Nếu căn số liệu thực tế được công khai thì chi tiêu quân sự của Mỹ vượt trội Trung Quốc. Nhưng tác giả cho rằng chỉ căn cứ vào số liệu bề ngoài như vậy không thể thấy được thực chất, và Trung Quốc có thể đang dần vượt qua Mỹ về chi tiêu quân sự.

Bài viết được chuyển thể từ video của Kênh YouTube Đông Phương.

CHI PHÍ QUÂN SỰ 2
(Nguồn: Đông Phương)

Cuối tháng Năm vừa qua, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ tiết lộ rằng Lầu Năm Góc vẫn đang cố gắng liên lạc với người đứng đầu quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhưng đã liên tục từ chối với lý do “liên lạc không đúng địa chỉ”. Cụ thể, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã thử tổng cộng 3 lần và đều bị từ chối. Thời báo Hoàn cầu (Global Times) của ĐCSTQ đã xác nhận điều này và cho biết Bắc Kinh ủng hộ đối thoại quân sự song phương, nhưng ông Austin đang cố gắng liên lạc với Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương ĐCSTQ Hứa Kỳ Lượng (Xu Qiliang), trong khi theo nguyên tắc nên tìm đến Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phụng Hòa (Wei Fenghe). Thời báo Hoàn cầu cho rằng cách tiếp cận trực tiếp của ông Austin với ông Hứa Kỳ Lượng là không chuyên nghiệp, không thân thiện, vi phạm nghi thức ngoại giao và không phù hợp với thông lệ quốc tế.

Chúng ta biết rằng quyền lực quân sự Trung Quốc nằm trong tay ĐCSTQ mà trực tiếp là Quân ủy Trung ương của họ chứ không phải Bộ Quốc phòng. Mỹ cũng biết rằng không khó hiểu tại sao ông Austin lại tìm kiếm liên lạc với ông Hứa Kỳ Lượng, người gần gũi hơn với lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình. Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ nếu diễn tả “súng đã lên đạn” cũng không phải cường điệu, nhưng Lầu Năm Góc sẵn sàng muốn đối thoại quân sự cấp cao song phương. Do ĐCSTQ bành trướng ở Biển Đông, khiến Mỹ theo đó đã triển khai binh lực ở Đông Á, đặc biệt là tăng cường hải quân, hỗ trợ bảo vệ Đài Loan, ngăn chặn ảnh hưởng của ĐCSTQ mở rộng ra ngoài Đông Á. Bắc Kinh rất không hài lòng khi thấy tàu chiến Mỹ thường xuyên đi qua eo biển Đài Loan và trên Biển Đông. Kể từ năm ngoái khi ĐCSTQ thường xuyên cho máy bay quân sự đe dọa không phận Đài Loan, thì Mỹ đã tăng cường bán vũ khí tiên tiến nhất cho Đài Loan, sẵn sàng cho cuộc chiến ở eo biển Đài Loan.

Lần gần đây nhất Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến thăm Bắc Kinh là vào năm 2018. Ông Matas đã đến thăm Bắc Kinh vào tháng 6/2018 với mục tiêu mở ra một hình mẫu cho đối thoại quân sự cấp cao song phương, tuy nhiên đã thất bại và mối quan hệ giữa hai nước cũng đã xấu đi rõ rệt kể từ đó. Năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper đã cố gắng liên lạc với người đứng đầu quân đội ĐCSTQ nhưng không thành công. Hồi đầu tháng Sáu năm ngoái, đáng lý nguyên thủ quốc phòng hai bên đã gặp nhau tại cuộc đối thoại Shangri-La, nhưng do dịch bệnh nên cuộc đối thoại đã bị hủy bỏ.

Nhìn từ những con số bề ngoài thì cho thấy chi tiêu quân sự của Mỹ rất cao, cao hơn nhiều của ĐCSTQ. Nhưng nếu nhìn vấn đề sâu hơn và tập trung vào chi tiêu thực tế cho sức mạnh quân sự, thì câu trả lời có thể đáng ngạc nhiên.

Ngân sách quốc phòng cho năm tài chính của Mỹ năm nay là 740 tỷ USD, trong đó 705 tỷ được phân bổ cho Bộ Quốc phòng, và phần còn lại được phân bổ cho Bộ Năng lượng dùng cho vũ khí hạt nhân, đây là vẫn theo dự toán thời chính quyền Trump, dù ngân sách quốc phòng của chính quyền Biden tăng nhưng không cao bằng mức lạm phát, như vậy tương đương cắt giảm. Cánh tả của đảng Dân chủ đang có kế hoạch cắt giảm 10% chi tiêu quân sự. Lý do được đưa ra là chi tiêu quân sự của Mỹ lớn nhất thế giới, thậm chí lớn hơn tổng chi tiêu quân sự của 10 nước đứng kế tiếp. Do chi tiêu quân sự của Mỹ quá lớn nên dù có giảm bớt cũng vẫn đủ cho nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Phe diều hâu phản pháo lại rằng lợi ích của Mỹ đang lan rộng trên toàn thế giới và cần phải có một lực lượng quân sự mạnh để bảo vệ lợi ích của Mỹ.

Chúng ta hãy từ một góc độ khác để nhìn vào các khoản chi tiêu quân sự của Mỹ và Trung Quốc.

Theo báo cáo của Tổ chức Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, chi tiêu quân sự chính thức của ĐCSTQ là 184 tỷ USD, nhưng thực tế phải là 252 tỷ USD. Vào tháng Năm, tạp chí Economist của Anh đã đăng một bài phân tích, sử dụng lý thuyết sức mua tương đương (PPP) để đánh giá chi tiêu quân sự của các quốc gia. Sức mua tương đương được sử dụng rộng rãi trong việc tính toán tổng GDP kinh tế của các nước. Số liệu tính theo sức mua tương đương chính xác hơn, vì chỉ nhìn số liệu tiền tệ là không toàn diện; do tình hình thực tế kinh tế các nước khác nhau nên các chỉ số kinh tế không thể mang giá trị tương đương nếu chỉ nhìn biệt lập chỉ số đó; cho nên chỉ riêng con số chi tiêu quân sự trên danh nghĩa không cho thấy được vấn đề thực tế. Ví dụ Trung Quốc là “công xưởng của thế giới” nên chi phí sản xuất tàu chiến và tên lửa của Trung Quốc thấp hơn, vì vậy chi tiêu quân sự thấp hơn của Trung Quốc không đồng nghĩa là ít vũ khí và trang bị hơn, hoặc ít quân hơn. Bài báo trên tạp chí The Economist cho biết, sau khi điều chỉnh theo sức mua tương đương, chi tiêu quân sự của ĐCSTQ năm ngoái là 518 tỷ USD, cao hơn gấp đôi so với ước tính của Tổ chức Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm. Năm nay, ĐCSTQ có kế hoạch tăng chi tiêu quân sự gần 7 điểm phần trăm, nói cách khác chi tiêu quân sự của Mỹ sẽ nhiều hơn ĐCSTQ gần 190 tỷ USD.

Tiếp tục xem xét sâu nữa sẽ thấy thêm nhiều vấn đề.

Vào cuối tháng Năm vừa qua, đảng viên Dân chủ Anthony Brown, Phó chủ tịch Ủy ban Hạ viện Mỹ về Dịch vụ Vũ trang (United States House Committee on Armed Services) đã công bố một bài viết có chữ ký của ông ấy cho biết không chủ trương cắt giảm chi tiêu quân sự. Lý do của ông là không cần thiết phải cắt giảm chi tiêu quân sự, bởi vì rất nhiều chi tiêu quân sự không liên quan gì đến quốc phòng, ví dụ ngân sách quân đội chi bảo hiểm y tế cho người già nhiều hơn một tỷ USD so với mua sắm xe tăng; chi phí y tế quân sự cao hơn chi phí đóng tàu chiến mới; cộng thêm nữa, trong ngân sách quốc phòng thì chi phí cho những chuyện không liên quan quân sự  lên tới 200 tỷ USD. Nói cách khác, chi tiêu quân sự thực tế của Mỹ năm nay so với chi tiêu của ĐCSTQ không có chênh lệch bao nhiêu. Nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ còn không thể tiêu hết ngân sách, hàng năm phải trả lại cho Bộ Ngân khố 20 tỷ USD, do đó, thực tế chi tiêu quân sự của Mỹ trong năm nay không cao bằng của ĐCSTQ.

Các khoản chi tiêu quân sự của ĐCSTQ không minh bạch và nhiều khoản chi thực tế bị che giấu; nhưng ngân sách quân sự của Mỹ là minh bạch, cho người ta thấy được gồm nhiều khoản chi tiêu của cánh tả không liên quan gì đến quân đội. Quốc hội nên nhanh chóng tách khỏi ngân sách quốc phòng những khoản chi không liên quan đến quốc phòng, chuyển giao cho các cơ quan liên quan. Nếu Mỹ muốn duy trì địa vị là siêu cường thế giới và tiếp tục duy trì trật tự quốc tế thì chi tiêu quân sự thực tế phải tăng lên, nếu không mỗi năm sẽ càng bị tụt hậu so với ĐCSTQ và hậu quả có thể thấy trước.

Đông Phương, Vision Times

Xem thêm: