Vài năm qua Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tỏ rõ cứng rắn hơn với Đài Loan, cũng nhiều lần cảnh báo quân đội Mỹ không nên đến Đài Loan. Nhưng ngày 6/6 vừa qua có diễn biến khác lạ khi Bắc Kinh không còn cho thấy thái độ “sói chiến” như thông lệ, dù Mỹ đã cho máy bay vận tải quân sự C-17 thăm Đài Loan.

W020210602707729249979
Người phát ngôn Uông Văn Bân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (Ảnh: BNG Trung Quốc)

Tháng Tám năm ngoái, khi nghi ngờ một máy bay trinh sát điện tử EP-3E của quân đội Mỹ cất cánh từ Đài Loan thì ĐCSTQ đã phản ứng rất mạnh mẽ. Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) của ĐCSTQ khi đó đã đăng một bài xã luận có tựa đề “Cần có cảnh báo với chính quyền Thái Anh Văn”, bài viết cho rằng Đài Loan cho phép máy bay quân sự Mỹ hoạt động ở Đài Loan là vấn đề rất nghiêm trọng, đã chạm vào “lằn ranh đỏ”, nếu Bắc Kinh có bằng chứng xác đáng thì có thể phá hủy sân bay liên quan và cả máy bay quân sự của Mỹ hạ cánh xuống sân bay đó, sẽ bắt đầu cuộc chiến ở eo biển Đài Loan.

p2949861a539994799
Tháng 8 năm ngoái Global Times đã công bố bài bình luận cảnh báo chính quyền Thái Anh Văn (Nguồn: Internet).

Ngày 6/6/2021 vừa qua, 3 Thượng nghị sĩ gồm bà Tammy Duckworth và ông Dan Sullivan thuộc Ủy ban Quân sự Thượng viện và ông Christopher Coons thuộc Ủy ban Quan hệ Đối ngoại Thượng viện đã ngồi trên chiếc máy bay C-17 Globemaster III của Không quân Mỹ đến thăm Đài Loan. Tuy nhiên, hoàn toàn không còn thấy những phản ứng gay gắt từ ĐCSTQ như vẫn thấy.

Máy bay của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ chở ba thượng nghị sĩ đến thăm Đài Loan. Ảnh chụp ở sân bay Tùng Sơn, Đài Bắc hôm Chủ nhật. (Ảnh CNA)

Máy bay vận tải quân sự C-17 của Mỹ chở các Thượng nghị sĩ xuất phát từ căn cứ không quân Osan của Hàn Quốc đến Sân bay Tùng Sơn tại Đài Bắc của Đài Loan. Thông tin cho rằng đây là lần đầu tiên các nghị sĩ Mỹ bay đến Đài Loan trên máy bay vận tải chiến lược và chiến thuật C-17 của Mỹ, và cũng là lần đầu tiên sân bay Tùng Sơn có một máy bay vận tải chiến lược của quân đội Mỹ hạ cánh. Ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp  (Joseph WuWu) ra đón tại sân bay.

Về vấn đề này, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ vào ngày 7/6, một phóng viên đã hỏi người phát ngôn Uông Văn Bân rằng ông bình luận như thế nào về việc 3 thượng nghị sĩ Mỹ thăm Đài Loan bằng máy bay quân sự. Ông Vương chỉ cho biết phía Trung Quốc kiên quyết phản đối về chuyến thăm Đài Loan của 3 nghị sĩ Mỹ, không thấy nhắc gì vấn đề máy bay quân sự của Mỹ. Ông nói, “Chúng tôi kêu gọi Mỹ thực hiện tuyên bố tuân thủ chính sách ‘một Trung Quốc’, tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc ‘một Trung Quốc’ và quy định của ba ‘Thông cáo chung Trung-Mỹ’, lập tức dừng mọi hình thức trao đổi chính thức với Đài Loan, xử lý vấn đề Đài Loan một cách thận trọng và tránh gửi bất kỳ tín hiệu sai trái nào tới lực lượng ly khai đòi Đài Loan độc lập, để không gây thêm thiệt hại nghiêm trọng cho quan hệ Trung-Mỹ cũng như hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan”.

Nhìn lại, giới chức ngoại giao cũng như tướng lĩnh các cấp của ĐCSTQ đã nhiều lần tuyên bố rằng nếu quân đội Mỹ vào Đài Loan thì Bắc Kinh sẽ sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan. Năm ngoái, Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu là Hồ Tích Tiến thậm chí còn cảnh báo chỉ cần máy bay quân sự Mỹ hạ cánh xuống Đài Loan là “gióng chuông cho cuộc chiến ở eo biển Đài Loan”. Nhưng lần này không thấy Bắc Kinh có hành động gì đặc biệt, cũng không phản ứng mạnh mẽ.

Có nhà bình luận phân tích cho rằng biểu hiện của ĐCSTQ có liên quan đến sự kiện sắp tới kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ. Nhà bình luận này chỉ ra rằng còn chưa đầy một tháng nữa là ĐCSTQ sẽ tổ chức sự kiện “Kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng”, trong sự kiện đó họ cần đại diện các nước cử quan chức cấp cao đến tham dự, như vậy mới tạo được hình ảnh các “chư hầu” khắp nơi tề tựu về chầu Bắc Kinh và cho thấy được uy quyền của ĐCSTQ. Nếu không, lỡ như chỉ có sự tham dự của các nước châu Phi và các nước nhỏ ở Thái Bình Dương thì có thể làm bẽ mặt vị thế quốc tế và uy danh của người lãnh đạo ĐCSTQ.

Ngoài ra cũng phải nhắc lại, gần đây ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu nhấn mạnh về công tác đối ngoại của ĐCSTQ cần có chuyển biến, xây dựng hình ảnh “dễ mến”, động thái được giới quan sát chỉ ra rằng ông Tập nhận ra ngoại giao “sói chiến” không còn hay nữa, nếu tiếp tục duy trì sẽ gây cản trở cho ĐCSTQ về các phương diện khác nhau như thương mại, hợp tác công nghệ, nguồn cung tài chính từ quốc tế… Do đó, ĐCSTQ đã chọn cách im lặng từ vấn đề trước là chuyện viện trợ của Nhật Bản cho Đài Loan, đến vấn đề mới nhất là sự xuất hiện của máy bay quân đội Mỹ tại Đài Loan.

Lê Tiểu Quỳ, Vision Times 

Xem thêm: