Tuần trước khi ông Biden tuyên bố ủng hộ việc từ bỏ bằng sáng chế đối với vắc-xin viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) và nhận được sự hưởng ứng của nhiều người. Họ cho rằng làm như vậy sẽ giúp nhiều nơi có thể tự sản xuất vắc-xin và giúp dịch bệnh nhanh chóng được kiểm soát, là làm điều tốt cho nhân loại. Nhưng câu chuyện có đơn giản như vậy?

Bài viết được chuyển thể từ Kênh Youtube Đông Phương.

Bỏ bằng sáng chế vắc
(Ảnh ghép)

Tuyên bố của ông Biden nghe thật hay, đặc biệt hiện nay dịch bệnh ở Ấn Độ và Brazil đang trầm trọng, chính phủ hai nước đó cũng đang tích cực vận động Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) để từ bỏ bản quyền sáng chế vắc-xin. Nhưng đó là ý tưởng khủng khiếp, vì khác gì ném qua cửa sổ hàng tỷ đô la quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, vị trí hàng đầu thế giới về khoa học sinh học của Mỹ cũng công toi, sức mạnh mềm của Mỹ bị suy yếu nghiêm trọng…

Có thể khẳng định ý tưởng của ông Biden là “lợi bất cập hại”, không tốt cho nhân loại.  

Trong vài tháng qua, chính phủ hai nước Ấn Độ và Brazil đã tích cực vận động WTO mở cửa vấn đề bản quyền sáng chế vắc-xin với lý do giúp tăng sản lượng vắc-xin, thậm chí họ chỉ trích các nước phát triển phương Tây đặt lợi ích lên trên sinh mạng loài người. Ấn Độ và Brazil đều là những nước lớn trong sản xuất thuốc thành phẩm, nhưng họ thiếu công nghệ và chuyên môn để sản xuất dược phẩm mũi nhọn, chẳng hạn như vắc-xin axit ribonucleic mRNA-messenger, là loại vắc-xin viêm phổi Vũ Hán được phát minh tại Mỹ, nếu từ bỏ bản quyền sở hữu trí tuệ về vắc-xin sẽ mang lại lợi ích thương mại khổng lồ cho Ấn Độ và Brazil. Nhưng bỏ bản quyền sở hữu trí tuệ sẽ không giúp tăng sản lượng vắc-xin. Thực tế sản lượng vắc-xin cũng đang tăng lên nhanh chóng, các công ty dược phẩm Mỹ đã ký hợp đồng sản xuất với các công ty sinh học trên thế giới để trao quyền cho sản xuất vắc-xin sau khi đã được giám sát chất lượng.

Vào tuần trước, hai công ty của Đức là Pfizer Pharmaceuticals và BioNTech cho biết sản lượng của họ trong năm nay lên tới 3 tỷ liều vắc-xin, trong khi mùa hè năm ngoái họ dự kiến trong năm nay ​​sản xuất 1,2 tỷ liều vắc-xin; hãng dược phẩm Modena cũng nâng dự báo sản lượng vắc-xin trong năm nay lên 800 triệu – 1 tỷ liều vắc-xin; hãng AstraZeneca tiết lộ rằng họ đã ký hợp đồng sản xuất với 25 nhà máy dược phẩm tại 15 quốc gia để sản xuất 3 tỷ liều vắc-xin trong năm nay, trong đó có phần đáng kể được sản xuất tại Ấn Độ, mục tiêu thị trường là các nước đang phát triển. Sản xuất vắc-xin không dễ tăng nhanh sản lượng như nhiều loại sản phẩm công nghiệp, do phải mất vài tháng để chuẩn bị cho sản xuất. Một khi bỏ bản quyền sở hữu trí tuệ vắc-xin để tất cả các nước có thể tham gia sản xuất thì nhất định sẽ thiếu nguyên liệu thô, không đơn giản có thể giúp sản lượng vắc-xin tăng ngay được. Hơn nữa, quá trình sản xuất chế phẩm sinh học đòi hỏi yêu cầu chất lượng rất cao, nhiều năm trước tôi đã đến thăm một nhà máy dược phẩm ở Mỹ do liên quan đến công việc, khu nhà máy như không có một hạt bụi, dù có đường nước chảy vận hành nhưng không có tiếng động, vô cùng tĩnh mịch…

Dù vậy vẫn xảy ra vấn đề chất lượng vắc-xin.  Cách đây không lâu, vắc-xin Johnson & Johnson đã gặp phải vấn đề về chất lượng, đó là ở Mỹ, hãng dược ở Baltimore đã có vấn đề chất lượng, nếu bỏ bằng sáng chế vắc-xin khiến các công ty dược phẩm ở Malaysia và Brazil tự sản xuất vắc-xin của Johnson & Johnson, khi xảy ra vấn đề thì làm thế nào? Có liên lụy đến vắc-xin chính thống trao phép sản xuất? Một trong những nguyên nhân chính gây ra chiến tranh thương mại Mỹ – Trung là do Trung Quốc đánh cắp bí mật thương mại và quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, vậy mà ông Biden lại có ý tưởng kỳ lạ từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ!

Lợi thế của Mỹ nằm ở khả năng đổi mới và khả năng dẫn đầu về công nghệ, Mỹ dẫn đầu thế giới công nghệ y sinh, việc từ bỏ sở hữu trí tuệ như vậy có khác gì tự dâng ưu thế của Mỹ cho kẻ khác? Phe cánh tả cho rằng mạng người trên hết, không nên tính toán sở hữu trí tuệ. Xem bề ngoài thì thấy quan điểm đó thật tuyệt vời, nhưng thực tế là rất tối tăm. Hãng dược phẩm Modena đã dành 30 năm để nghiên cứu việc sử dụng công nghệ mRNA sản xuất vắc-xin, còn vắc-xin viêm phổi Vũ Hán là vắc-xin thành công đầu tiên của họ; ngoài ra còn có nhiều công ty nghiên cứu sinh học nhỏ ở Mỹ bỏ nhiều công sức phát triển vắc-xin sử dụng dạng xịt, viên nén và miếng dán; thế mà ông Biden lại tùy tiện tuyên bố bỏ quyền sở hữu trí tuệ sáng chế vắc-xin. Xin hỏi như vậy sau này ai còn muốn bỏ thời gian, sức lực và vốn liếng vào việc phát triển vắc-xin? Người Trung Quốc có câu ngạn ngữ mà ai nghe cũng hiểu là “giết gà lấy trứng”. Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cứ vài thập kỷ lại xuất hiện, loài người sẽ ứng phó thế nào trong những đợt dịch bệnh truyền nhiễm tiếp theo? Tìm vắc-xin miễn phí ở đâu? Khi đó chẳng phải là thảm họa của nhân loại sao? Biden có thể chịu trách nhiệm không? Liệu cánh tả có thể chịu trách nhiệm không? Về vấn đề này, ông Biden nên học Thủ tướng Đức Merkel, bà Merkel phản đối việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ vắc-xin, chỉ ra bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có nghĩa là bảo vệ khả năng đổi mới, hiện nay và trong tương lai cũng không thay đổi.

Là một tổng thống có trách nhiệm, ông Biden nên tích cực tìm kiếm các thỏa thuận song phương với các nước khác về vắc-xin để đảm bảo chất lượng vắc-xin và thúc đẩy xuất khẩu vắc-xin cho các hãng dược của Mỹ. Thật đáng buồn khi ông ấy lại khuất phục trước áp lực của cánh tả, tùy tiện dâng hiến ưu thế của nước Mỹ như vậy. Việc phát triển thành công vắc-xin là một thành tựu chính trị lớn của chính quyền thời Trump, phe cánh tả đã làm mọi cách để chôn vùi và xóa bỏ, thậm chí còn ghi công cho chính quyền Biden. Sự phô trương và lấp liếm này đã trở thành đặc trưng của chính quyền Biden, được hưởng ứng từ truyền thông của họ. Ví dụ, khi những người tị nạn đổ xô đến biên giới, chính phủ Biden đã làm ngơ và không thừa nhận rằng có một cuộc khủng hoảng biên giới; phe tả lên án cải cách luật bầu cử của Georgia là kích thích phân biệt chủng tộc, thực tế tính công bằng trong cuộc bầu cử ở Georgia vượt xa các bang là kho phiếu của Đảng Dân chủ; rõ ràng là những người cánh tả đang làm trò “từ thiện” vô nghĩa, ông Biden nổi tiếng tạo ra những đạo luật tự hại. Việc Biden muốn bỏ sở hữu trí tuệ vắc-xin cũng là thái độ xem thường Quốc hội, là chà đạp nền dân chủ. Trong ba thập kỷ qua, các dự luật bảo vệ sở hữu trí tuệ của Quốc hội luôn được sự đồng thuận của lưỡng đảng: Luật Bayh-Dole năm 1980, là Luật về thủ tục cấp bằng sáng chế cho các trường đại học và doanh nghiệp nhỏ; Luật Hatch-Way năm 1984, là Luật Cạnh tranh Giá Thuốc và Bồi thường sở hữu trí tuệ; Luật Leahy-Smith năm 2011… nhưng những luật này đã bị triệt tiêu từ mệnh lệnh hành chính trên giấy của chính quyền Biden! Hay là Quốc hội Mỹ đã trở thành Đại hội Đại biểu nhân dân của Đảng Cộng sản Trung Quốc? Làm như vậy sẽ được WTO và cánh tả hoan nghênh? Phải chăng những bước tiếp theo sẽ từ bỏ những bằng sáng chế y dược quan trọng khác, như sáng chế điều trị ung thư, sáng chế điều trị chứng đãng trí của người già, sáng chế điều trị bệnh tiểu đường?!…

Chỉ trong hơn 100 ngày mà chính quyền Biden đã gây ra những điều như vậy, thử nghĩ xem 4 năm nữa ông ấy có thể gây ra bao nhiêu chuyện?

Trong một cuộc tranh luận với ông Trump vào năm ngoái, Trump đã cáo buộc Biden bị cánh tả bắt cóc, còn Biden đáp lại rằng ông là Đảng Dân chủ và Đảng Dân chủ là ông ấy. Thực tế Trump đã đúng khi cho rằng chính quyền Biden đã bị cánh tả bắt cóc, mà động thái dâng tặng quyền sở hữu trí tuệ vắc-xin là minh chứng mới nhất!

Đông Phương, Vision Times

Xem thêm: