, vậy thì người quan tâm đến pháp quyền ở đất nước này phải hành động: Đó hẳn sẽ là Tổng thống Donald Trump”, ông Wood kết luận. “Nếu Tòa án Tối cao không hành động, tôi nghĩ tổng thống nên tuyên bố Thiết quân luật trong phạm vi nào đó, và ông ấy nên tạm hoãn Cử tri đoàn.

Ông nói thêm rằng: “Bởi vì chúng ta không thể có một cuộc bầu cử lãnh đạo của mình tại đất nước này, khi mà cuộc bầu cử có quá nhiều bằng chứng về gian lận trên diện rộng và bất hợp pháp. Đất nước này phải có một cuộc bỏ phiếu liêm chính. Và cử tri đoàn không cần phải họp và bỏ phiếu cho đến khi chúng ta tìm ra cách giải quyết những vấn đề này.

Như Ngọc

Xem thêm: