Tổng thống Hoa Kỳ Biden đã ký một lệnh hành pháp, yêu cầu các cơ quan tình báo Hoa Kỳ cung cấp báo cáo về nguồn gốc của virus Trung Cộng trong vòng 90 ngày. Nếu hoàn thành đúng thời hạn, báo cáo sẽ được công bố trong tháng này. Cách đây không lâu, báo cáo điều tra của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đã được công bố. Khả năng virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán càng được khẳng định hơn.

(Bài viết được chuyển thể từ video của Kênh YouTube Đông Phương.)

Nguồn gốc virus
(Nguồn: Đông Phương)

Có bằng chứng cho thấy, trước khi thừa nhận dịch bùng phát, Bắc Kinh đã có nhiều hành động che đậy sự thật, sửa đổi dữ liệu khoa học và phá hủy các mẫu virus. Nhìn vào các bức ảnh bãi đậu xe của bệnh viện và xem lịch sử tìm kiếm của Baidu, có thể biết được rằng, 3 tháng trước khi Bắc Kinh thừa nhận sự tồn tại của virus, dịch bệnh ở Vũ Hán đã khá nghiêm trọng.

Báo cáo điều tra của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện không chỉ rõ nguồn gốc của virus, chỉ tiết lộ hiện tượng virus Trung Cộng (virus corona mới) bất ngờ xuất hiện ở Vũ Hán. Báo cáo cũng không kết luận rằng virus được hình thành tự nhiên hay được tổng hợp nhân tạo trong phòng thí nghiệm.

Tuy nhiên, báo cáo điều tra cho biết Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ chối và ngăn cản cộng đồng quốc tế điều tra về nguồn gốc của virus. Hành động này khiến mọi người có cảm giác dường như ĐCSTQ biết virus bắt nguồn từ đâu.

Tôi không biết cơ quan tình báo Mỹ điều tra nguồn dịch như thế nào. Nếu quyết tâm điều tra cho ra kết quả, sẽ phải có một nguồn kinh phí khổng lồ, tuyển dụng các chuyên gia. Đồng thời bắt đầu từ hồ sơ du lịch của vùng Vũ Hán trước khi dịch bệnh bùng phát vào năm đó. Nếu ai đó nhập viện, cần phải thu thập mẫu, phân tích các thành phần của virus và đẩy lùi những dữ liệu này từng bước, cho đến khi tìm ra nguồn gốc của virus.

Có thể tưởng tượng rằng một cuộc điều tra với quy mô lớn đến mức này, sẽ cần đến sự hợp tác và hỗ trợ của các cơ quan chức năng của ĐCSTQ tại Vũ Hán. Hiện giờ không có dấu hiệu nào cho thấy cơ quan tình báo Hoa Kỳ đang điều tra theo cách này.

Năm 1977, dịch cúm ở Nga bùng phát và kéo dài 2 năm. Tuy được gọi là dịch cúm Nga nhưng dịch cúm tại miền Bắc Trung Quốc đã diễn ra sớm hơn Liên Xô một chút. Bệnh cúm này gây thiệt hại nặng nề nhất cho giới trẻ, nhất là với những người chưa đến 25 tuổi, khiến 700.000 ca tử vong trên toàn thế giới.

Năm 1978, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Hoa Kỳ và Đức đã đưa ra kết luận giống nhau mà không cần giao tiếp với nhau. Chủng virus của căn bệnh truyền nhiễm này rất giống với virus xuất hiện vào đầu những năm 1950.

Nhưng chủng virus này đã biến mất trong tự nhiên. Vì vậy, nguồn gốc của nó chỉ có thể là từ phòng thí nghiệm. Các mẫu virus được lưu trữ trong phòng thí nghiệm đã bị rò rỉ ra ngoài, có thể đó là một tai nạn, hoặc cũng có thể là một hành động cố ý của con người.

Phòng thí nghiệm đó nằm ở đâu? Một là ở Liên Xô và hai là ở Trung Quốc. Bí ẩn này được hé lộ vào năm 2004. Một nhà virus học người Trung Quốc đã tiết lộ riêng với một chuyên gia Mỹ rằng quân đội ĐCSTQ đang nghiên cứu và phát triển một loại vắc-xin chống virus cúm Nga. Họ cố tình để quân nhân tiếp xúc với chủng virus này, khiến virus bị rò rỉ và gây bệnh.

Ông Martin Furmanski, một nhà nghiên cứu bệnh học lâm sàng, đã nghiên cứu về căn bệnh truyền nhiễm virus cúm Nga vào năm 1977. Sau đó, vào năm 2014, ông đã viết một bài nói rằng các nhà khoa học có một chút kiến ​​thức về virus học sẽ nhanh chóng kết luận rằng việc rò rỉ từ phòng thí nghiệm là cách giải thích khả thi nhất.

Nhưng các nhà khoa học phương Tây đã không tiết lộ kết quả điều tra như vậy. Bởi sự hợp tác giữa phương Tây và các chuyên gia virus học của Nga và Trung Quốc mới bắt đầu, họ không muốn bị tan rã. Nếu kết quả này được công bố thì biết giấu mặt vào đâu đây?

Cuộc điều tra ngày nay của cộng đồng tình báo Hoa Kỳ lẽ nào cũng sẽ có kết quả tương tự? Tất nhiên, ngày nay việc che giấu điều gì đó không dễ dàng như vậy. Nhưng động cơ che giấu cũng tồn tại và thậm chí còn hấp dẫn hơn.

Các cơ quan tình báo Mỹ chắc chắn đã thu thập được một lượng lớn dữ liệu. Nhưng liệu họ có quyết tâm mò kim đáy bể hay không? Có một vị chỉ huy quyết truy tìm manh mối trong muôn vàn manh mối như vậy hay không? Đây lại là chuyện khác.

Trách nhiệm của bộ phận tình báo là thu thập, phân tích và đưa ra kết luận. Sau khi điều tra một thời gian dài, họ sẽ không nói rằng chúng tôi không biết. Họ sẽ nói khả năng xảy ra tình huống này hay tình huống khác sẽ như thế nào. Vì vậy, đến chín phần mười cho thấy báo cáo điều tra này vẫn chưa có kết luận rõ ràng.

Trừ khi lòng tin của người dân vào Giám đốc Cơ quan Tình báo Hoa Kỳ và chính quyền Biden đột nhiên sụt giảm, họ sẽ phải tìm một chính phủ nước ngoài để chuyển hướng sự chú ý. Khi đó sẽ có một kết quả khác. Các chính trị gia vẫn luôn nhấn mạnh rằng kết luận được rút ra dựa trên thực tế và khoa học. Bạn sẽ tin vào điều gì?

Khi mới bắt đầu, Tổng thống Putin được người dân Nga đánh giá cao và nắm được thực quyền nhờ những thành tích nổi bật và mạnh mẽ trong việc chống khủng bố.

Vào tháng 9/1999, một vụ nổ đã xảy ra tại 4 tòa nhà chung cư tại thị trấn Buynaksk và thành phố Volgodonsk, Moscow, khiến 300 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương. Chính quyền Nga đã cáo buộc vụ nhóm khủng bố Chechnya đã làm điều này. Cả nước Nga đều sôi sục, một cuộc chiến mới chống Chechnya đã được phát động.

Khi đó ông Putin đang là Cục trưởng Cục An ninh Liên bang Nga. Ông vừa được Tổng thống Yeltsin bổ nhiệm làm thủ tướng và đích thân chỉ đạo cuộc chiến Chechnya. Do tiến trình hoạt động quân sự diễn ra suôn sẻ, ông Putin đã dễ dàng giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử và bước vào Điện Kremlin.

Tuy nhiên, sau đó ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những khu chung cư đó không phải do quân khủng bố Chechnya đánh bom, mà là hành động của Cơ quan An ninh Liên bang Nga.

Chính phủ phương Tây lúc bấy giờ có thái độ như thế nào? Họ đã không khôi phục lại sự thật của các sự kiện, mà chọn cách như thể không nhìn thấy. Họ cần một nhân vật sắt đá như ông Putin để ổn định một nước Nga đang đổ nát với một số lượng lớn vũ khí hạt nhân.

Báo cáo sắp tới về nguồn gốc virus của cơ quan tình báo Mỹ sẽ như thế nào? Người ta dự tính rằng báo cáo sẽ vẫn chưa có câu trả lời.

Đông Phương, Vision Times
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm ​​cá nhân của tác giả.)

Xem thêm: