Sau khi Thượng viện Úc thông qua Đạo luật Magnitsky phiên bản Úc vào ngày 1/12, Hạ viện Úc cũng đã thông qua dự luật trừng phạt lịch sử này. Điều này có nghĩa là bất kỳ tội phạm nhân quyền, quan chức tham nhũng và người có hành vi độc hại trên mạng internet sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt cấm nhập cảnh vào Úc, tài sản của họ ở quốc gia này cũng sẽ bị đóng băng.

hop
Sau khi Thượng viện Úc thông qua Đạo luật Magnitsky phiên bản Australia, ngày 2/12/2021, Hạ viện Úc cũng đã thông qua dự luật trừng phạt lịch sử này. (Ảnh chụp màn hình video cuộc họp của Hạ viện Úc vào ngày 2 tháng 12 năm 2021/ Từ Epoch Times)

Ngày 2/12, Hạ viện Australia đã thông qua Dự luật sửa đổi Luật chế tài độc lập 2021 (Magnitsky và các loại hình trừng phạt đặc biệt khác)[Autonomous Sanctions Amendment(Magnitsky-style and Other Thematic Sanctions)Bill 2021].

Luật kiểu Magnitsky (Magnisky style laws) được đặt theo tên của luật sư Sergei Magnitsky ở Moscow. Vào tháng 11/2008, ông bị bắt và bỏ tù sau khi vạch trần gian lận thuế của các quan chức Nga. Ông bị tra tấn trong tù và qua đời vào tháng 11/2009 sau 1 năm ngồi tù ở Moscow.

Câu chuyện của luật sư Magnitsky đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế.

Hoa Kỳ và Canada đã thông qua Đạo luật Trách nhiệm Giải trình Magnitsky Toàn cầu lần lượt vào năm 2016 và 2017. Sau khi 27 quốc gia của Liên minh Châu Âu thông qua phiên bản Châu Âu của Đạo luật Magnitsky vào tháng 12/2020, họ đã trừng phạt 4 quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và một tổ chức vào tháng 3 năm nay, áp đặt lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản đối với những cá nhân và tổ chức này.

Kêu gọi chính phủ trừng phạt lập tức các tội phạm nhân quyền

Vào ngày 1/12, Giám đốc phụ trách Úc của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), bà Elaine Pearson, tuyên bố rằng “mục tiêu của các biện pháp trừng phạt là khiến thủ phạm vi phạm nhân quyền nghiêm trọng phải trả giá” và dự luật mới là “một bước quan trọng trong việc thúc đẩy trách nhiệm giải trình nhân quyền trong chính sách đối ngoại.”

“Những người vi phạm nhân quyền hoặc tham nhũng nghiêm trọng không được phép đến Úc hoặc giấu tài sản của họ trong tài khoản ngân hàng của Úc.”

Bà kêu gọi: “Bây giờ, chính phủ nên sử dụng luật mới ngay lập tức để xử phạt các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng một cách nhất quán và có nguyên tắc.”

Trung tâm Tư pháp Quốc tế Úc (ACIJ) tuyên bố rằng luật mới đã củng cố cam kết của Úc đối với nhân quyền toàn cầu, thông qua các biện pháp trừng phạt nhân quyền có chủ đích, nhằm giải quyết các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và tham nhũng trên khắp thế giới.

Giám đốc điều hành của trung tâm, bà Rawan Arraf, cho biết Úc lẽ ra nên sớm đưa ra “luật trừng phạt có mục tiêu”.

Trong một tuyên bố đưa ra vào ngày 1/12, bà cho biết: “(Hiện tại) Úc là nơi trú ẩn an toàn cho những người vi phạm nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới. Họ đi du lịch ở đây một cách dễ dàng, đầu tư tiền của họ vào các tổ chức tài chính của Úc và đăng ký cho con cái của họ vào các trường phổ thông và đại học của Úc.”

“Các biện pháp trừng phạt có mục tiêu chắc chắn sẽ là một công cụ để ngăn chặn các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng xảy ra trên toàn thế giới.”

Lo ngại về nhân quyền của Trung Quốc và các vấn đề của công ty Trung Quốc

Vào ngày 2/12, khi ủng hộ việc đưa ra luật trừng phạt kiểu Magnitsky tại Hạ viện, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đảng Lao động Brendan O’Connor đã đề cập đến hoàn cảnh của nhà báo công dân Trung Quốc Trương Triển (Zhang Zhan), người bị ĐCSTQ kết án tù vì đã đưa tin về đợt bùng phát virus corona ở thành phố Vũ Hán. Ông đồng thời cũng bày tỏ lo ngại về khoản đầu tư của Quỹ Tương lai (Future Fund) vào các công ty Trung Quốc.

OConnor Brendan OConnor
Ông Brendan O’Connor, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Đảng Lao động, đang phát biểu tại Hạ viện vào ngày 2/12/2021. (Ảnh chụp màn hình video cuộc họp của Hạ viện Úc vào ngày 2/12/2021/Từ Epoch Times)

Ông O’Connor nói: “Chúng tôi ngày càng thấy nhiều báo cáo đáng lo ngại về vi phạm nhân quyền trên khắp thế giới. Ở một số nơi, các nhà lãnh đạo chính trị đã cố gắng che giấu sự thật về đại dịch và làm suy yếu hơn nữa quyền con người.”

“Như chúng tôi nói hôm nay, nhà báo Trương Triển, công dân Trung Quốc đang tuyệt thực. Nếu cô ấy không nhận được các dịch vụ y tế khẩn cấp cần thiết, cô ấy có thể sẽ chết.”

Vào tháng 12 năm ngoái, nhà báo Trương Triển bị kết án 4 năm tù vì đăng một bài lên mạng xã hội phơi bày sự thật về dịch bệnh ở Vũ Hán.

Screen Shot 2020 12 28 at 4.04.17 PM
Cô Zhang Zhan (Ảnh chụp màn hình)

Quỹ Tương lai Úc là một quỹ tài sản có chủ quyền do chính phủ liên bang thành lập (Sovereign Wealth fund). Quỹ này được phát hiện đã gửi 1,5 tỷ đô la Úc ra nước ngoài, bao gồm các khoản đầu tư vào WeChat và các công ty Trung Quốc khác phục vụ cho việc giám sát, kiểm duyệt của ĐCSTQ, và một nhà sản xuất vũ khí do ĐCSTQ kiểm soát bị cáo buộc phạm tội ác chống lại loài người vì đã bán máy bay chiến đấu cho quân đội Myanmar.

Ông O’Connor tuyên bố rằng: “Quỹ Tương lai của Úc ở một phương diện khác đã giúp những vi phạm nhân quyền này.”

Nghị sĩ Lao động Tim Watts cáo buộc ĐCSTQ vi phạm nhân quyền ở Tân Cương và Hồng Kông liên quan đến dự luật.

Tim Watts
Ngày 2/12/2021, thành viên Đảng Lao động Tim Watts phát biểu tại Hạ viện, kêu gọi thông qua dự luật kiểu Magnitsky phiên bản Úc. (Ảnh chụp màn hình video cuộc họp của Hạ viện Úc vào ngày 2/12/2021/ Từ Epoch Times)

Ông Watts nói: “Trong thời đại mà các giá trị dân chủ đang phải chịu áp lực ngày càng lớn, chủ nghĩa độc tài đang (xâm nhập) ngày càng nhanh trên khắp thế giới. Chúng ta cần phải bảo vệ các giá trị dân chủ một cách thẳng thắn, cho dù ở trong nước hay ở nước ngoài.”

Ông nói: “Trong 12 tháng qua, chúng tôi đã chứng kiến ​​những vi phạm nhân quyền đáng lo ngại. ĐCSTQ xói mòn cơ chế ‘Một quốc gia, hai chế độ’ của Hồng Kông, vi phạm nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ, các dân tộc thiểu số và các nhóm tôn giáo khác ở Tân Cương và khắp Trung Quốc.”

Ông nói: “Khi những luật này cuối cùng được thông qua, chúng tôi đã nói với những người vi phạm nhân quyền rằng Úc sẽ không trở thành nơi dựa dẫm của các ông và các ông không được chào đón ở đây.”

Quy trình lập pháp Magnitsky ở Úc

Vào ngày 3/12/2019, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Payne đã ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ về Ngoại giao, Quốc phòng và Thương mại của Quốc hội tiến hành tham vấn và điều tra xem xét việc ban hành phiên bản Úc của Tuyên ngôn Nhân quyền Magnitsky.

1024px Marise Payne 31092544358
Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne (Ảnh: The Official CTBTO Photostream/ Wikimedia)

Vào ngày 7/12/2020, sau khi hoàn thành một năm điều tra, Ủy ban Thường vụ đã đệ trình một báo cáo có tựa đề “Tội phạm, tham nhũng mà không bị trừng phạt – Úc có nên tham gia Phong trào Magnitsky Toàn cầu?”.

Báo cáo gợi ý rằng chính phủ nên ban hành Đạo luật Nhân quyền Magnitsky tương tự như của Hoa Kỳ, để chính phủ có quyền áp dụng các biện pháp trừng phạt về thị thực và tài sản đối với những người nước ngoài vi phạm nghiêm trọng nhân quyền và phạm tội biển thủ.

Bộ trưởng Ngoại giao Payne đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 5/8/2021, nói rằng phiên bản Úc của Luật Nhân quyền Magnitsky đang trong giai đoạn soạn thảo và sẽ được thông qua trước cuối năm 2021.

Vào ngày 24/11/2021, bà Payne trình dự luật được đề xuất lên Thượng viện và đọc dự luật lần thứ 2 vào ngày 1/12. Cùng ngày, Thượng viện đã nhất trí thông qua dự luật và gửi đến Hạ viện.

Vào ngày 2/12/2021, Hạ viện đã thông qua dự luật trừng phạt mới sau lần đọc thứ 3 của dự luật. Dự luật mới sẽ có hiệu lực sau khi được Thống đốc Úc ký.

Theo Tất Ni/ Epoch Times

Xem thêm: