Dịch bệnh COVID-19 bùng phát đã sắp được 2 năm, vắc-xin đã được phát triển và đưa vào sử dụng, nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được giải đáp về dịch bệnh này. Hiện tại, virus biến thể Delta đang hoành hành, đây là biến thể đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ. Tuy nhiên, trong 2 tháng qua, số bệnh nhân được xác nhận ở Ấn Độ đã giảm mạnh, và tại Anh cũng như thế. Tại sao lại giảm? Không biết. Đây là bí ẩn chưa được giải đáp.

(Bài viết được chuyển thể từ video của Kênh YouTube Đông Phương.)

shutterstock 1677490948
(Nguồn: Shutterstock)

Tại Mỹ, số bệnh nhân được xác nhận lây nhiễm đã giảm vào tháng Một năm nay. Tuy nhiên, cần biết rằng vắc-xin mới được phát triển vào thời điểm đó và chưa được phổ biến rộng rãi. Sự hiểu biết và hành vi của người dân về các bệnh truyền nhiễm vẫn chưa thay đổi đáng kể. Vì sao dịch bệnh lại hạ nhiệt? Không biết. Đây là bí ẩn thứ hai chưa được giải đáp.

Vào tháng Ba và tháng Tư năm nay, virus biến thể Alpha đã xuất hiện ở phía bắc của Trung Tây nước Mỹ và Canada, theo lý mà nói thì virus Alpha sẽ lây lan ra toàn bộ khu vực Bắc Mỹ, nhưng thực tế hiện tượng này chưa từng xuất hiện. Tại sao? Không biết. Bí ẩn thứ ba chưa được giải đáp.

Bắt đầu từ mùa xuân năm nay, một số khu vực ở Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm ra ngoài, giống như tiểu bang Texas và tiểu bang Florida, nhưng số trường hợp được xác nhận lây nhiễm ở những khu vực mở này không nhiều hơn những nơi thành phố tiếp tục bị đóng cửa, hạn chế đi lại. Điều này được giải thích thế nào? Bí ẩn thứ tư chưa được giải đáp.

Tại sao không có dịch bệnh quy mô lớn ở Châu Á và Châu Phi? Ngược lại, dịch bệnh quy mô lớn đã xảy ra ở các nước phát triển, các nước Âu, Mỹ có hệ thống y tế hoàn thiện hơn? Điều này được giải thích thế nào? Bí ẩn thứ năm chưa được giải đáp.

Ông Michael Osterholm là Viện trưởng của Viện các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota, ông đã đưa ra đề xuất rằng để ngăn chặn dịch bệnh, nhân loại nên học cách khiêm tốn và đối mặt với virus, trong khi hiện nay nhân loại chú trọng quá nhiều đến vai trò của chính phủ, chính quyền.

Điều này không có gì lạ vì đây là lối suy nghĩ chủ đạo hiện nay. Virus lây lan khắp nơi như hồng thủy mãnh thú, cuối cùng sẽ lây lan ra toàn thế giới, hạn chế nghiêm ngặt sự tiếp xúc giữa người với người, giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, đóng cửa thành phố, hạn chế đi lại, v.v. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng các bệnh truyền nhiễm sẽ không thay đổi do lối sống của con người thay đổi,  không chỉ riêng bệnh truyền nhiễm hiện nay mà các bệnh truyền nhiễm khác và bệnh cúm đều có chung một quy luật. Hiện giờ như thế, 100 năm trước cũng như thế, bệnh dịch đã biến mất một cách khó hiểu. Ví dụ, sự lây nhiễm virus biến thể Alpha xuất hiện ở miền Trung Tây nước Mỹ vào mùa xuân năm nay, lần đầu tiên nó được phát hiện ở tiểu bang Michigan và tiểu bang Minnesota, nhưng nó không hề lây lan ra các khu vực xung quanh như những gợn sóng, và nó cũng chỉ lây lan sang vùng lân cận Iowa, Ohio, thì dừng lại giống như bị ngăn bởi một bức tường vô hình.

Điều này cũng cho thấy một vấn đề, những biện pháp kiểm soát mà mọi người áp dụng không khởi tác dụng. Sự bùng phát dịch ở Anh cũng minh chứng cho vấn đề này. Biến thể của virus Delta đã xuất hiện ở Anh vào tháng Năm. Nó dễ lây lan hơn biến thể Alpha, nó ập đến một cách ồ ạt đến nỗi gần như những người chưa được tiêm phòng đều có thể sẽ bị nhiễm. Vào thời điểm đó, một số chuyên gia y tế dự đoán rằng số lượng bệnh nhân được xác nhận mỗi ngày sẽ lên tới 200.000 người. Nhưng bây giờ nhìn lại, kỷ lục hàng ngày cao nhất ở Anh là 47.000 người, giảm xuống còn 30.000 vào tháng Bảy. Tình trạng nhiễm virus Delta ở Anh nhẹ hơn nhiều so với dự đoán của các chuyên gia.

Có người giải thích rằng điều này là do Liên đoàn bóng đá châu Âu kết thúc, là do bắt đầu kỳ nghỉ hè và thậm chí là do cuối mùa hè ở Anh. Nhưng Ấn Độ cũng bị chủng virus Delta tàn phá, cũng đã xuất hiện hiện tượng hạ nhiệt, Ấn Độ không có Liên đoàn bóng đá châu Âu và mùa hè cũng không đến muộn. Điều này có thể giải thích như thế nào?

Một trong những cách giải thích đơn giản nhất là virus Delta đến và đi rất nhanh, và tự nó biến mất trước khi xã hội đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng. Đây không phải là quan điểm của ​​cá nhân của tôi mà là quan điểm ​​của ông Andy Slavitt, người từng giữ vai trò cố vấn y tế trong chính quyền Biden. Theo cách nói của ông, có vẻ như tốc độ hành động của virus rất nhanh, sau khi lây nhiễm cho người cần bị nhiễm thì nó liền biến mất. Nói cách khác, những biện pháp mà con người thực hiện trước virus dường như không có nhiều tác dụng.

Tất nhiên, đây là một số hiện tượng lây nhiễm mà hiện nay đã quan sát được, đối với hiện tượng lây nhiễm các chủng virus đột biến đã xuất hiện, thì trong tương lai cũng sẽ có các loại virus đột biến mới. Vì vậy một mặt, người Mỹ không phải lo lắng rằng biến thể Delta sẽ gây ra tình trạng số ca xác nhận lây nhiễm ở mức cao trong thời gian dài. Mặt khác, nếu dịch bệnh thuyên giảm hoặc biến mất đột ngột, nó sẽ không phải là công lao của vắc-xin, khẩu trang hoặc giữ khoảng cách. Giáo sư Osterhorn cho biết, hành vi chống dịch của con người không liên quan trực tiếp đến sự lên xuống của dịch bệnh, nhưng điều này không có nghĩa là con người không cần phải làm gì cả. Khẩu trang và khoảng cách vẫn có thể trì hoãn sự lây lan của virus. Ý nghĩa chính của việc giáo sư Michael Osterholm kêu gọi rằng nhân loại nên học cách khiêm tốn đó là nhân loại thực sự không có bài thuốc bí mật để ngăn ngừa và chữa các bệnh truyền nhiễm. Hiện tại, biện pháp mà chính phủ các nước áp dụng không phải là biện pháp tốt để phòng trị dịch bệnh, nhưng cũng không thể đi sang cực đoan là không làm gì cả. Rủi ro bệnh truyền nhiễm sẽ mãi mãi tồn tại, và con người không cách nào trừ tận gốc rủi ro. Việc mà con người có thể làm chính là giảm mức độ rủi ro. 

Đông Phương, Vision Times
(Nội dung thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Đông Phương.)

Xem thêm: