Giải Nobel Hòa bình có nên được trao cho ông Trump? Tôi nghĩ Ủy ban Giải thưởng Nobel chắc hẳn rất khó xử. Tại sao lại nói như vậy? Bởi người tiền nhiệm của ông ấy, Tổng thống Obama, người đã giành Giải Nobel Hòa bình, không phải vì ông ấy có đóng góp đáng kể nào cho nền hòa bình thế giới, mà là vì ông ấy đã thắng trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Theo lời của ủy ban giải thưởng, ông ấy đã tạo ra bầu không khí chính trị quốc tế mới. Nói cách khác, TT. Obama giành được giải thưởng không phải vì những gì ông ấy đã làm, mà vì ông ấy là Obama. Nếu TT. Trump không nhận được Giải Nobel Hòa bình, có lẽ cũng vì lý do tương tự. Bởi TT. Trump cũng đã tạo ra một bầu không khí chính trị quốc tế mới, nhưng bầu không khí mới này lại không đi đúng hướng với ban giám khảo Na Uy. Nếu TT. Trump không thể giành được Giải Nobel Hòa bình, thì không phải vì ông ấy không có đóng góp, mà là vì ông ấy là Donald Trump.

Bài viết chuyển thể từ Kênh YouTube Đông Phương.

Donald Trump vẫn sẽ là người được Chúa xức dầu chọn làm Tổng thống
Tổng thống Mỹ Donald Trump cầu nguyện tại Jerusalem ngày 22/5/2020 (Ảnh: Dan Hansen/ Tòa Bạch Ốc)

Tuy nhiên, nếu giải Nobel Hòa bình năm nay không được trao cho ông Trump thì thực sự không có lý do gì có thể biện minh. Năm ngoái, không một ai có đóng góp cho hòa bình thế giới hơn TT. Trump, nếu ông Trump không được trao giải thì giải thưởng này cũng nên được trao cho Jared Kushner, con rể của ông. Họ đã phá vỡ cục diện bế tắc của tất cả các đời tổng thống Mỹ về vấn đề hòa bình Trung Đông, nhảy ra khỏi lối suy nghĩ cố hữu và thúc giục các nước Ả Rập vùng Vịnh thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel.

Nếu tổng thống Mỹ nào có thể tạo điều kiện cho một nước Ả Rập vùng Vịnh thiết lập quan hệ ngoại giao quan hệ với Israel, thì điều này cũng đủ để giành được Giải Nobel Hòa Bình. Trước khi TT. Trump rời nhiệm sở, 4 quốc gia đã ký hiệp định hòa bình và thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel, gồm: Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), Sudan, Morocco, Bahrain, và có thể còn nhiều quốc gia hơn nữa trong tương lai. Điều rõ ràng là vào năm 1967, tại thủ đô Khartoum của Sudan, Liên đoàn Ả Rập đã ký và thông qua chính sách 3 không, chống lại Israel: Không công nhận, không đàm phán, không hòa bình. Hiện giờ ngay cả Sudan cũng đã đàm phán, công nhận và ký kết hòa bình với Israel. Thử hỏi, TT. Trump đã cống hiến lớn thế nào cho nền hòa bình thế giới?

Nền hòa bình ở Trung Đông không thể đạt được vì người Do Thái thành lập đất nước Israel, và vì Liên đoàn Ả Rập không công nhận Israel là một quốc gia. Vì điều này, Trung Đông đã trở thành một mối nguy hiểm tiềm ẩn cho nền hòa bình thế giới. Các nước vùng Vịnh giàu có có thể đầu tư xây dựng, cùng nhau phát triển kinh tế, nhưng thực chất họ đang phát triển quân sự và giáo dục sự thù  hận cho thế hệ sau. Rất ít người dám đầu tư vào Trung Đông. Ai Cập là quốc gia Ả Rập đầu tiên ký kết hiệp định hòa bình với Israel. Thỏa thuận này được ký vào năm 1979, tiếp đến là Jordan vào năm 1994, hiện giờ đã tăng lên thành 6 quốc gia. Theo nghĩa rộng, sự phản đối của thế giới Ả Rập đối với Israel không còn nữa, tương đương với việc gỡ được một quả bom có ​​thể phát nổ bất cứ lúc nào cho nền hòa bình thế giới. Bạn có nghĩ rằng TT. Trump đã đóng góp nhiều cho nền hòa bình thế giới hay không?

Ai Cập và Israel thiết lập quan hệ ngoại giao dưới thời chính quyền Carter. Mặc dù không phải là một cuộc đàm phán hòa bình do Tổng thống Carter khởi xướng, nhưng ông là người trung gian quan trọng. 20 năm sau, TT. Carter đã giành được giải Nobel Hòa bình cho việc này. Jordan đã ký kết hòa bình với Israel, Palestine cũng ký hiệp định hòa bình với Israel. Dưới thời chính quyền Clinton, TT. Clinton đã không giành được Giải Nobel Hòa bình vì vai trò trung gian quá yếu.

Nhưng TT. Trump thì khác, ông ấy thừa hưởng sự bế tắc trong các cuộc đàm phán hòa bình Trung Đông từ TT. Obama. TT. Trump đã phá vỡ khuôn khổ của phe kiến chế thân cộng trong nền ngoại giao Mỹ, không đi theo con đường cũ của TT. Obama, không bắt đầu từ Palestine, mà trực tiếp bắt đầu từ các đồng minh của Mỹ trong vùng Vịnh. ​​Để giành được thành công, đúng là TT. Trump đã không tuân theo thông lệ, nhưng ông ấy đã có thể hoàn tất công việc. Bạn thử nói xem, TT. Trump có nên giành được Giải Nobel Hòa bình hay không?

Chính vì TT. Trump không tuân thủ các quy tắc nên ông ấy đã bị chỉ trích, bị buộc tội, nghi ngờ, chế giễu, phỉ báng và thậm chí phá hoại trước khi ông đạt được hòa bình ở Trung Đông. Đúng, TT. Trump đã thất bại trong việc thúc đẩy hòa bình giữa Palestine và Israel, nhưng những người tiền nhiệm của ông, gồm TT. Obama, TT. Bush Jr., hay TT. Clinton cũng vậy. Không phải là TT. Trump không thử, mà là khi Palestine từ chối đề xuất ​​hòa bình của TT. Trump, TT. Trump đã ngay lập tức thay đổi hướng đi và ủy quyền cho con rể của mình thực hiện một bước nhảy vọt khác. TT. Trump coi thất bại như một cơ hội. Thế giới Ả Rập vẫn luôn nhấn mạnh rằng để đạt được hòa bình ở Trung Đông, bước đầu tiên là phải đạt được hòa bình giữa Palestine và Israel. TT. Trump đã phá vỡ khuôn khổ này, ông đã chứng minh bằng những hành động thiết thực rằng thế giới Ả Rập không thể tiếp tục sử dụng Palestine như một lá chắn. Bạn thử nói xem, TT. Trump có nên giành được Giải Nobel Hòa bình hay không?

Lý do khiến TT. Trump có thể đạt được điều mà người tiền nhiệm không thể đạt được là nhờ bản lĩnh của ông, ông không sống trong ảo tưởng. Ví dụ, Jerusalem là thủ đô của Israel; với tư cách là một quốc gia, Israel đã bị xóa sổ khỏi trái đất; đây là điều thực tế. Ông ấy đã phá vỡ khuôn khổ của người tiền nhiệm Obama và liệt Iran thành trở ngại và mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình ở Trung Đông.

Việc TT. Trump thay đổi phong thái kiêu ngạo, phép tắc và sự phô trương cố hữu trong lĩnh vực ngoại giao, đã mở ra một viễn cảnh hoàn toàn mới. Ông đã sử dụng điều này như một điểm đột phá nhằm đạt được những tiến triển đáng kể. Hãy nhìn lại danh sách những người đoạt Giải Nobel Hòa bình vì nền hòa bình Trung Đông trong quá khứ như: Ông Yasser Arafat – Nhà lãnh đạo Palestine, Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin & Shimon Peres, ông Mohamed ElBaradei – Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế. So với TT. Trump, đóng góp cho hòa bình của họ quá nhó bé. Bạn thử nói xem, TT. Trump có nên giành được Giải Nobel Hòa bình hay không?

Tất nhiên, nhiều người sẽ phản đối việc trao Giải Nobel Hòa bình cho ông Trump, bởi ông ấy không thừa nhận mình thất cử, bị luận tội 2 lần liên tiếp, bán vũ khí tối tân cho các nước Ả Rập vùng Vịnh, từ chối công nhận biến đổi khí hậu, chống nhập cư, v.v. Tuy nhiên, đóng góp thực tế của TT. Trump cho nền hòa bình thế giới không thể bị che lấp so với những nhà lãnh đạo thế giới được giới truyền thông miêu tả là khôn ngoan, đàng hoàng, có năng lực và chân thành. Đương nhiên, Giải Nobel Hòa bình cuối cùng liệu có được trao cho TT. Trump hay không, thì không phải bạn, không phải tôi, mà là do Ban giám khảo Giải Nobel Na Uy định đoạt.

Đông Phương, Vision Times

Mời xem các video lồng tiếng Việt phát biểu của cựu Tổng thống Doanld Trump tại kênh YouTube của Trí Thức VN.

Xem thêm: