Siêu du thuyền mới nhất của ông Jeff Bezos, người sáng lập Amazon, sau khi được đóng xong và hạ thủy, đã dẫn đến việc Chính phủ Hà Lan có kế hoạch tháo dỡ một phần của cây cầu mang tính bước ngoặt De Koningshavenbrug (còn được gọi là: De Hef) ở thành phố Rotterdam, để nó được ra khơi. Động thái này khiến nhiều người dân địa phương bất bình.

shutterstock 1399561367
Tỷ phú Jeff Bezos (Nguồn: lev radin/Shutterstock)

Trang tin Nu.nl của Hà Lan đưa tin, để cho siêu du thuyền mới của ông Jeff Bezos ra khơi, thành phố Rotterdam của Hà Lan có kế hoạch tháo dỡ một phần của cây cầu DeKoningshavenbrug (De Hef) nổi tiếng mang tính cột mốc của thành phố, và do đó đã vi phạm lời hứa của chính quyền thành phố Rotterdam: cây cầu De Koningshavenbrug (De Hef) sẽ không bao giờ bị phá bỏ.

Là một trong những người giàu nhất thế giới, siêu du thuyền của ông Jeff Bezos được cho là có chi phí sản xuất lên tới 430 triệu euro. Siêu du thuyền này được công ty du thuyền tư nhân Oceanco đóng tại thị trấn nhỏ Alblasserdam, gần thành phố Rotterdam. Tuy nhiên, do kích thước quá lớn, nên nó không thể đi qua cây cầu De Koningshavenbrug (De Hef) ở thành phố Rotterdam.

Điểm mốc De Koningshavenbrug (De Hef) của Rotterdam được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư người Hà Lan Pieter Joosting và hoàn thành vào năm 1878. Trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, Đức Quốc xã xâm lược Hà Lan và ném bom phá hủy nó, nhưng nó đã được xây dựng lại sau chiến tranh. Sau khi cây cầu De Koningshavenbrug (De Hef) được làm lại mới vào năm 2017, chính quyền thành phố Rotterdam cam kết sẽ không bao giờ phá bỏ cây cầu nữa.

Mặc dù De Koningshavenbrug (De Hef) có chiều cao đỉnh là 40 mét, nhưng siêu du thuyền 3 cột buồm của ông Bezos cao 40 mét và dài 127 mét vẫn không thể đi qua gầm cầu. Đó là lý do tại sao các công ty sản xuất du thuyền Oceanco và ông Bezos đang yêu cầu tháo dỡ một số cây cầu, và họ cũng sẵn sàng chi trả chi phí tháo dỡ cây cầu này.

Một phát ngôn viên của bộ phận phát triển kỹ thuật đô thị của Rotterdam cho biết, vào mùa hè này, chính quyền thành phố sẽ quyết định khi nào tu sửa lại cây cầu. Kế hoạch tháo dỡ một phần của cầu De Koningshavenbrug (De Hef) không liên quan đến vấn đề cam kết, đây là một sự cố. 

Bezos gây ra sự phẫn nộ khi yêu cầu phá dỡ bỏ một phần cây cầu

Theo hãng tin AFP, một số cư dân Rotterdam tỏ ra khá bất bình vì chính quyền thành phố Rotterdam đã thất hứa khi tuyên bố tạm thời tháo dỡ một phần của cây cầu De Koningshavenbrug (De Hef).

Trả lời phỏng vấn giới truyền thông, người phát ngôn của thị trưởng thành phố Rotterdam cho biết: “Đây là con đường duy nhất ra biển.” Ông Bezos sẽ chi trả mọi chi phí cho công trình này. Việc tháo dỡ cây cầu dự kiến ​​sẽ diễn ra vào mùa hè và sẽ mất vài tuần. Việc đóng siêu du thuyền cho ông Bezos không chỉ mang lại doanh thu kinh tế cho địa phương mà còn tạo ra công ăn việc làm, thành phố Rotterdam đã hứa sẽ khôi phục lại nguyên trạng cây cầu.

Tuy nhiên, phản ứng của người dân Rotterdam trên mạng xã hội lại khác, một số người cho rằng chính quyền thành phố Rotterdam không nên tháo dỡ cây cầu chỉ để thỏa mãn nguyện vọng của một người giàu có. Trên Facebook, có người đã viết rằng thành phố Rotterdam được người Rotterdam xây dựng lại từ đống đổ nát (sau Thế chiến thứ Hai) và chúng ta không nên vì một tỷ phú “cuồng vọng tự đại” mà tháo dỡ cây cầu De Koningshavenbrug (De Hef).

Siêu du thuyền của ông Bezos có tên Y721, dài 127 m và là du thuyền lớn thứ hai trên thế giới.

Truyền thông Hà Lan Rijnmond đưa tin, Đảng Xanh cánh tả (GroenLinks) của Hội đồng Thành phố Rotterdam đã kêu gọi một cuộc thảo luận khẩn cấp về vụ việc.

Đảng Lao động Rotterdam (PvdA) cho rằng các dự án như siêu du thuyền của ông Bezos mang lại triển vọng việc làm tốt cho khu vực, nhưng ý tưởng rằng một số tỷ phú Mỹ có thể được hưởng một số đặc quyền là không phù hợp.

Thiên Thanh, Vision Times

Xem thêm: