Ngày 8/7, Viện Thomas Moore tại Pháp đã tổ chức hội thảo “Chiến lược của Châu Âu khi đối mặt với việc Trung Quốc bành trướng lãnh thổ”. Lần đầu tiên học giả Đài Loan Hồng Thụy Mân đã được mời tham dự, những người phát biểu tại hội thảo đã phân tích dã tâm bành trướng tại Biển Đông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và vai trò của Đài Loan. Rốt cuộc ĐCSTQ thực sự chuẩn bị thống nhất Đài Loan bằng vũ lực? Có thể thành công hay không? Phía Mỹ và đồng minh có những chuẩn bị gì để ứng phó và đề phòng việc này? Chuyên gia vấn đề quốc tế Đường Hạo đã đưa ra phân tích về vấn đề này.

quan doi dai loan shutterstock 80322841
Chuyên gia Quách Dục Nhân cho rằng nếu quân đội ĐCSTQ áp dụng một cuộc tập kích bất ngờ thì tỷ lệ thất bại quá cao và cái giá phải trả quá đắt, hành vi này còn thô lỗ hơn là phát động một cuộc chiến tổng lực. Hình ảnh quân đội Đài Loan. (Ảnh: Carlos Huang / Shutterstock).

Học giả kêu gọi EU đối kháng chiến lược bành trướng của ĐCSTQ

Theo Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin, hội thảo nghiên cứu này lần đầu tiên mời ông Hồng Thụy Mẫn – trợ lý nghiên cứu của Viện Nghiên cứu An ninh Quốc phòng Đài Loan tham dự, toàn bộ quá trình thảo luận đều sử dụng tiếng Pháp. Bên cạnh đó, Đại sứ Ngô Chí Trung thuộc Văn phòng Đại diện Đài Loan tại Pháp cũng nhận lời mời tham dự.

Ông Hồng Thụy Mẫn phân tích, hoạt động quân sự của ĐCSTQ thách thức Đài Loan. Năm 2020, máy bay quân sự của ĐCSTQ liên tục quấy nhiễu Đài Loan, đe dọa nghiêm trọng đến tình hình ổn định của Đài Loan. Do đó, ông kêu gọi cần xem xét lại chính sách đối với Trung Quốc và đoàn kết mới có sức mạnh khi đối mặt với sự bành trướng ở Biển Đông của ĐCSTQ. Ông còn nói, Đài Loan sẽ là đối tác kiên định của EU. 

Ông Ngô Chí Trung cũng cho biết, tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, châu Âu đã đóng vai trò ủng hộ quan trọng, có thể đưa ra tín hiệu chính trị cho ĐCSTQ, “nếu giẫm lên vạch đỏ, EU sẽ có hồi đáp mạnh mẽ”. Ông Ngô cũng thỉnh cầu viện sĩ Học viện Hải quân Hoàng gia Thụy Điển và là cựu thuyền trưởng tàu ngầm hải quân Pháp, ông Hugues Eudeline, sửa lại cách dùng từ ĐCSTQ “thống nhất lại Đài Loan” thành “thôn tính”, bởi vì Đài Loan chưa bao giờ thuộc về ĐCSTQ.

Nhà bình luận Đường Hạo: Mỹ đã bố trí 5 chiến tuyến

Chuyên gia Đường Hạo trong chương trình “Tầm nhìn Đường Hạo”, cho rằng ĐCSTQ đã khai chiến với Đài Loan từ lâu, hơn nữa là “chiến tranh không giới hạn” trên mọi phương diện, đã thông qua các thủ đoạn như ngoại giao, chính trị, kinh tế, tuyên truyền, vắc-xin, gián điệp, v.v. Áp lực và sự phá hoại gây ra đối với Đài Loan chỉ là chưa triển khai thủ đoạn chiến tranh quân sự. Ông Đường Hạo cho rằng xác thực ĐCSTQ có dã tâm và chuẩn bị cho việc này, nhưng hiện tại vẫn chưa chuẩn bị đầy đủ, khả năng triển khai chiến tranh toàn diện trong ngắn hạn tương đối thấp. 

Trong khi đó gần đây, Mỹ bố trí chiến lược đối kháng với ĐCSTQ ngày càng nặng về “quân sự hóa”“toàn diện hóa”, hiện tại có một vài chiến lược chủ yếu dưới đây: 

1. Hạm đội Thái Bình Dương biểu đạt thái độ một cách rõ ràng, ngăn chặn ĐCSTQ xâm phạm Đài Loan 

Trong ngày 1/7, Tư lệnh Sam Paparo của Hạm đội Thái Bình Dương tại một hội thảo nghiên cứu đã cho biết, mối đe dọa của ĐCSTQ đang tiến sát từng bước, và chức trách của ông chính là ngăn chặn ĐCSTQ dùng vũ lực đoạt Đài Loan. Hơn nữa, ông rất có lòng tin đối với lực lượng quân đội của đồng minh. Điều này thực ra đã nói rõ cho ĐCSTQ rằng phía Mỹ sẽ can thiệp cùng phòng ngừa ĐCSTQ xâm phạm Đài Loan.

Ngoài ra, mặc dù hiện tại quan chức vấn đề Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Nhà Trắng biểu đạt thái độ rằng “Mỹ không ủng hộ Đài Loan độc lập”, nhưng cũng nhấn mạnh phía Mỹ ủng hộ Đài Loan “duy trì tôn nghiêm”, điều này có ý tứ gì? Chính là giúp Đài Loan duy trì hiện trạng chủ quyền và an ninh quốc phòng, không để cho ĐCSTQ thâu tóm và phá hoại Đài Loan. 

Do đó mấy ngày gần đây, phía Mỹ đã vạch ra một lằn ranh đỏ về quân sự với ĐCSTQ, không được dùng vũ lực xâm phạm Đài Loan, nếu không sẽ bị quân đội Mỹ đánh lại. Đây có lẽ là sự biểu đạt thái độ rõ ràng nhất kể từ khi chính quyền ông Biden nhậm chức. 

2. Mỹ củng cố phòng tuyến Đông Âu, tập trung quân lực đối kháng ĐCSTQ

Từ ngày 28/6 đến nay, Mỹ và Ukraine đang tiến hành diễn tập quân sự “Gió nhẹ trên biển” ở khu vực Biển Đen, có hơn 30 nước tham dự và cũng là quy mô lớn nhất trong 20 năm qua. Điều này buộc Nga cũng phải bắn tên lửa để biểu đạt sự bất mãn. Không chỉ vậy, các cuộc diễn tập quân sự giữa Mỹ và Ukraine sẽ tăng thêm, từ ngày 17 – 30/7, Mỹ, Ukraine, Ba Lan và Litva cùng diễn tập quân sự, cũng là lần đầu tiên Mỹ diễn tập quân sự trên lãnh thổ Ukraine.

Vậy vì sao lại liên tiếp tổ chức các cuộc diễn tập quân sự, hơn nữa quy mô ngày càng lớn? Có hai nguyên nhân chủ yếu: Đầu tiên, phía Mỹ muốn biểu đạt rõ với Nga, đó là đã khôi phục quan hệ hợp tác mật thiết với các nước NATO, toàn lực ngăn chặn Nga xâm phạm Ukraine; thứ hai, Mỹ thông qua các cuộc diễn tập quân sự dày đặc để thực thi “dọa nạt mang tính dự phòng” đối với Nga, dọa và ngăn cản Nga tạm thời không được làm loạn ở Đông Âu, Mỹ cũng có thể tập trung quân lực đến khu vực Thái Bình Dương để ứng phó với hành động bành trướng của ĐCSTQ. 

3. Mỹ – Nhật liên hợp phòng vệ, ngăn chặn ĐCSTQ ở Tây Thái Bình Dương

Quân đội Mỹ và Lực lượng phòng vệ Nhật Bản bắt đầu từ ngày 25/6 đã triển khai diễn tập quân sự thường niên “Lá chắn Đông phương”, cũng là quy mô lớn nhất trong 36 năm qua. Không chỉ là phòng vệ an ninh lãnh thổ Nhật Bản và an ninh khu vực Đông Bắc Á để phòng ngừa tên lửa và đe dọa quân sự của Bắc Triều Tiên, mà điều quan trọng giả thiết kẻ địch là ĐCSTQ, phòng ngừa hành động quân sự của ĐCSTQ ở khu vực Biển Hoa Đông cùng Đảo Điếu Ngư.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng Nhật Bản Asō Tarō hôm 5/7 cũng công khai cho biết, nếu ĐCSTQ xâm phạm Đài Loan, thì Nhật Bản có khả năng sẽ sử dụng “quyền tự vệ tập thể”, và nhấn mạnh hai bên Mỹ – Nhật sẽ “cùng phòng vệ cho Đài Loan”. Việc biểu đạt thái độ như thế này bằng như cho thấy rõ một khi ĐCSTQ xâm phạm Đài Loan thì Mỹ – Nhật sẽ triển khai hoạt động quân sự chung để giúp đỡ Đài Loan. 

4. Mỹ, Nhật, Ấn, Úc, Pháp vây chặn ĐCSTQ ở biển Hoa Đông, Biển Đông

Mỹ – Nhật – Ấn – Úc tổ hợp thành cơ chế “đối thoại bốn bên”, các bên cùng hợp tác mật thiết. Hồi tháng Tư, cả 4 nước này cộng thêm Pháp đã tiến hành diễn tập chung ở Vịnh Bengal, rõ ràng là mô phỏng hành động tác chiến đối đầu với ĐCSTQ ở khu vực Biển Đông. Không chỉ có vậy, Mỹ, Nhật, Úc, Pháp còn diễn tập quân sự ở khu vực Biển Hoa Đông hồi tháng Năm với giả thiết kẻ địch là ĐCSTQ. 

Do đó, Mỹ cùng đồng minh không chỉ vạch ra lằn ranh đỏ quân sự ở biển Hoa Đông, ngăn chặn ĐCSTQ bành trướng về khu vực Thái Bình Dương, đồng thời cũng vạch ra một lằn ranh đỏ khác ở Biển Đông. Đài Loan chính là ở trong phạm vi của hai lằn ranh đỏ này, cũng là khu vực trọng điểm mà các nước phối hợp giúp đỡ và phòng vệ. 

5. Chiến tranh thương mại chưa dừng lại, tiếp tục mở rộng cuộc chiến hỗn hợp

Cuộc chiến thương mại mà Trump phát động nhắm vào ĐCSTQ chưa dừng lại, gần đây phía Mỹ đã tiếp tục mở rộng tấn công vào những nhân tài công ty công nghệ lớn, không chỉ hạn chế sản phẩm và công nghệ quan trọng mà phía Mỹ cung cấp cho doanh nghiệp công nghệ Đại Lục, mà còn từ chối hơn 500 sinh viên Đại Lục đến Mỹ học tập công nghệ.

Ngoài ra, gần đây ông Biden không những những thực thi lệnh cấm đầu tư đối với doanh nghiệp Đại Lục, mà còn mở rộng phạm vi áp dụng lệnh cấm này, khiến cho ngày càng nhiều doanh nghiệp Đại Lục không cách nào nhận được sự ủng hộ tài chính của Mỹ, bằng như cắt đứt mạch tiền nước ngoài của doanh nghiệp Đại Lục. 

5 chiến lược này không chỉ tổ hợp thành mạng lưới mà phía Mỹ dùng để kìm kẹp ĐCSTQ, đồng thời cũng là mạng lưới bảo vệ Đài Loan. Nếu ĐCSTQ muốn động vũ lực đối với Đài Loan, chắc chắn sẽ phải nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng. 

ĐCSTQ sắp trở thành “kẻ đơn độc không có bạn bè”

Xét về tầng diện quốc tế, mối quan hệ giữa ĐCSTQ và các nước hiện rất căng thẳng, thậm chí sắp trở thành “kẻ cô đơn không có bạn bè”. Đầu tiên, năm 2020, ĐCSTQ xảy ra xung đột vũ trang ở biên giới với Ấn Độ, tạo thành tử thương cho cả hai bên, sau đó mặc dù hai bên đàm phán hòa bình, nhưng gần đây tiếp tục tăng cường binh lính với mức kỷ lục trong mấy thập kỷ qua. Nói cách khác, xác suất xảy ra xung đột vũ trang giữa hai bên thực tế cao hơn nhiều so với xác suất xảy ra xung đột xuyên eo biển.

Gần đây, quan hệ giữa ĐCSTQ và Nhật Bản rơi vào trạng thái bế tắc nghiêm trọng, ngoài bất mãn với việc Nhật Bản giúp đỡ Đài Loan vắc-xin, phá hoại chiến lược “dùng vắc-xin bức bách thống nhất Đài Loan” của ĐCSTQ. Truyền thông ĐCSTQ gần đây còn điểm tên 3 nhân vật quan trọng của Nhật Bản như Abe Shinzō, Suga Yoshihide, Asō Tarō, nói rằng họ thách thức ĐCSTQ và nhúng tay vào vấn đề Đài Loan. ĐCSTQ một lần nữa làm chiến lang khiến quan hệ Trung – Nhật căng thẳng và lạnh nhạt hơn. 

Ngoài ra, mối quan hệ giữa ĐCSTQ và Úc trở lên căng thẳng, trong hai năm qua, Úc không những trở thành “nước Mỹ thứ hai” liên tiếp đối kháng ĐCSTQ, và tiến hành truy quét gián điệp mạng của ĐCSTQ đối với Úc, mà còn biểu đạt thái độ sẵn sàng giúp Mỹ duy hộ ổn định và hòa bình eo biển Đài Loan. 

Quan hệ giữa ĐCSTQ và châu Âu cũng rất không tốt, Liên minh châu Âu đối đầu với ĐCTQ về vấn đề Hồng Kông, Tân Cương, v.v, nhiều nhân vật chính trị quan trọng bị ĐCSTQ công kích và mắng nhiếc, buộc EU đóng bằng “Thỏa thuận đầu tư Trung Quốc – EU”, khiến ĐCSTQ phải chờ đợi vô thời hạn.

Lưu Thế Dân, Vision Times

Xem thêm: