Hội đàm cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc dưới thời chính quyền mới Biden vào tối thứ Năm (18/3) đã diễn biến gay gắt ngay từ đầu, không bên nào nhượng bộ. Đến thứ Sáu, hai bên tiếp tục hoàn tất vòng đàm phán cuối cùng tại Anchorage bang Alaska. Các chuyên gia cho rằng hội đàm cho thấy trong ngắn hạn, căng thẳng khó có thể hạ nhiệt.

IMG BE219C4599EA 1
Ông Dương Khiết Trì tại cuộc đối thoại với phía Mỹ ngày 18/3/2021. (Ảnh cắt từ video).

Vào thứ Năm và thứ Sáu, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cùng Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan đã có cuộc gặp tại Alaska với các nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc là Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị. Ngay từ đầu, hai ông Blinken và Dương Khiết Trì đã công khai đối đầu với lời lẽ rất gay gắt. Các quan chức Mỹ cho biết đây là một cuộc gặp rất khó khăn.

Hai bên không có gì khẩn trương yêu cầu bên kia hợp tác

Chiều ngày thứ Sáu (19/3) Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan đã tổ chức họp báo để tổng kết về cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc; cho biết Mỹ đề xuất với Trung Quốc các vấn đề Tân Cương, Hồng Kông, Tây Tạng, Đài Loan và tấn công mạng Internet.

Không có gì ngạc nhiên khi một lần nữa Trung Quốc lại có phản hồi chống lại: “Khi chúng tôi nêu ra những vấn đề này một cách rõ ràng và trực tiếp, chúng tôi đã nhận được phản ứng phòng thủ (từ phía Trung Quốc)”, ông Blinken nói.

Nhưng đồng thời, ông Blinken cũng đề cập cụ thể về những vấn đề hai bên có thể hợp tác: “Trong vài giờ này, chúng tôi cũng đã có các cuộc đối thoại rất thẳng thắn về nhiều chương trình nghị sự, chẳng hạn như Iran, Triều Tiên, Afghanistan và các vấn đề khí hậu, lợi ích của chúng tôi chồng chéo lên nhau.”

Trong khi Cố vấn Sullivan nói rằng ban đầu cũng đã dự kiến cuộc đối thoại ​​sẽ khó khăn, và cuộc đối thoại này sẽ cho phép chúng ta suy nghĩ lại nội dung cuộc thảo luận. Ông nói: “Chúng tôi đã dự kiến đàm phán trực tiếp và mạnh mẽ về nhiều vấn đề, bây giờ đã diễn ra như dự kiến. Chúng tôi có cơ hội để trình bày chi tiết về các ưu tiên và ý định của mình, đồng thời lắng nghe các ưu tiên và ý định của Trung Quốc”.

Ông Dương Khiết Trì nói với truyền thông nhà nước Trung Quốc CGTN rằng cuộc đàm phán với Mỹ ở Alaska trong hai ngày diễn ra thẳng thắn, mang tính xây dựng và thu được lợi ích. Ông nói thêm, “Vẫn còn một số khác biệt quan trọng giữa hai nước… Chúng tôi hy vọng hai bên có thể tăng cường gặp gỡ và trao đổi.”

Không bên nào nói về kế hoạch trong tương lai.

Theo hãng tin Bloomberg, kết thúc hội đàm không công bố được thành quả nào, cho thấy hai bên không thể đạt được mức thấp đã đề ra trước hội đàm. Kết quả hội đàm cũng nhấn mạnh rằng cả hai chính phủ đều không khẩn trương yêu cầu nhau hợp tác. Các nhà lập pháp Mỹ của cả hai đảng đã thúc giục Tổng thống Biden duy trì lập trường cứng rắn của cựu Tổng thống Trump đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Chuyên gia: Trong ngắn hạn khó hạ nhiệt căng thẳng

Tờ Wall Street Journal đưa tin, nhà phân tích về Trung Quốc tại công ty tư vấn Eurasia Group, ông Allison Sherlock cho biết: “Bất cứ ai muốn (căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc) hạ nhiệt, đặc biệt là giới doanh nhân, ít nhất trong ngắn hạn phải thấy rằng điều đó là không thể.”

Chuyên gia có tư tưởng bảo thủ về Trung Quốc tại Viện Hudson, ông Michael Pillsbury cho biết, ý định trong phát biểu của ông Dương Khiết Trì báo trước những khó khăn trong thỏa thuận sau này.

Ông cho biết vấn đề quan điểm khác biệt và tỏ ra mạnh mẽ hơn từ phía Trung Quốc, Mỹ cần tìm thêm đòn bẩy để chống lại (ĐCSTQ).

Thượng nghị sĩ: Quan hệ Mỹ-Trung không cần phải thiết lập lại

Tối thứ Năm, khi khai màn đàm phán Mỹ – Trung, kế hoạch ban đầu là mỗi bên có 2 phút phát biểu mở đầu, nhưng kết quả là Dương Khiết Trì phát biểu hơn 16 phút; hành vi ‘bá đạo’ của đại diện Trung Quốc khiến phía Mỹ kinh ngạc, tuyên bố rằng các quan chức Trung Quốc đã biểu diễn cho công chúng Trung Quốc Đại Lục xem.

Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn nhận định, tình hình ở Anchorage cho thấy “không cần phải ‘thiết lập lại’ mối quan hệ Mỹ-Trung”, (còn cái gọi là “thiết lập lại mối quan hệ”) là điều mà Bắc Kinh hy vọng sau khi ông Biden nhậm chức.

Tờ Epoch Times chia sẻ nội dung email của bà Blackburn: “Tương tự như phái đoàn Trung Quốc không tuân thủ quy tắc đã thống nhất về cuộc họp, Bắc Kinh cũng không tuân thủ trật tự quốc tế dựa trên quy tắc.”

Phản ứng về hành động không theo quy tắc của Trung Quốc, vào thứ Sáu người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jalina Porter đã cho biết rằng các nhà ngoại giao Mỹ đã có “các cuộc thảo luận nghiêm túc” với những người đồng cấp Trung Quốc, sẽ không cho phép “màn diễn” của Trung Quốc gây phân tán bố cục nguyên tắc và cuộc đối thoại khó khăn của Mỹ.

“Nhưng chúng tôi sẽ không để màn kịch của bên kia ngăn cản những dự tính của chúng tôi ở Alaska, đó là nêu các nguyên tắc và kỳ vọng của chúng tôi, đồng thời nhanh chóng xúc tiến cuộc đối thoại khó khăn với Trung Quốc,” người phát ngôn Porter cho biết khi đề cập đến Trung Quốc.

Vào thứ Sáu, dưới đồng hành của Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jack Sullivan và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, lúc 9 giờ sáng (theo giờ địa phương) ông Blinken và ông Dương Khiết Trì đã tổ chức cuộc gặp cuối cùng tại Anchorage.

Khi được hỏi về cuộc gặp một ngày trước đó, hôm thứ Sáu Tổng thống Biden nói với các phóng viên tại Nhà Trắng: “Tôi tự hào về Ngoại trưởng”.

Quan chức Mỹ: Hai bên đã đối thoại thực chất, nghiêm túc và trực tiếp

Trước hội đàm Mỹ – Trung này, Ngoại trưởng Blinken đã đến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc để thảo luận về vấn đề cùng nhau chống lại mối đe dọa từ ĐCSTQ, cũng để chuẩn bị cho hội đàm tại Anchorage – Alaska. Hàng loạt động thái từ phía Mỹ thể hiện lập trường cứng rắn với ĐCSTQ đã khiến nhiều nhà quan sát cho rằng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc khó có thể xoa dịu.

Vào tối thứ Năm, ngay trước khi vào hội đàm, các quan chức Mỹ và Trung Quốc đã đối đầu trước ống kính truyền thông, sau khi Ngoại trưởng Mỹ Blinken lên án ĐCSTQ đe dọa trật tự quốc tế dựa trên luật pháp, nhà ngoại giao hàng đầu của ĐCSTQ Dương Khiết Trì cũng chỉ trích các chính sách dân chủ, đối ngoại và thương mại của Mỹ.

Sau đó, giới truyền thông rời phòng họp để bắt đầu hội đàm. Một quan chức Mỹ tuyên bố rằng hai bên đã có một cuộc đối thoại thực chất, nghiêm túc và trực tiếp, cho biết: “Theo kế hoạch, chúng tôi đã thông qua đàm phán để trình bày những vấn đề chúng tôi ưu tiên và quan tâm, đồng thời chúng tôi cũng lắng nghe quan điểm tương tự từ những người đồng cấp Trung Quốc.”

Quan chức này cho biết trong một tuyên bố với báo chí: “Thực tế thảo luận đã diễn ra tốt đẹp, vượt qua xa thời gian hai tiếng mà chúng tôi đã phân bổ.”

Bloomberg đưa tin, cả hai bên nhấn mạnh nhiều lĩnh vực cần hợp tác chặt chẽ, bao gồm biến đổi khí hậu và cứu trợ dịch bệnh. Quan chức chính quyền Biden cũng bày tỏ sẵn sàng nới lỏng các hạn chế về thị thực đối với công dân Trung Quốc, nhưng chưa thể đồng ý với yêu cầu từ Trung Quốc trong việc nới lỏng thuế quan và các biện pháp chế tài.

Cựu Ngoại trưởng Pompeo: Sức mạnh có thể ngăn chặn kẻ xấu, yếu đuối chỉ có thể dẫn đến chiến tranh

Tờ Nikkei (Nhật Bản) dẫn lời ông Michael Hirson phụ trách Trung Quốc và Bắc Á tại công ty tư vấn Eurasia Group, rằng không bên nào chuẩn bị đưa ra các đề xuất nghiêm túc nhằm xoa dịu những căng thẳng rộng lớn hơn, đặc biệt là về các vấn đề kinh tế.

Vào thứ Sáu, cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng xuất hiện để bình luận về cuộc gặp Trung-Mỹ đầu tiên tại Alaska thời chính quyền Biden: “Sức mạnh có thể chống lại kẻ xấu, còn yếu đuối sẽ chỉ dẫn đến chiến tranh.”

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Ben Sasse cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu: “Tôi có nhiều khác biệt về chính sách với chính quyền Biden, nhưng mọi người Mỹ nên đoàn kết chống lại bạo chúa ở Bắc Kinh.”

Dân biểu Cộng hòa Paul Gosar đã tweet chỉ trích rằng đây là kết quả của chính sách đối ngoại “Nước Mỹ cuối cùng” (America Last) của ông Biden, cho rằng thấy rõ sự yếu kém của (chính quyền) ông Biden.

Nhà nghiên cứu về Trung Quốc tại Viện Doanh nghiệp Mỹ (American Enterprise Institute) ở Washington là Zack Cooper cho biết: “Cảm giác của tôi là chính phủ đang thử nghiệm xem liệu có thể thu được kết quả thực sự từ những cuộc đối thoại này hay không.”

Vào thứ Sáu, tòa án của ĐCSTQ đã xét xử một công dân Canada với tội danh gián điệp, vụ án nhằm trả thù việc bắt giữ Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu của Huawei ở Canada theo yêu cầu của Mỹ.

Ngoài ra, theo các nguồn tin tiết lộ với Reuters và Wall Street Journal, quân đội ĐCSTQ lấy lý do vấn đề an toàn với camera được tích hợp trên xe Tesla của Mỹ nên cấm xe thương hiệu Tesla đi vào các khu dân cư của quân đội Trung Quốc, đồng thời cấm nhân viên các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức chủ chốt trong các ngành công nghiệp nhạy cảm sử dụng xe Tesla.

Ngay trước thềm cuộc hội đàm, Mỹ cũng đã có một loạt hành động chống lại ĐCSTQ, bao gồm bắt đầu thu hồi giấy phép của China Telecom tại Mỹ, Bộ Thương mại Mỹ đã triệu tập một số công ty công nghệ thông tin Trung Quốc vì vấn đề an ninh quốc gia, trừng phạt 24 quan chức Trung Quốc và Hồng Kông đã đàn áp quyền tự chủ dân chủ của Hồng Kông.

Theo Hoàn Vũ, Epoch Times

Xem thêm: