Mặc dù vẫn đang trong thời kỳ dịch bệnh, nhưng Lễ hội hóa trang từ thiện của Bảo tàng Metropolitan tại New York hàng năm vẫn được tổ chức như thường lệ vào ngày 13/9. Các ngôi sao tụ hội và cô AOC (Alexandria Ocasio-Cortez) cũng tham gia. Hơn nữa cô ấy còn gây sóng gió không nhỏ trên kênh truyền thông xã hội.

(Bài viết được chuyển thể từ video của Kênh YouTube Đông Phương.)

Dông Phương 1
(Nguồn: Đông Phương)

Thứ nhất, vé vào cửa của Lễ hội hóa trang có giá 35.000 đô la Mỹ (tương đương 123 triệu VNĐ). Ý định ban đầu của bữa tiệc là gây quỹ cho Bảo tàng Metropolitan. Nhưng hiện giờ nó đã thay đổi và trở thành một sự kiện thương mại cho những người nổi tiếng và trọc phú. Hầu hết khách tham dự không quan tâm đến viện bảo tàng. Là một ‘chính trị gia của Hồng vệ binh’, cô AOC bị nghi có thể dính dáng đến việc xung đột lợi ích.

Thứ hai, cô AOC đã mặc một chiếc váy trắng, với hàng chữ màu đỏ tươi ở phía sau lưng: Thu thuế của người giàu.

Dạ hội hoá trang của Bảo tàng Metropolitan tại New York có danh hiệu là giải Oscar trong lĩnh vực thời trang. Năm ngoái, lễ hội này đã bị hủy bỏ do dịch bệnh. Năm nay, nó lại được tổ chức vô cùng hoành tráng.

Người tổ chức là tổng biên tập Tạp chí Vanity Fair (Thế giới Phù hoa). Những người có tên trong ủy ban dự trù gồm nam diễn viên Hollywood Timotee Chalamet, ca sĩ Billie Eilish, nhà thơ nữ quyền Amanda Gorman, và ngôi sao quần vợt Naomi Osaka.

Tất nhiên, người đáng chú ý nhất vào đêm hôm đó là cô AOC. Các Hồng vệ binh luôn khinh miệt lối sống xa hoa và thối nát của chủ nghĩa tư bản. Họ chỉ hận không đánh đổ được trọc phú, phân chia lại thế giới, kết hợp cả việc công lẫn việc tư.

Các đại diện của Hồng vệ binh ngày nay, vẫn phải sát cánh với những người mà họ chống lại. Các chính trị gia bình thường cũng phải cố tình tạo ra ấn tượng rằng họ có xuất thân bần hàn và bình dị dễ gần. Nhưng cô AOC lại tham gia một cách đường hoàng. Cô coi chính trị như một bước đệm để leo lên các nấc thang xã hội, và coi chính trị là con đường tất yếu để trở thành người nổi tiếng trên Internet.

Tuy nhiên, AOC giải thích rằng cô ấy làm vậy nhằm truyền tải ngọn lửa phẫn nộ của giai cấp vô sản và phát đi thông điệp trực tiếp đến trung tâm của giới nhà giàu tư bản. Đồng thời cho toàn thế giới thấy rằng Hồng vệ binh không chỉ tập trung ở các khu dân cư trung lưu. Họ không chỉ gặp nhau ở những địa điểm công cộng rẻ tiền, mà còn có thể đến những nơi trang trọng.

Cô ấy làm điều này không phải để sà vào lòng nịnh nọt kẻ áp bức mà vì muốn làm trung tâm của hoa nở, và làm tan rã những kẻ thù giai cấp từ bên trong. Cô AOC cũng cảnh báo rằng bất cứ ai chỉ trích cô ấy, đều sẽ là một người theo chủ nghĩa thượng tôn người da trắng, phân biệt đối xử với phụ nữ và đi theo chủ nghĩa thực dân.

Bạn có để ý rằng trong đêm dạ hội hóa trang, không một khách mời nào đeo khẩu trang? Nhưng những người phục vụ bên cạnh họ, kể cả những người làm truyền thông bên ngoài địa điểm, không một ai không đeo khẩu trang.

Kể từ khi đại dịch bắt đầu xảy ra, giới tinh hoa trong xã hội Mỹ đã chủ trương đóng cửa thành phố, cấm đi lại, đình chỉ lớp học, phải đeo khẩu trang khi ra ngoài, thậm chí là tiêm chủng bắt buộc. Nhưng những tầng lớp xã hội này lại thường bị bắt gặp không đeo khẩu trang. Chủ tịch hạ viện, thống đốc, thị trưởng và bộ trưởng đều bị bắt quả tang. Có video, hình ảnh và bằng chứng cụ thể.

Thông thường, chỉ “các quan chức nhà nước mới được phóng hỏa, trong khi người dân lại không được phép thắp đèn.” (Ý rằng những người nắm quyền lực có thể làm bất cứ điều gì sai trái, nhưng những người dân thường phải chịu sự hạn chế ngay trong các hoạt động hợp pháp của họ.)

Bà Nancy Pelosi tích cực ủng hộ việc đeo khẩu trang, nhưng chính bà ấy lại không đeo khẩu trang khi tự làm tóc. Một số chính trị gia ban ngày thì nghiêm khắc nhấn mạnh sự cần thiết phải đeo khẩu trang, đến tối lại tụ tập với các đồng minh chính trị và những người vận động hành lang mà không đeo khẩu trang. Một thẩm phán đã ký lệnh cấm đi lại vào buổi chiều và hạn chế đi lại, chỉ được ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết. Nhưng đến tối, ông ấy lại đưa gia đình đi nghỉ mát.

Cách tiếp cận hai mặt, khoan dung đãi mình, nghiêm khắc với người này, khá phổ biến. Chúng phổ biến đến mức được đài truyền hình ABC gom thành một chương trình đặc biệt, với tựa đề: Hai bộ mặt của các quan chức dân cử trong đại dịch COVID-19, thu thập video các quan chức chính phủ đã bị bắt quả tang.

Tháng 5 năm nay, tờ Business Insider đã cập nhật danh mục của mình. Họ tiết lộ sự kiện 14 quan chức đảng Dân chủ và quan chức nhà nước “phóng hỏa nhưng không cho phép người dân thắp đèn.”

Ông Gavin Newsom, Thống đốc bang California, bị chụp ảnh đang ăn cùng những người bạn vận động hành lang trong một nhà hàng. Họ vừa nói vừa cười, mừng sinh nhật một trong những người vận động hành lang. Trong khi cách đó không lâu, ông ấy còn yêu cầu người dân California đeo khẩu trang: Ngay cả khi ăn ở nhà hàng, bạn cũng phải đeo khẩu trang khi nhai kỹ nuốt chậm. Vụ bê bối này đã trực tiếp dẫn đến một cuộc trưng cầu dân ý, về việc bãi nhiệm vị cử tri California này, nhưng đã không thành công.

Vào tháng 8, bà Nancy Pelosi đã tổ chức một bữa tiệc tại California để chiêu đãi các nhà tài trợ của Đảng Dân chủ. Theo video trực tiếp, các vị khách ngồi trong bữa tiệc ngoài trời không giữ khoảng cách với nhau và không một ai đeo khẩu trang. Nhưng mới 5 ngày trước đó, quận Los Angeles đã ban hành lệnh đeo khẩu trang. Lệnh này yêu cầu người dân khi tham gia các sự kiện ngoài trời, có quy mô lớn hơn 10.000 người phải đeo khẩu trang.

Tại San Francisco cũng vậy. Trừ khi tập thể dục và ăn uống, tất cả mọi người trong một cuộc tụ tập ngoài trời từ hơn 300 người trở lên đều phải đeo khẩu trang. Những người chưa tiêm vắc-xin cũng đều phải đeo khẩu trang. Mặc dù không có 10.000 người trong các hoạt động ngoài trời do bà Pelosi tổ chức, nhưng nó đã vượt quá 300 người. Trái ngược hoàn toàn với những vị khách không đeo khẩu trang, tất cả nhân viên phục vụ tại đây, không sót một ai, tất cả đều đeo khẩu trang.

Vào đầu tháng 8, cựu Tổng thống Obama đã tổ chức sinh nhật lần thứ 60 của mình. Ông dựng một chiếc lều tại đảo Martha’s Vineyard và mời hơn 400 người đến tham dự. Ai đó đã quay video và tung lên mạng.

Từ video, có thể thấy những vị khách vai kề vai, chân liền chân, cười cười nói nói. Tiếng nhạc tại hội trường rất to. Nhiều người ghé sát tai nhau, lớn tiếng trò chuyện. Mặc dù ban tổ chức đã chuẩn bị sẵn khẩu trang cho mỗi người, nhưng không một vị khách mời nào đeo khẩu trang. Tương tự, các nhân viên có mặt tại hiện trường, ai nấy nhất loạt đều đeo khẩu trang.

Ví dụ về hiện tượng này có rất nhiều. Giới tinh hoa phe cánh tả cũng nói rằng hoạt động của ông Obama là hoạt động ngoài trời. Thảm đỏ trong dạ tiệc hoá trang của thành phố New York, cũng là hoạt động ngoài trời. Hơn nữa tất cả các vị khách mời đều đã được tiêm chủng.

Hoạt động này quả thực là được tổ chức ngoài trời. Nhưng dựng một lều kín ngoài trời, thì có khác gì so với hoạt động trong nhà? Hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, yêu cầu những người đã được tiêm phòng phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần. Bởi những người đã được tiêm phòng cũng có thể bị nhiễm bệnh. Giới tinh hoa phe cánh tả bảo vệ và ủng hộ các kim chỉ nam của CDC, thì tại sao điều này lại không được tính khi đến lượt bản thân họ?

Vậy nên nói rằng khoa học mà giới tinh hoa nhiều lần nhấn mạnh không hề tồn tại. Khoa học của họ chỉ nhắm vào dân thường. Lý luận khoa học của họ là “giới tinh hoa có thể phóng hỏa, nhưng người dân thì không được phép thắp đèn.”

Đông Phương/ Vision Times
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm tác giả.)

Xem thêm: