Về lĩnh vực y tế, Mỹ chi tiêu hàng đầu thế giới và cũng được coi là nước có trình độ y tế tốt nhất thế giới, nhưng hiệu quả làm việc của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ rất hạn chế, đến nay vẫn chưa thể trả lời những câu hỏi cơ bản nhất về đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).

(Bài viết được chuyển thể từ video của Kênh YouTube Đông Phương, thể hiện quan điểm riêng của tác giả.)

p2679382a498336832 ss
Trụ sở của CDC Mỹ ở Atlanta. (Ảnh: Jim Gathany/Wikimedia/Muff)

Đối với bệnh truyền nhiễm mới thì dữ liệu lớn là không thể thiếu; việc thu thập, phân tích, nghiên cứu và đưa ra kết luận là điều mà CDC nên làm. CDC Mỹ có 21.000 nhân viên với nguồn kinh phí hàng năm là 150 tỷ Đô la Mỹ, đã thu thập dữ liệu từ hơn 40 triệu người Mỹ bị nhiễm COVID-19 và dữ liệu về 200 triệu người Mỹ đã tiêm chủng vắc-xin (bao gồm loại vắc-xin, liều lượng và ngày tiêm chủng). Dựa trên những dữ liệu này không khó để có thể tính ra tỷ lệ bị nhiễm, tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ tử vong sau khi tiêm vắc-xin, nhưng CDC cũng không thể cung cấp được những dữ liệu này. Trong trường hợp không có dữ liệu đáng tin cậy, các chính trị gia sẽ tùy ý kiến giải về dịch bệnh theo quan điểm chính trị cá nhân để thúc đẩy chính sách tiêm chủng vắc-xin. Nếu có dữ liệu chi tiết thì có lẽ những quan điểm về dịch bệnh của chính phủ và công chúng Mỹ sẽ không hỗn loạn như vậy.

Ngược lại Israel đã làm khá tốt, Israel bắt đầu tiêm chủng vào tháng 12 năm ngoái, gần như cùng thời điểm với Mỹ. Tuy nhiên, Israel đã thực hiện tốt công việc đối chiếu dữ liệu, cập nhật và công bố dữ liệu thường xuyên và nhanh chóng, đồng thời theo dõi chặt chẽ hiệu quả của vắc-xin. Còn nhớ cách đây không lâu, Nhà Trắng đã kêu gọi tiêm mũi vắc-xin tăng cường thứ 3, cho biết rằng nếu Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chấp thuận thì Tổng thống Biden sẽ đi đầu trong tiêm mũi thứ 3, điều ít người biết là Nhà Trắng kêu gọi như vậy là dựa trên dữ liệu của Israel. Nhưng quan điểm ngay lập tức bị Tổ chức Y tế Thế giới chất vấn và chỉ trích, 2 nhà khoa học cấp cao của FDA Mỹ cũng vì vấn đề này mà tuyên bố từ chức. Theo dữ liệu do Israel cung cấp thì liều vắc-xin tăng cường rất hiệu quả đối với người trên 60 tuổi, và giảm 90% khả năng mắc bệnh nghiêm trọng và phải nhập viện, Tiến sĩ bác sĩ Fauci cũng vì vậy đã ủng hộ.

Ở đây tôi muốn hỏi Nhà Trắng và Tiến sĩ Fauci, quy mô dữ liệu ở Mỹ lớn hơn nhiều so với ở Israel, vì sao không dùng làm căn cứ tham khảo? Thêm nữa, Israel đã công bố kết quả nghiên cứu mới vào ngày 25/8, theo đó những người có kết quả xét nghiệm dương tính, tức là những người đã bị nhiễm COVID-19, có miễn dịch tự nhiên mạnh hơn nhiều so với miễn dịch của vắc-xin, đây là báo cáo dữ liệu chi tiết nhất thế giới cho đến nay, dựa trên kết luận nghiên cứu dữ liệu của 700.000 người và kết luận hiệu quả của miễn dịch tự nhiên gấp 27 lần so với miễn dịch có được từ vắc-xin.

Tuy nhiên, trước kết luận của một nghiên cứu khoa học như vậy, các quan chức y tế cùng chính trị gia và Nhà Trắng đã như không biết đến, tiếp tục mạnh mẽ kêu gọi tiêm vắc-xin. Ông Biden thậm chí còn buộc các doanh nghiệp tư nhân phải tiêm vắc-xin, yêu cầu tiêm đối với cả những người đã bị nhiễm và khỏi bệnh. Tại sao? Các phương tiện truyền thông cũng theo đó hưởng ứng, bất chấp kết luận được rút ra bởi nghiên cứu khoa học mà vẫn không tin cậy miễn dịch tự nhiên, cho rằng miễn dịch tự nhiên không thể bảo đảm lâu dài. Nhưng ít nhất 15 nghiên cứu đã chứng minh rằng miễn dịch tự nhiên là có hiệu quả lâu dài. Trong bối cảnh nhìn một chiều này, các công ty đã sa thải những người đã được chẩn đoán có khả năng miễn dịch tự nhiên nhưng từ chối tiêm vắc-xin, và không chấp nhận cho vào học đối với những sinh viên không tiêm vắc-xin.

Thực sự tháng trước, CDC Mỹ cũng đã công bố một báo cáo khảo sát, nhưng kết quả lại trái ngược với nghiên cứu của Israel. Báo cáo nghiên cứu của CDC Mỹ cho biết, hiệu quả miễn dịch của vắc-xin cao gấp 2,3 lần so với miễn dịch tự nhiên, CDC sử dụng điều này như cái cớ để buộc người đã có miễn dịch tự nhiên phải tiêm vắc-xin. Nhưng nhiều người có thể không biết là CDC chỉ phân tích dữ liệu trong 2 tháng qua, rõ ràng họ có dữ liệu trong hơn một năm nhưng tại sao lại chỉ sử dụng nguồn dữ liệu trong 2 tháng? Trong 2 tháng như vậy thì tỷ lệ tái nhiễm chưa đến một phần vạn, trong khoảng thời gian ngắn như vậy thì mức tin cậy từ dữ liệu sẽ như thế nào? Điều vô lý hơn nữa là CDC chỉ phân tích các trường hợp ở Kentucky, tại sao lại không phân tích dữ liệu của 49 tiểu bang khác? Có mục đích gì khác trong việc này?

Niềm tin của người Mỹ đối với Chính phủ đã rất thấp, niềm tin đối với các cơ quan chức năng của chính phủ cũng vậy. FDA và CDC phải độc lập trước chính trị, tại sao họ có thể tạo ra kết quả nghiên cứu để phục vụ chính trị? Có lẽ các chuyên gia y tế đang lo lắng rằng nếu người Mỹ tin miễn dịch tự nhiên hiệu quả hơn miễn dịch nhờ vắc-xin thì nhiều người sẽ chủ động tiếp xúc với những người mang virus và gây lây lan trên diện rộng. Cách làm hay hơn là hãy công khai sự thật và kết quả nghiên cứu, đồng thời khuyến khích tiêm vắc-xin đối với những người chưa thể có được miễn dịch tự nhiên.

Việc phân tích dữ liệu ở Israel đã đưa ra kết luận rằng vắc-xin Pfizer cần phải tiêm hai mũi ở người lớn, nhưng đối với thanh thiếu niên và trẻ từ 1 – 12 tuổi thì chỉ một mũi tiêm đã có được hiệu quả chống COVID-19 đạt 100%. Phát hiện này và kết luận này sẽ giúp xã hội Mỹ nhanh chóng đạt được miễn dịch cộng đồng, giảm thiểu tác dụng phụ, vì hầu hết các tác dụng phụ xảy ra ở lần tiêm thứ hai.

Bộ y tế cộng đồng của Mỹ nên tiến hành một phân tích khách quan và chuyên sâu về dữ liệu rồi công bố kết quả như Israel đã làm, nhưng đáng tiếc là họ chưa làm. CDC Mỹ chưa làm tròn chức trách trong công tác chống dịch COVID-19.

Đông Phương, Vision Times

(Bài viết thể hiện quan điểm của ​​cá nhân tác giả)

Xem thêm: